vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Nhà phân phối là gì? Điều kiện để trở thành nhà phân phối

Bí quyết kinh doanh


Khi kinh doanh, nếu có thể trở thành nhà phân phối của công ty sản xuất, bạn sẽ được hưởng nhiều ưu đãi cũng như mức giá chiết khấu tốt nhất. Vậy nhà phân phối là gì? Điều kiện để trở thành nhà phân phối là gì? Cùng VinShop tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

TẢI APP NHẬP HÀNG NGAY!

1. Giải đáp: Nhà phân phối là gì?

Doanh nghiệp có thể phân phối hàng hóa của mình theo 2 hình thức: đưa đến tận tay người tiêu dùng và phân phối qua hệ thống phân phối cấp 1.
Nhà phân phối là 1 mắt xích trong chuỗi phân phối, thuộc hệ thống nhà phân phối cấp 1. Nhà phân phối mua và trữ hàng của nhà sản xuất, sau đó bán ra cho đại lý, người tiêu dùng. Nhà phân phối thường có quy mô lớn, tài chính mạnh, hoạt động ở khu vực cấp tỉnh hay thành phố.
Nhà phân phối được xem như cánh tay nối dài của doanh nghiệp, giúp họ bán hàng hiệu quả hơn, mở rộng thị trường tốt hơn. Bởi lẽ không phải nhà sản xuất nào cũng có đủ kinh nghiệm quảng cáo, bán hàng, kho chứa… và các điều kiện khác để phục vụ cho công tác bán hàng.

nhà phân phối là gì 1
Nhà phân phối được xem như cánh tay nối dài của doanh nghiệp, giúp họ bán hàng hiệu quả hơn

TẢI APP NHẬP HÀNG NGAY!

2. Điều kiện để trở thành nhà phân phối

Nhà phân phối phải có đủ khả năng phân phối hàng hóa và năng lực tài chính để bán hàng và tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất. Sau đây là 1 số điều kiện để trở thành nhà phân phối:

Không mâu thuẫn quyền lợi

Nhà phân phối không được bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhà sản xuất mà mình đang ký hợp đồng.

Có kinh nghiệm phân phối hàng hóa

Nhà phân phối có sẵn các mối quan hệ với hệ thống quản lý của địa phương, có sẵn hệ thống đại lý cấp dưới và các bạn hàng lớn sẽ giúp việc kinh doanh hàng hóa tốt hơn. Ngoài ra, kinh nghiệm bán hàng của nhà phân phối cũng góp phần lớn giúp cung cấp sản phẩm ra thị trường thuận lợi.

Có năng lực về tài chính

Có đầy đủ năng lực tài chính để đáp ứng các điều kiện, trang thiết bị cần thiết cho việc phân phối sản phẩm: phí mua hàng, máy móc, kho bãi, vận tải, nhân sự, quản lý…

Có năng lực hậu cần

Nhà phân phối phải có năng lực giao hàng đúng hạn từ kho của mình đến những đại lý cấp dưới, đơn vị phân phối sản phẩm cấp dưới hay nơi mua sỉ sản phẩm. Một số công ty sản xuất còn yêu cầu nhà phân phối phải có phương án chuyên chở để nhập hàng từ kho của đơn vị sản xuất.
Kho bãi cũng là 1 yếu tố hậu cần quan trọng. Nhà phân phối phải có kho đủ lớn và đủ điều kiện chứa hàng (trong trường hợp hàng hóa đặc thù như hàng đông lạnh). Ngoài ra, phải có cách quản lý khoa học, không để thất thoát, thiếu hụt hàng, có tốc độ luân chuyển hàng ổn định.

nhà phân phối là gì 2
Nhà phân phối phải có kho đủ lớn và đủ điều kiện chứa hàng

Bộ phận phân phối độc lập

Bộ phận quản lý hay kho bãi có thể được nhà phân phối dùng chung cho các mặt hàng đến từ nhiều công ty nhưng bộ phận bán hàng phải độc lập giữa các công ty. Bộ phận bán hàng riêng biệt sẽ phục vụ tốt hơn cho lợi ích của doanh nghiệp sản xuất, được theo dõi riêng với báo cáo độc lập định kỳ.

Phải có khả năng quản lý, điều hành

Trong quá trình phân phối hàng hóa, nhà phân phối cần có năng lực quản lý, vận hành một cách nhịp nhàng, đồng bộ những bộ phận khác nhau như kinh doanh, kế toán, kho, kỹ thuật…
Cách quản lý cũng cần hiện đại, vận dụng tốt các phần mềm tin học để tối ưu việc đặt hàng, quản lý hàng hóa, tồn kho, thống kê, báo cáo định kỳ.

