Trong cuộc sống bận rộn, nhiều người đã cẩn thận chuẩn bị sẵn trái cây trong tủ lạnh để sử dụng dần. Thế nhưng chỉ sau vài ngày, nhiều loại trái cây như xoài, chuối, bơ, hay đào… lại nhanh chóng trở nên mềm nhũn, mất độ tươi ngon vốn có. Đó là lý do khiến nhiều người thường thắc mắc vì sao trái cây bị mềm nhanh dù bảo quản đúng cách? Liệu có phải do tủ lạnh không đủ nhiệt hay còn những nguyên nhân khác? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.
Những nguyên nhân khiến trái cây mềm nhanh dù bảo quản kỹ lưỡng
Ngay cả khi đã chọn lựa kỹ càng và cất giữ cẩn thận, trái cây vẫn có thể nhanh mềm do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Trái cây vẫn “thở” sau khi thu hoạch
Ít ai biết rằng, sau khi được hái khỏi cây, trái cây vẫn tiếp tục quá trình hô hấp. Việc hô hấp này giúp quả chín dần nhưng cũng là con dao hai lưỡi vì nó khiến cấu trúc quả thay đổi, nước bị mất dần và mô mềm ra. Một số loại trái cây có tốc độ chín nhanh gồm:
- Chuối
- Bơ
- Xoài
- Dưa hấu

Một số loại trái cây như chuối, bơ, xoài, dưa hấu,... rất nhanh chín mềm do đặc tính sinh học (Ảnh: VOV)
Với những loại quả này, dù đã bảo quản đúng cách trong ngăn mát tủ lạnh, quá trình chín vẫn diễn ra nhanh. Do đó, bạn nên ăn các loại quả này sớm để vừa thưởng thức được hết độ ngon, vừa tránh lãng phí khi quả vô tình bị hư hỏng mà không hay biết.
Bảo quản sai cách có thể “vô tình” làm quả nhanh mềm hơn
Dù cho rằng mình đã bảo quản làm đúng, nhưng thực tế rất nhiều người nội trợ vẫn lặp lại những lỗi sai khiến trái cây dễ bị mềm và nhanh hỏng:
- Bảo quản lẫn nhiều loại trái cây: Những loại quả tiết nhiều khí ethylene như táo, chuối, đu đủ... khi để chung sẽ làm quả khác mềm nhanh hơn.
- Rửa trái cây trước khi bảo quản: Nước đọng lại trên vỏ có thể khiến vi khuẩn, nấm mốc phát triển làm quả bị mềm, chảy nước.
- Dùng túi nylon hoặc hộp kín không có lỗ thoát khí: Điều này khiến khí ethylene tích tụ nhiều hơn, thúc đẩy quá trình chín, mềm nhanh chóng.

Rửa nước hoặc đóng gói quá kín trước khi bảo quản khiến trái cây mềm nhanh (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Quá trình bảo quản sau thu hoạch chưa đạt chuẩn
Trái cây rất dễ bị va đập khi thu hái, vận chuyển hoặc trưng bày. Ngay cả khi lực va đập nhẹ, trái cây không có dấu hiệu dập nát bên ngoài nhưng các mô trái cây bị ảnh hưởng vẫn có thể mềm, hỏng nhanh hơn bình thường.

Trái cây sẽ nhanh mềm và hỏng nếu quá trình thu hoạch, vận chuyển xảy ra va đập (Ảnh: Sitto Việt Nam)
Cách hạn chế tình trạng trái cây bị mềm nhanh
Dưới đây là một số mẹo giúp giữ trái cây tươi lâu hơn giúp hạn chế tình trạng trái cây bị mềm, úng khi bảo quản trong thời gian dài:
- Tách riêng các loại quả chín nhanh như chuối, đu đủ, xoài ra khỏi nhóm quả khác.
- Không rửa trái cây trước khi cho vào tủ lạnh, chỉ rửa ngay trước khi ăn để tránh giữ ẩm trên bề mặt.
- Dùng túi lưới hoặc hộp bảo quản chuyên dụng có lỗ thoáng khí giúp trái cây “thở” và giảm lượng ethylene tích tụ.
- Đặt nhiệt độ tủ lạnh phù hợp, ngăn mát nên duy trì ở mức 3 - 5 độ C và không nên để sát ngăn đá khiến trái cây bị sốc nhiệt và mềm nhanh hơn.
Một số câu hỏi thường gặp về cách bảo quản trái cây
Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc liên quan đến việc bảo quản trái cây sao cho đúng, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và lời giải đáp cụ thể:
-
Trái cây mềm có ăn được không hay nên bỏ đi?
Nếu trái cây chỉ mềm nhẹ, không có mùi chua hay dấu hiệu mốc thì vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, nếu xuất hiện dịch nhớt, nấm trắng hay mùi lạ, bạn nên bỏ ngay để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
-
Có nên dùng giấy báo bọc trái cây khi bảo quản không?
Giấy báo có thể hút ẩm tốt nhưng mực in không an toàn cho thực phẩm. Nếu muốn bọc trái cây nên dùng khăn giấy khô hoặc túi giấy không in màu.
-
Trái cây có nên bỏ vào ngăn đá để giữ lâu hơn không?
Không nên cấp đông hầu hết các loại trái cây tươi, vì khi rã đông chúng sẽ bị nhũn, mất hương vị và không còn độ giòn ngon vốn có. Nếu cần bảo quản dài hạn, bạn hãy làm mứt hoặc đông lạnh trái cây dưới dạng xay nhuyễn hoặc ép lấy nước.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn vì sao trái cây bị mềm nhanh dù bảo quản đúng cách. Việc trái cây mềm không phải lúc nào cũng là lỗi do cách bảo quản mà còn đến từ đặc tính tự nhiên của từng loại quả. Biết được nguyên nhân và điều chỉnh một vài thói quen nhỏ trong bảo quản sẽ giúp bạn giữ trái cây tươi ngon lâu hơn để tránh vô tình lãng phí thực phẩm.
Xem thêm: