vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Nhà phân phối độc quyền là gì? Ưu & nhược điểm của hình thức phân phối độc quyền

Bí quyết kinh doanh


Phân phối độc quyền là một trong những mô hình phân phối phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở các doanh nghiệp công nghệ, thời trang, ô tô… cao cấp. Hãy cùng VinShop tìm hiểu nhà phân phối độc quyền là gì, ưu & nhược điểm của hình thức phân phối độc quyền qua bài viết sau nhé!

TẢI APP NHẬP HÀNG NGAY!

1. Giải đáp: Nhà phân phối độc quyền là gì?

Nhà phân phối độc quyền là đơn vị kinh doanh được nhà sản xuất ủy quyền để phân phối dịch vụ, sản phẩm của mình trong phạm vi 1 quốc gia hoặc một vùng nào đó. Trong phạm vi đã định, nhà sản xuất không được phép bán sản phẩm cho nhà phân phối khác.

Nhà phân phối độc quyền phải chịu nhiều ràng buộc về mặt pháp lý nhưng đồng thời cũng được hưởng nhiều quyền lợi.

Mô hình phân phối độc quyền thường xuất hiện ở các thương hiệu cao cấp trong các lĩnh vực công nghệ, thời trang, ô tô, điện tử, thời trang… Một số thương hiệu đang phân phối độc quyền tại Việt Nam gồm có: HP, Apple, Canon, Samsung, Mercedes, Mazda, BMW, Hyundai, Rolex, Gucci.

Ví dụ: Khi thương hiệu A muốn thâm nhập thị trường B, A không trực tiếp bán sản phẩm tại B, cũng không cấp quyền tràn lan cho nhiều đại lý bán tại B, mà chỉ bán duy nhất cho 1 nhà phân phối độc quyền. Điều này giúp cho A giữ được giá trị thương hiệu, lợi thế “độc quyền” và “cao cấp”.

Nhà phân phối độc quyền 1
Nhà phân phối độc quyền được nhà sản xuất ủy quyền để phân phối dịch vụ, sản phẩm

TẢI APP NHẬP HÀNG NGAY!

2. Lợi ích của phân phối độc quyền

2.1. Đối với nhà phân phối

  • Tăng mức độ khan hiếm của hàng hóa, giảm mức độ cạnh tranh.
  • Nhận được mức giá ưu đãi nhất với nhiều quyền lợi độc quyền.
  • Giảm chi phí tìm kiếm khách hàng.
  • Tăng động lực tập trung quảng bá thương hiệu, triển khai các chiến lược marketing giúp sản phẩm thâm nhập thị trường.
  • Dễ kiểm soát thị trường.

2.2. Đối với nhà sản xuất

  • Không cần lo ngại việc mất đi nhà phân phối vào tay doanh nghiệp đối thủ.
  • Có thể dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc 1 nhà phân phối, thay vì quay cuồng với nhiều nhà phân phối và đại lý.
  • Kiểm soát hoạt động của nhà phân phối tốt hơn.
  • Khi không cần tốn nhân lực trong việc tìm kiếm và duy trì kênh phân phối, doanh nghiệp sản xuất có thể tập trung xây dựng thương hiệu và thực hiện các hoạt động quảng bá.
  • Tận dụng được ưu thế nội địa hóa của nhà phân phối, kể cả mối quan hệ với các nhà bán lẻ và bán buôn để củng cố thương hiệu trên thị trường.
  • Phân phối độc quyền củng cố tính cao cấp, chất lượng cao của sản phẩm. Điều đó giúp duy trì tính độc quyền và lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm.
  • Do chuỗi cung ứng ngắn hơn, mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối có thể được duy trì tốt.
  • Cả nhà sản xuất và nhà phân phối đều có thể tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể của họ, điều này tạo nên sự chuyên môn hóa.
Nhà phân phối độc quyền 2
Nhà phân phối tăng động lực tập trung quảng bá thương hiệu, triển khai các chiến lược marketing

TẢI APP NHẬP HÀNG NGAY!