Tư cách pháp nhân tốt

  • Là một pháp nhân theo quy định của luật Việt Nam.
  • Có chức năng phân phối hàng hóa.
  • Đáp ứng được những yêu cầu theo quy định của pháp luật khi phân phối những mặt hàng đặc biệt.

Có tinh thần hợp tác

Trong quá trình hợp tác, nhà phân phối cần nghiêm túc, nhiệt tình, cầu thị, sẵn sàng trao đổi để đưa ra phương án có lợi nhất cho hai bên. Đây là tiêu chí quan trọng để khởi đầu và duy trì mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp sản xuất.

nhà phân phối là gì 3
Trong quá trình hợp tác, nhà phân phối cần nghiêm túc, nhiệt tình, cầu thị, sẵn sàng trao đổi

TẢI APP NHẬP HÀNG NGAY!

3. Phân biệt nhà bán buôn, nhà phân phối và đại lý

Sự khác nhau giữa đại lý và nhà bán buôn thể hiện qua phương thức phân phối sản phẩm. Nhà bán buôn là thuật ngữ chỉ những đơn vị chuyên bán sỉ sản phẩm, có thể bao gồm cả nhà phân phối và đại lý. Trong khi đó, nhà phân phối và đại lý có thể bán sỉ, cũng có thể bán cả sỉ và lẻ để tăng doanh thu.
Phân biệt đại lý và nhà phân phối tương đối phức tạp hơn, được thể hiện qua bảng sau:

Tiêu chí
Nhà phân phối
Đại lý
Bản chất
Là một nhà thầu độc lập nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và bán lại cho đại lý, nhà bán lẻ…
  • Là đại diện bán hàng được nhà sản xuất ủy quyền mua bán hàng hóa.
  • Đại lý cấp 1 có thể nhập hàng từ nhà sản xuất. Các đại lý cấp 2, cấp 3 nhập từ nhà phân phối.
Mối quan hệ với nhà sản xuất
Gần gũi hơn
Ít gần gũi hơn
Quy mô hoạt động
Quy mô lớn hơn cả về vốn đầu tư và về mặt phạm vi hoạt động.
Vốn đầu tư ít hơn. Quy mô nhỏ hơn, phạm vi hoạt động chỉ ở một khu vực.
Quyền sở hữu hàng hóa
Có quyền sở hữu
Không có quyền sở hữu
Quyền quyết định giá sản phẩm
Có quyền quyết định giá bán sản phẩm.
  • Bán theo quy định của nhà sản xuất, không có quyền ấn định giá sản phẩm.
  • Chỉ có đại lý bao tiêu mới có quyền ấn định giá.
Trách nhiệm
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng, triển khai quảng cáo, marketing để giới thiệu thương hiệu sản phẩm, phụ trách bảo hành sản phẩm và hậu mãi.
Chỉ chịu trách nhiệm cung ứng hàng hóa, không cần phải chịu các trách nhiệm khác.
Mô hình doanh thu
Nhà phân phối được cộng thêm lợi nhuận trên giá bán chênh lệch nên sẽ lãi nhiều hơn đại lý.
Đại lý được trả bởi nhà cung cấp thông qua hoa hồng trên doanh số bán hàng.
Vấn đề rủi ro với hàng hóa
Hoàn toàn chịu trách nhiệm khi đã ký xác nhận nhập hàng vào kho.
Nhà sản xuất với tư cách là chủ sở hữu nên phải chịu rủi ro xảy ra đối với hàng hóa cũng như gánh trách nhiệm đối với khách hàng.
Quan hệ với người tiêu dùng
Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên nhà phân phối - đơn vị mua, không liên quan đến nhà sản xuất.
Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa giữa 3 bên nhà sản xuất - đại lý - đơn vị mua.
Hình thức phân phối
Có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc bán cho đại lý.
Đại lý phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng.​
nhà phân phối là gì 4
Cần phân biệt nhà phân phối và đại lý khác nhau

TẢI APP NHẬP HÀNG NGAY!

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết nhà phân phối là gì, điều kiện để trở thành nhà phân phối, tiêu chí phân biệt nhà phân phối và đại lý. Nếu đang kinh doanh hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa, đừng quên nhập hàng từ ứng dụng VinShop để có được mức giá tốt nhất từ nhà sản xuất nhé!


Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Nên kinh doanh gì ở quê? 15 ý tưởng kinh doanh nông thôn vốn ít, dễ kiếm lời nhất

Bí quyết kinh doanh


02/04/2024



cate_icon

Bài viết liên quan

Thể Lệ Chương Trình Khuyến Mại Cho Khách Hàng Nhập Sản Phẩm Bánh Quy Bơ GPR Tháng 11/2024

Thể lệ


08/11/2024

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang