Áp lực công việc, thói quen ăn uống thất thường và lối sống ít vận động đang khiến tỷ lệ đau dạ dày ở giới văn phòng ngày càng gia tăng. Cơn đau thường âm ỉ, kèm theo cảm giác nóng rát, đầy hơi, buồn nôn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống. Hãy cùng khám phá 5+ đồ uống tốt cho dạ dày, giúp làm dịu cơn đau, hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ hệ tiêu hóa từ bên trong ngay sau đây!
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Tình trạng đau dạ dày đáng báo động của “hội văn phòng”
Bệnh đau dạ dày hiện đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong cộng đồng dân văn phòng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Theo Báo Văn Hóa ngày 11/05/2023, có tới 70% dân số Việt Nam mắc hoặc có nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày.
Theo bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại Bụng I (Bệnh viện K), Giảng viên Bộ môn Ung thư (Đại học Y Hà Nội), bệnh đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn H.pylori và lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng này đặc biệt gia tăng trong giới văn phòng. Căng thẳng công việc, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển của bệnh lý.

Đau dạ dày là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại (Ảnh: Victoria Healthcare)
Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày thường bắt đầu xuất hiện qua những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị (vùng bụng trên). Đôi khi, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng chán ăn, ợ chua, buồn nôn, thậm chí là nôn mửa. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
5+ công thức làm đồ uống tốt cho dạ dày
Dưới đây là 5 công thức làm đồ uống giúp làm dịu cơn đau dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Nước ép dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây giàu nước bậc nhất – chiếm đến 92% trọng lượng là nước, lại chứa lượng kali tự nhiên dồi dào, rất có lợi trong việc làm dịu cảm giác đầy bụng và hỗ trợ cân bằng điện giải cho cơ thể. Một ly nước ép dưa hấu mát lạnh có thể làm dịu nhanh tình trạng khó chịu ở dạ dày, đặc biệt trong những ngày nắng nóng hay sau bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Nước ép dưa hấu tốt cho người đau dạ dày (Ảnh: Long Châu)
Tuy nhiên, với những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), dưa hấu có thể không phải là lựa chọn phù hợp. Lý do là loại quả này chứa hàm lượng FODMAP cao – nhóm carbohydrate dễ lên men trong đường ruột, làm gia tăng khí và chất lỏng ở ruột non và ruột già. Điều này có thể dẫn đến cảm giác trướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy nếu tiêu thụ quá mức.
Công thức:
- Dưa hấu bỏ hạt, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố.
- Bạn có thể thêm nước cốt chanh và muối hồng vào xay cùng để tăng hương vị và hỗ trợ tiêu hóa.
- Lọc qua rây để nước trong hơn, hoặc để nguyên xác nếu thích chất xơ.
- Rót ra ly, thêm đá và trang trí bằng lá bạc hà tươi.
Nước ép dứa
Dứa không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “trợ thủ” đắc lực cho hệ tiêu hóa nhờ chứa bromelain – một enzyme tự nhiên có khả năng phân giải protein trong thức ăn, từ đó giúp giảm tải cho dạ dày và ngăn ngừa cảm giác khó tiêu. Enzyme này tập trung nhiều nhất ở lõi dứa (vốn thường bị bỏ đi khi ăn tươi) nhưng lại có thể tận dụng tối đa nếu dùng để ép nước.

Nước ép dứa tươi giúp hỗ trợ tiêu hóa nhờ chứa enzyme bromelain (Ảnh: GIA Hanoi)
Công thức:
- Gọt vỏ và bỏ mắt dứa, giữ lại phần lõi. Cắt nhỏ toàn bộ phần thịt và lõi dứa.
- Cho dứa vào máy ép chậm hoặc máy xay sinh tố. Nếu dùng máy xay, thêm nước lọc và lọc qua rây để loại bỏ bã.
- Khuấy đều cùng mật ong nếu muốn vị ngọt dịu. Thưởng thức ngay khi còn tươi.
Trà hoa cúc
Một trong những đồ uống tốt cho dạ dày chính là trà hoa cúc. Loại trà này được ví như liều thuốc tự nhiên giúp xoa dịu các cơn đau nhờ khả năng giảm viêm, chống co thắt cơ trơn trong thành dạ dày. Không chỉ vậy, trà hoa cúc còn có tác dụng an thần nhẹ, làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng – một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày kéo dài.

Trà hoa cúc xoa dịu dạ dày và tinh thần (Ảnh: Win R&D)
Công thức:
- Cho hoa cúc khô vào ấm sứ hoặc thủy tinh, tráng nhanh một lần bằng nước sôi để làm sạch và kích hương.
- Thêm 300ml nước sôi, đậy nắp và hãm trà trong 10 – 15 phút.
- Lọc lấy nước cốt, thêm mật ong vào khuấy đều nếu bạn muốn vị ngọt nhẹ.
- Uống từ từ khi trà còn ấm, tốt nhất là sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Nước ép lô hội
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy nóng rát vùng thượng vị, chướng bụng hoặc gặp các vấn đề viêm dạ dày, thì nước ép lô hội là một lựa chọn đáng cân nhắc. Lô hội nổi tiếng với đặc tính làm dịu tự nhiên, có khả năng giảm viêm, hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Bạn nên uống trước bữa ăn khoảng 20 phút để tăng hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày (Ảnh: Biwase - Ion Gold)
Ngoài ra, gel lô hội còn giúp giảm co thắt, hỗ trợ làm mát và cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy nhẹ. Điểm đặc biệt là thức uống này rất dễ làm tại nhà và có thể sử dụng đều đặn hằng ngày với lượng vừa phải.
Công thức:
- Rửa sạch nhánh lô hội, cắt bỏ phần gai và vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần thịt trong suốt bên trong.
- Ngâm phần thịt lô hội trong nước muối loãng 5 phút rồi rửa sạch để loại bỏ mủ.
- Dùng máy ép chậm hoặc máy xay sinh tố xay nhuyễn phần gel này để lấy nước cốt.
- Pha 1 thìa nước ép lô hội với 250ml nước ấm, thêm nước cốt chanh, khuấy đều. Có thể thêm chút mật ong nếu bạn muốn vị ngọt nhẹ.
Sinh tố chuối
Chuối là một trong những loại quả dễ tiêu hóa nhất, rất giàu kali – khoáng chất giúp cân bằng điện giải, điều hòa hoạt động của nhu động ruột và giảm cảm giác đầy bụng. Đồng thời, chuối còn có cấu trúc mềm mịn, tạo lớp phủ bảo vệ nhẹ nhàng cho niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên, chuối thuộc nhóm thực phẩm FODMAP cao, có thể gây đầy hơi nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là chuối quá chín. Do đó, bạn nên chọn chuối vừa chín tới và dùng ở lượng vừa phải để hấp thụ tốt mà không gây khó chịu cho dạ dày.

Sinh tố chuối giàu kali, giúp cân bằng điện giải và giảm đầy hơi (Ảnh: Blog Tiệm Phố Núi)
Công thức:
- Bóc vỏ chuối, cắt thành khoanh nhỏ.
- Cho chuối, sữa hạt, hạt chia và bột quế vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn trong 30 – 40 giây đến khi mịn.
Nước chanh tươi
Khi kết hợp với nước ấm, nước chanh hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ tự nhiên, hỗ trợ giảm táo bón và giảm tích khí. Ngoài ra, chanh còn chứa vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây viêm. Tuy nhiên, bạn cần dùng đúng cách để tránh làm tổn thương men răng hoặc gây xót dạ dày.

Nước chanh kích thích nhẹ nhu động ruột, giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn (Ảnh: Tiki)
Công thức:
- Vắt nước cốt 1/2 quả chanh vào ly.
- Thêm nước ấm và khuấy đều. Nếu bạn thêm gừng, hãy đập dập lát gừng rồi cho vào ly ngâm 3 – 5 phút.
- Thêm mật ong nếu thích ngọt nhẹ và muốn làm dịu tính axit tự nhiên.
- Uống ngay khi còn ấm, tốt nhất là sáng sớm khi bụng rỗng, trước bữa ăn 15 – 20 phút.
Trà gừng
Gừng từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên trị đau bụng và khó tiêu. Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và khả năng làm ấm bụng, gừng không chỉ giúp tống khí dư thừa ra khỏi cơ thể mà còn hỗ trợ giảm buồn nôn, nhất là sau khi ăn no hoặc khi dạ dày hoạt động kém.

Trà gừng hoạt động như một liều “an thần” cho hệ tiêu hóa (Ảnh: Báo Nam Định)
Công thức:
- Cho lát gừng vào ly hoặc ấm nhỏ, đổ nước sôi vào.
- Hãm trong 10 – 15 phút để tinh chất gừng tiết ra nước.
- Lọc bã (nếu muốn), thêm mật ong và nước chanh, khuấy đều.
- Uống khi còn ấm. Bạn nên nhấp từng ngụm nhỏ để cảm nhận rõ hiệu quả làm dịu.
Nghệ mật ong
Nghệ là một trong những loại gia vị nổi bật trong y học cổ truyền nhờ vào hoạt chất curcumin. Curcumin giúp giảm các triệu chứng của viêm dạ dày, làm dịu các cơn đau do viêm loét, đồng thời giảm nguy cơ tái phát các vấn đề tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Khi kết hợp với mật ong - nguyên liệu có tính kháng khuẩn và làm dịu, nghệ không chỉ tăng cường khả năng tiêu hóa mà còn hỗ trợ làm sạch dạ dày một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, thức uống này không làm tăng dịch vị quá mức, giúp giảm cơn đau và bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của acid.

Nghệ mật ong hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày (Ảnh: Pharmacity)
Công thức:
- Lấy 1 củ nghệ tươi, sau đó gọt vỏ, rửa sạch và giã nát.
- Vắt lấy nước cốt nghệ, thu được khoảng 3 muỗng cà phê.
- Pha nước cốt nghệ với mật ong và nước ấm, khuấy đều.
Cơn đau dạ dày là điều mà không ít dân văn phòng phải đối mặt. Vì vậy mà hãy thử áp dụng các gợi ý đồ uống tốt cho dạ dày để duy trì sức khỏe và có một ngày làm việc hiệu quả hơn!
Xem thêm