zalo-icon
vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Đầu năm đi lễ đền hay chùa trước? Cần chuẩn bị những gì để cả năm may mắn?

Tin tức khác


16/01/2025

Việc du xuân lễ chùa đầu năm không chỉ là dịp cầu bình an, sức khỏe, may mắn mà còn thể hiện lòng thành kính với Đức Phật và các đấng thiêng liêng. Vậy Tết đi chùa ngày nào là phù hợp? Nên đi lễ đền hay chùa trước? Và cần chuẩn bị những gì để chuyến hành hương đầu năm thêm ý nghĩa, trọn vẹn? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm và có một năm mới an lành, thuận lợi.

Đầu năm đi lễ đền hay chùa trước? Ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm

Du xuân lễ chùa đầu năm là hoạt động tâm linh gắn liền với đạo Phật và trở thành tập tục tốt đẹp được duy trì ở nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm và thứ tự đi lễ đền chùa sao cho đúng.

 

Tết đi chùa ngày nào?

 

Mỗi thời điểm đi lễ chùa đều mang những ý nghĩa riêng biệt.

 

  • Mùng 1 Tết:Đây là ngày đầu tiên của năm mới và việc đi lễ vào ngày này thường để cầu mong cho gia đình một năm bình an, công việc thuận buồm xuôi gió, sức khỏe dồi dào và làm ăn phát đạt.
  • Ngày rằm: Thời điểm mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ giao hòa với con người, giúp những lời cầu nguyện sớm thành hiện thực.
  • Những ngày Tết: Đi chùa trong dịp Tết nói chung để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, thành công.

 

dau-nam-di-le-den-hay-chua-truoc-can-chuan-bi-nhung-gi-de-ca-nam-may-man-1
Người dân đi lễ chùa vào ngày mùng 1 Tết (Ảnh: Báo Lao động)

 

Đầu năm nên đi lễ đền hay chùa trước?

 

Việc lựa chọn đi lễ đền hay chùa trước trong những ngày đầu xuân năm mới sẽ phụ thuộc vào quan niệm và thói quen của từng cá nhân hoặc gia đình. Cả đền và chùa đều là những chốn linh thiêng, nơi con người thể hiện lòng thành kính và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình.

 

Một số người cho rằng nên đi lễ chùa trước để cầu bình an, sức khỏe, sau đó mới đến đền để cầu tài lộc, công danh. Tuy nhiên, không có quy định nào về thứ tự đi lễ này. Việc đi chùa hay đền trước đều được coi trọng, miễn là xuất phát từ tâm và tôn trọng nơi thờ tự.

 

Ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm mới

 

Đi lễ chùa đầu năm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:

 

  • Cầu bình an và may mắn:Người Việt đi lễ chùa đầu năm để cầu sức khỏe, con cái học hành giỏi giang và mong một năm mới tốt lành, may mắn, vạn sự hanh thông, buôn bán thuận lợi.
  • Thể hiện lòng thành kính: Đến chùa, người dân bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh, các đấng thiêng liêng và nhắc nhở bản thân sống hướng thiện, làm việc tốt.
  • Tìm kiếm sự thanh tịnh: Chùa chiền là nơi giúp con người tạm rời xa những lo toan, bộn bề của cuộc sống, tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.
  • Gìn giữ và truyền bá văn hóa dân tộc:Việc du xuân lễ chùa đầu năm góp phần duy trì và truyền bá những giá trị văn hóa, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc cho các thế hệ sau.

 

dau-nam-di-le-den-hay-chua-truoc-can-chuan-bi-nhung-gi-de-ca-nam-may-man-2
Người dân đi chùa đầu năm để cầu mong những điều tốt đẹp (Ảnh: Người đưa tin)

 

Tóm lại, ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm không chỉ đơn thuần để bái Phật, cầu nguyện mà còn thể hiện những giá trị văn hóa, đạo đức sâu sắc trong đời sống của người Việt.

 

Thứ tự hành lễ, cách sắm lễ khi tới chùa đầu năm mới

 

Để việc hành lễ được trang nghiêm và đúng chuẩn, cần lưu ý các điểm sau:

 

Thứ tự hành lễ

 

Theo truyền thống, khi đến chùa, thứ tự hành lễ nên được thực hiện như sau:

  • Bước 1 -Đặt lễ và thắp hương tại ban thờ Đức Ông: Đức Ông là vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa. Việc dâng lễ tại ban thờ Đức Ông thể hiện sự tôn kính và xin phép được vào lễ Phật.
  • Bước 2 - Đặt lễ và thắp hương tại chính điện: Sau khi lễ Đức Ông, tiến đến chính điện (Phật điện) để dâng lễ, thắp hương, cầu nguyện trước Tam Bảo.
  • Bước 3 - Thắp hương, khấn bái tại các ban thờ khác: Tiếp tục thắp hương và cầu nguyện tại các ban thờ khác trong chùa. Ví dụ như: Ban thờ Mẫu, ban thờ Đức Thánh Hiền, ban thờ Tổ. Lưu ý, khi thắp hương, nên thực hiện đủ 3 lễ hoặc 5 lễ.
  • Bước 4 - Lễ tại nhà thờ Tổ (nhà thờ Hậu): Đây là nơi thờ các vị sư tổ của chùa, thể hiện sự tri ân đối với các bậc tiền nhân.
  • Bước 5 - Thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì:Trong lúc chờ hạ lễ, có thể đến phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và tùy tâm công đức.

 

Sắm lễ

 

Việc sắm lễ khi đi chùa cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Lễ chay:Khi đến dâng hương tại chùa, chỉ nên sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè, bánh kẹo. Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (lợn, trâu, dê), gà, thịt mồi, giò, chả.
  • Lễ mặn: Việc sắm sửa lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó. Tuyệt đối không dâng lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện).
  • Mâm ngũ quả: Tùy vùng miền, có thể gồm các loại trái cây như dưa hấu, bưởi, táo, dứa, nho, xoài, thanh long, phật thủ,...
  • Tiền vàng mã: Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có, chỉ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà hãy bỏ vào hòm công đức.
  • Hoa tươi: Nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc, không dùng hoa giả, héo úa, hoa dại.

 

dau-nam-di-le-den-hay-chua-truoc-can-chuan-bi-nhung-gi-de-ca-nam-may-man-3
Người dân sắm lễ vật đi chùa đầu năm (Ảnh: VinShop)

 

Cách bày lễ ở các ban

 

Thứ tự bày lễ như sau:

  • Ban Tam Bảo (chính điện): Chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Trên hương án của chính điện, nên bày đủ 5 món: hương, đăng (nến), hoa, quả, nước. Không đặt tiền thật, tiền vàng, tiền hàng mã và đồ lễ mặn tại ban này.
  • Ban Đức Ông, ban Thánh, ban Mẫu:Có thể dâng lễ mặn (như gà, giò, chả) cùng với tiền vàng mã, tiền âm phủ. Lưu ý, việc sắm sửa lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó.
  • Các ban thờ khác: Chỉ cần thắp hương 3 nén và thực hiện lời cầu khấn. Tùy thuộc vào thí chủ muốn cầu nguyện gì mà sắm lễ vật phù hợp tại các ban này.

 

Cách hạ lễ khi đi chùa

 

Sau khi hành lễ và chờ hương cháy hết 1 tuần (khoảng 30 phút đến 1 giờ), bạn có thể tiến hành hạ lễ. Trước khi hạ lễ, nên thắp thêm 1 tuần hương mới, vái lạy 3 lần trước mỗi ban thờ, hạ sớ và hóa vàng. Việc hạ lễ cần được thực hiện nhẹ nhàng, trang nghiêm, thể hiện sự tôn kính đối với chư Phật và các vị thần linh.

 

Đầu năm đi chùa nên cầu gì? Đi chùa nào cầu tài lộc, cầu sức khỏe, cầu tình duyên?

 

Dưới đây là những điều nên cầu nguyện và gợi ý về các ngôi chùa phù hợp cho từng mong muốn cụ thể:

 

Đầu năm đi chùa nên cầu gì?

 

Đầu năm đi chùa, bạn và gia đình có thể cầu nguyện những điều sau:

  • Bình an và sức khỏe: Mong muốn một năm mới an lành, sức khỏe dồi dào cho bản thân và gia đình.
  • Tài lộc và may mắn: Hy vọng công việc làm ăn thuận lợi, kinh doanh phát đạt, tài chính ổn định.
  • Tình duyên: Những người độc thân hoặc mong muốn cải thiện mối quan hệ tình cảm thường cầu duyên để tìm được người bạn đời phù hợp hoặc giữ lửa tình cảm bền lâu.
  • Học hành và sự nghiệp: Học sinh, sinh viên và người đi làm cầu mong sự nghiệp thăng tiến, học tập đạt kết quả tốt.

 

dau-nam-di-le-den-hay-chua-truoc-can-chuan-bi-nhung-gi-de-ca-nam-may-man-4
Người dân đi chùa dịp đầu năm để cầu cho một năm mới tốt lành (Ảnh: VinShop)

 

Đi chùa nào cầu tài lộc, sức khỏe, tình duyên?

 

Dưới đây là một số ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam được nhiều người tin tưởng đến cầu nguyện cho các mục đích khác nhau:

 

  • Cầu tài lộc:
    • Hồ Chí Minh:Chùa Ngọc Hoàng, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, chùa Kỳ Quang 2, chùa Pháp Hoa, chùa Bửu Long, chùa Bửu Quang, chùa Phổ Quang,  chùa Hoằng Pháp,...
    • Hà Nội: Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, chùa Hương,...
    • Tỉnh thành khác:Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Đền Trần (Nam Định), đền Ông Hoàng Mười (Nghệ An),...
  • Cầu sức khỏe:
    • Hồ Chí Minh: Chùa Phổ Quang, chùa Ông, chùa Bà Ấn Độ,...
    • Hà Nội: Chùa Phúc Khánh, chùa Pháp Vân, chùa Tứ Kỳ,...
    • Tỉnh thành khác: Chùa Linh Ứng Bãi Bụt (Đà Nẵng), chùa Bái Đính( Ninh Bình), Chùa Tam Chúc (Hà Nam),...
  • Cầu tình duyên:
    • Hồ Chí Minh: Miếu Phù Châu, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ôn Lăng,...
    • Hà Nội: Chùa Hà, Am Mỵ Nương - Chùa Cổ Loa,...
    • Tỉnh thành khác: Chùa Duyên Ninh (Ninh Bình), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Lôi Âm (Quảng Ninh),...

 

Khi đến hành lễ tại các ngôi chùa này, điều quan trọng nhất là lòng thành kính và tâm nguyện chân thành. Việc cầu nguyện nên xuất phát từ tâm, đừng quá chú trọng vào hình thức hay lễ vật. Ngoài ra, cần tuân thủ các quy định của chùa, ăn mặc lịch sự, giữ gìn vệ sinh, đi nhẹ, nói khẽ,...

 

Đầu năm đi chùa không chỉ là dịp cầu mong những điều tốt lành, tìm lại sự bình yên trong tâm hồn mà còn gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt. Không chỉ vậy, sau khi lễ chùa nhiều người còn nghiệm ra những nhân - quả thông qua giáo lý nhà Phật, truyền lại dạy lại cho con cháu sống tích đức, hướng thiện. Điều này càng làm nổi bật hơn ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm.

 

Việc lựa chọn đi chùa hay đến trước tùy vào mong muốn và niềm tin của từng cá nhân. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm, sự tôn kính với Thần Phật. Chúc những lời nguyện ước của bạn sớm thành hiện thực và khởi đầu một năm mới an lành, phát tài, vạn sự hanh thông.

 

Xem thêm 

Cúng Tất niên 2025 là ngày bao nhiêu? Cách chọn ngày đẹp nhất để cả năm may mắn

Đi lễ chùa cần chuẩn bị gì? Cách sắm lễ đi đền chùa đúng phong tục tín ngưỡng cổ truyền

Tag:

Góc người tiêu dùngPhong thủy năm 2025

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Khám phá mâm ngũ quả Tết Ất Tỵ của 3 miền Bắc - Trung - Nam

Tin tức khác


17/01/2025


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Khám phá mâm ngũ quả Tết Ất Tỵ của 3 miền Bắc - Trung - Nam

Tin tức khác


17/01/2025

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location
    1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
Facebook
Zalo
Community
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang