Bạn muốn làm nhà phân phối để có được mức giá tốt và nhiều ưu đãi từ nhà sản xuất nhưng chưa biết nhà phân phối cần những gì và nên bắt đầu từ đâu? Hãy cùng VinShop tìm hiểu ngay điều kiện, thủ tục, kinh nghiệm làm nhà phân phối & phương thức bán hàng hiệu quả qua bài viết sau nhé!
1. Điều kiện làm nhà phân phối
Công ty hoạt động tốt, có khả năng quản lý tốt
- Nhà sản xuất thường đánh giá khả năng quản lý của nhà phân phối từ hai khía cạnh:
- Tình trạng kinh doanh các sản phẩm cụ thể, lợi nhuận hằng tháng.
- Mức độ nỗ lực, trạng thái tinh thần của nhân viên.
Thân thiện, sẵn sàng hợp tác
- Đây cũng là phẩm chất rất quan trọng, là cơ sở cho sự hợp tác lâu dài trong giai đoạn sau. Nhà phân phối không có thiện chí thì khó mà hoàn thành được việc gì. Sự sẵn sàng hợp tác thường được đánh giá từ ba khía cạnh:
- Văn hóa doanh nghiệp, phong cách làm việc và chiến lược phát triển trong tương lai.
- Mức độ nhiệt tình, niềm nở của người kết nối với nhà sản xuất.
- Niềm tin và tham vọng của nhà phân phối.
Uy tín trong kinh doanh
Uy tín trong kinh doanh chính là một yếu tố quan trọng để nhà phân phối được nhà sản xuất lựa chọn. Uy tín đến từ danh tiếng trong ngành, mức độ hài lòng của khách hàng cũng như đánh giá khách quan từ chính nhân viên.
Tiềm lực hoạt động
- Tiềm lực tài chính: liên quan đến quy mô phát triển và mức độ mua hàng. Nhà phân phối có tài chính mạnh mới có thể đảm bảo không thiếu hụt vốn và có thể phát triển ổn định.
- Khả năng phân phối: nhà phân phối cần có phương tiện (máy móc, kho bãi, xe cộ…) và nhân sự (nhân viên kinh doanh, kế toán, nhân viên kho…) tương ứng với khả năng phân phối. Việc quảng bá các sản phẩm mới có thể làm tăng lượng phân phối hàng hóa. Trong trường hợp đó, liệu nhân sự có thể theo kịp?
- Kinh nghiệm bán hàng: nhà phân phối cần có hệ thống đại lý và khách hàng để đảm bảo đưa sản phẩm tiếp cận thị trường một cách tốt nhất. Kinh nghiệm bán hàng nhiều năm với đội ngũ nhân viên kinh doanh giàu kinh nghiệm cũng là 1 ưu điểm.
Không mâu thuẫn về lợi ích
Thường thì nhà phân phối sẽ không được bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhà sản xuất mà mình đang phân phối sản phẩm.
2. Cách đăng ký làm nhà phân phối
Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể gồm:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh cá thể và các thành viên tham gia góp vốn
- Bản sao hợp đồng thuê/mượn nhà hoặc sổ đỏ
- Biên bản họp của thành viên hộ gia đình
- Thông tin dự kiến của hộ kinh doanh như: tên, vốn, ngành nghề, địa chỉ…
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm:
- Giấy đề nghị thành lập công ty
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu thành viên/cổ đông, đại diện pháp luật và người đại diện nộp hồ sơ
- Danh sách cổ đông hoặc thành viên
- Điều lệ công ty, doanh nghiệp
- Giấy ủy quyền nếu đại diện nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật
Bước 2: Tùy vào ngành nghề kinh doanh, sản phẩm phân phối mà chuẩn bị thêm các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của nhà sản xuất:
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
- Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Đối với sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thì phải xin giấy phép từ Bộ Công thương
- …
Bước 3: Tiến hành ký kết hợp đồng phân phối với nhà sản xuất. Tải mẫu hợp đồng nhà phân phối tại đây.
3. Phương thức bán hàng đại lý
3.1. Nhập hàng
Đặt mua hàng từ nhà sản xuất
- Nhà phân phối đặt hàng từ nhà sản xuất qua các phương thức: gửi mail, gọi điện, gặp mặt, đặt qua hệ thống phần mềm DMS.
- Sau khi có hàng, nhà sản xuất vận chuyển hàng đến kho của nhà phân phối.
- Nhà phân phối kiểm hàng về mặt chất lượng, mẫu mã và số lượng. Nếu đạt yêu cầu sẽ ký xác nhận nhận hàng. Nếu không đạt yêu cầu sẽ đổi trả hàng theo quy định trong hợp đồng.
Thanh toán và theo dõi chính sách trả thưởng
- Nhà phân phối tiến hành thanh toán công nợ cho nhà sản xuất. Sau đó, nhà phân phối kiểm kê lại hóa đơn và tính toán lại phần trả thưởng theo chính sách đã ký trong hợp đồng.
- Kế toán kiểm tra, đối soát, lập các báo cáo trả thưởng, báo cáo chi phí.
Thống kê số lượng hàng tồn kho
Kế toán và thủ kho cần phối hợp kiểm kê số lượng hàng hóa. Phân loại hàng theo các tiêu chí: theo hạn sử dụng, theo số lô, theo hàng tồn đầu kỳ, trong kỳ và cuối kỳ…
3.2. Xuất hàng
Hoạt động xuất hàng của nhà phân phối cần sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý của nhiều bộ phận như:
- Nhân viên kinh doanh: chăm sóc các điểm bán cũ, mở rộng thêm các điểm bán mới, kiểm tra số lượng tồn kho tại điểm bán mình phụ trách và lên đơn mới.
- Giám sát bán hàng: quản lý đơn hàng, xây dựng chương trình khuyến mãi, quản lý trưng bày, quản lý danh sách điểm bán, quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh, phân tuyến bán hàng, xây dựng kế hoạch phát triển thị trường…
- Kế toán bán hàng: quản lý công nợ, quản lý trả thưởng, xét duyệt đơn hàng/ trả hàng, quản lý điểm bán, phối hợp với thủ kho quản lý đơn hàng.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết điều kiện, thủ tục, kinh nghiệm làm nhà phân phối & cách làm nhà phân phối hiệu quả. Nếu đang kinh doanh tạp hóa, hãy nhanh tay tải ngay ứng dụng VinShop để nhập hàng nhanh chóng với giá cực ưu đãi từ nhà sản xuất nhé!
>>> Nhà phân phối độc quyền là gì? <<< |