3. Nhược điểm của phân phối độc quyền

  • Do không giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhà sản xuất sẽ gặp một chút khó khăn trong việc tạo dựng các mối quan hệ với khách hàng.
  • Không đa dạng hóa vì chỉ phụ thuộc vào 1 nhà phân phối. Nếu nhà phân phối này bán hàng không tốt sẽ tác động lớn đến doanh số bán hàng của công ty. Điều này không xảy ra khi công ty có nhiều nhà phân phối hoặc đại lý nhỏ.
  • Nhà phân phối chỉ hoạt động trong một khu vực cụ thể được giao, do đó phạm vi tiếp cận khách hàng rất hạn chế.
  • Có thể xảy ra sự thiếu tin tưởng hay tranh chấp giữa nhà phân phối và nhà sản xuất.
  • Có thể xảy ra khó khăn trong việc chọn nhà phân phối phù hợp.
  • Khiến nhà sản xuất phụ thuộc vào nhà phân phối. Sự thành công của chiến lược phân phối độc quyền phụ thuộc vào mức độ tích cực của nhà phân phối. Nếu nhà phân phối không quan tâm đến việc quảng bá sản phẩm thì doanh thu khu vực sẽ bị ảnh hưởng.
Nhà phân phối độc quyền 3
Có thể xảy ra sự thiếu tin tưởng hay tranh chấp giữa nhà phân phối và nhà sản xuất

4. Các tiêu chí lựa chọn nhà phân phối độc quyền

Tình trạng tài chính

Đây là tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá liệu nhà phân phối có được lựa chọn hay không. Một nhà phân phối đủ năng lực tài chính mới có thể nhập hàng, trữ hàng, phân phối và quảng bá sản phẩm.

Khả năng bán hàng

Nhà phân phối cần có hiểu biết nhất định về sản phẩm, có mạng lưới kinh doanh, có kinh nghiệm bán hàng và phân phối một sản phẩm mới tại thị trường nội địa.

Danh tiếng

Hầu hết các nhà sản xuất sẽ không bao giờ xem xét các nhà phân phối có tiếng xấu trong ngành. Hình ảnh của nhà phân phối là sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng tổng thể của công ty sản xuất.

Mức độ bao phủ thị trường

Hoạt động của nhà phân phối có thể bao quát hết độ phủ của thị trường hay không? Liệu nhà phân phối trong tương lai có thể đạt được thị phần mà nhà sản xuất mong đợi hay không? Đây là những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn nhà phân phối độc quyền.

Tính hiệu quả trong quản lý

Một yếu tố chính quyết định khả năng quản lý là tổ chức, đào tạo và tái đào tạo nhân viên bán hàng. Nói ngắn gọn, những nhân viên bán hàng chất lượng cao là biểu tượng của những nhà quản lý giỏi.

Nhà phân phối độc quyền 4
Một trong các tiêu chí lựa chọn nhà phân phối độc quyền là tính hiệu quả trong quản lý

Thái độ

Thái độ không được thể hiện trực tiếp như lời lãi trong báo cáo tài chính mà được nhận xét qua sự năng nổ, nhiệt tình và chủ động của nhà phân phối. Một nhà phân phối có thái độ tốt sẽ dễ hợp tác và trao đổi các điều kiện hợp đồng có lợi cho hai bên hơn.

Quy mô

Một số nhà sản xuất quan niệm rằng: quy mô của nhà phân phối và doanh số bán hàng trước đây càng lớn thì sẽ đảm bảo cho sản phẩm của nhà sản xuất càng bán được nhiều. Người ta thường tin rằng các nhà phân phối lớn có hiệu suất tốt hơn, có thể thuê nhiều nhân viên bán hàng hơn, có nhân viên văn phòng và thiết bị tốt hơn.

TẢI APP NHẬP HÀNG NGAY!

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về nhà phân phối độc quyền, ưu điểm cũng như nhược điểm của mô hình phân phối độc quyền. Nếu bạn đang kinh doanh tạp hóa, đừng quên tải ứng dụng VinShop để nhập hàng nhanh chóng với giá cực ưu đãi nhé!​

Tag:

Nhập hàngKinh doanhNguồn hàng

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Nên kinh doanh gì ở quê? 15 ý tưởng kinh doanh nông thôn vốn ít, dễ kiếm lời nhất

Bí quyết kinh doanh


02/04/2024


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Thể Lệ Chương Trình Khuyến Mại Cho Khách Hàng Nhập Sản Phẩm Bánh Quy Bơ GPR Tháng 04/2024

Thể lệ


17/04/2024

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    1800 646 869
    [email protected]
    Info
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang