Việc sửa soạn mâm lễ khi đi đền, chùa luôn được mọi người coi trọng vì đó là cách thể hiện sự thành kính của người dâng lễ. Vậy cách sắm lễ đi đền, chùa như thế nào là chuẩn với tín ngưỡng thờ cúng cổ truyền? Cùng VinShop tìm hiểu nhé!
1. Ý nghĩa của việc đi lễ đền chùa
Đa số người dân Việt Nam đi lễ đền, chùa theo truyền thống gia đình với mục đích là cầu bình an, sức khỏe. Mong “Trời Phật phù hộ” cho con cái học hành giỏi giang, làm ăn, buôn bán thuận lợi, ngày càng thăng tiến.
Không chỉ vậy, khi tới đây, bạn có thể cầu nguyện cho tổ quốc, nhân loại, chúng sinh được những điều tốt đẹp. Đó chính là cách bạn đang phát tâm thiện, hạnh lành và chắc chắn sẽ sớm nhận được thiện quả.
Ngoài ra, những ai đang rơi vào khủng hoảng, bế tắc, lo lắng, bất an thì có thể tìm đến đền chùa để tâm hồn thanh tịnh, bình yên hơn.
Thông thường, mọi người sẽ đi chùa vào các ngày lễ Tết, ngày rằm và mồng 1 hàng tháng hoặc khi có các sự kiện Phật giáo lớn diễn ra.
2. Cách sắm lễ đi đền chùa phù hợp với văn hóa thờ tự
2.1. Cách sắm lễ đi chùa
Nhiều người cho rằng “tốt lễ dễ van” nên mua rất nhiều lễ vật mang lên chùa. Thực tế, cách sắm lễ đi chùa không cần “mâm cao cỗ đầy” và sẽ có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.
- Khi đến dâng hương tại các chùa bạn cũng chỉ được sắm lễ chay gồm:
- Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,... Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả.
- Ngũ quả: Gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ thiện căn (Cam, táo, chuối, dưa hấu, phật thủ,...)
- Bánh kẹo: Các loại bánh đóng hộp thiếc sang trọng, lịch sự như GPR, kẹo nội địa, nhập khẩu (tùy điều kiện).
- Các loại trà, nhang trầm, oản phẩm, xôi chè,...
- Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn tại Phật điện (chính điện) - nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
- Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu sẽ có oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược và những đồ vật tượng trưng cho đồ chơi trẻ em
- Vào rằm tháng 7, mọi người sắm sửa lễ vật đến chùa cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã mất, thậm chí cả cô hồn. Các vật phẩm đặc trưng gồm: đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh, hoa tươi, quả tươi, bánh kẹo, oản ngọt, loài vật (chim, cá, rùa, ốc, ba ba,...) đẻ phóng sinh... Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
- Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn của Trụ trì.
2.2. Cách sắm lễ đi đền, phủ, miếu
Khác với đi lễ Phật, khi đi lễ tại đền, phủ, miếu ngoài hương hoa, trái cây và nến bạn có thể "tùy tiền biện lễ". Tức là có thể chuẩn bị thêm lễ mặn như giò, chả, thịt heo, bánh chưng, gà (làm cẩn thận, nấu chín),.... tùy vào điều kinh tế mỗi người.
- Lễ chay được dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
- Lễ mặn đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn (ban Công đồng).
- Lễ đồ sống gồm gạo, muối, trứng hoặc thịt mồi (1 miếng thịt lợn khoảng vài lạng) dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ (kèm tiền, vàng mã). Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong 1 đĩa muối, gạo, 2 quả trứng gà sống đặt trong 2 cốc nhỏ, 1 miếng thịt sống được khía thành 5 phần (không đứt rời).
- Ở các phủ còn có cỗ mặn sơn trang gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng được đặt vào mâm lễ này.
3. Cách bày lễ tại các ban
Ở chùa thì ban thờ to nhất (chánh điện) bao giờ cũng ở chính giữa và là ban Tam Bảo thờ Phật. Các ban khác trong chùa thì thường có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong.
Nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất. Vật phẩm bày bán Tam Bảo thường gồm có 5 món: hương - đăng (nến) - hoa - quả - nước. Trong trường hợp không chuẩn bị được hết thì cũng không sao, cúng dường chư phật bằng tấm lòng thành là được.
Về thắp hương, thắp 1 hoặc 3 nén nhang đều được và khuyến khích thắp chung ở lư hương to trước cửa chùa rồi đi từng ban khấn.
4. Lưu ý khi sắm lễ tại đền chùa
- Cách sắm lễ đi đền chuẩn nhất là mua theo số lẻ như 1, 3, 5, 9,… Đây là những số âm, tương ứng với thế giới linh thiêng. Chúng là tổng của 1 số chẵn và 1 số lẻ nên thể hiện sự hòa hợp âm dương. Nhiều người sắm lễ theo số chẵn như 12, 36, 72 nhưng những số này đều chia ra thành 3 phần. Hoặc số 100 mang ý nghĩ trọn vẹn.
- Hầu hết người Việt sắm lễ kiêng số 7 vì khi đọc theo tiếng Hán là thất – đồng âm với từ thất lễ, không tôn trọng thần linh.
- Trái cây nên chọn mua những quả đẹp, đều màu và không bị dập nát.
- Nên chọn quả xanh hoặc chín vừa.
- Không rửa các loại trái cây trước khi sắp lễ mà chỉ nên dùng khăn sạch lau qua bên ngoài.
- “Lễ nghi bất túc, thành kính hữu dư", quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm. Nếu không quá cầu kỳ hay dư giả thì chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ cũng đủ rồi.
Hy vọng với những thông tin tham khảo về cách sắm lễ đi đền chùa trên đây sẽ giúp bạn thực hiện đầy đủ và chính xác nhất.
Với các chủ tiệm tạp hóa, nếu bạn đang muốn nhập bánh quy bơ về bán thì hãy tham khảo ngay trên ứng dụng VinShop nhé! VinShop hiện đang có chương trình ưu đãi Mua nhiều, giảm nhiều khi nhập bánh GPR - Bánh quy bơ nhập khẩu cao cấp, công thức Đan Mạch, các chủ tiệm đừng bỏ lỡ nhé!