Việc xác định đúng mô hình kinh doanh là rất cần thiết. Nó giúp kế hoạch marketing, bán hàng đi đúng hướng, hiệu quả và tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ không biết nên áp dụng theo mô hình nào? Hãy cùng VinShop tham khảo các mô hình kinh doanh thành công nhất hiện nay nhé!
1. Giải đáp: Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh (Business Model) là một thuật ngữ trừu tượng được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau. Nó có thể là 1 văn bản tổng quan sắp xếp các kế hoạch phát triển tổ chức, công ty trong tương lai hoặc là 1 bản kế hoạch để sinh doanh thu và lợi nhuận.
Đơn giản hơn, mô hình kinh doanh là định hướng mà chủ doanh nghiệp vạch ra để bám theo loại hình kinh doanh nhất định. Nó đóng vai trò là kim chỉ nam quyết định thành bại của doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh sẽ trả lời cho những câu hỏi chính sau:
- Đối tượng khách hàng là ai?
- Giá trị nào mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng?
- Phương thức hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?
- Làm thế nào để kinh doanh sinh lời?
2. Những mô hình kinh doanh phổ biến và dễ sinh lời nhất
2.1. Mô hình bán lẻ B2B2C
B2B2C (Business To Business To Customer) là mô hình hợp tác giữa 2 chủ thể doanh nghiệp (B2B) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (B2C). Đây là 1 mô hình kinh doanh biến thể, tận dụng tối đa ưu điểm của B2B và B2C.
Ví dụ: Tại Việt Nam, VinShop là ứng dụng giúp hiện đại hóa các tiệm tạp hóa truyền thống. Giúp khắc phục khuyết điểm trong việc phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến chủ tiệm.
Sử dụng VinShop, chủ tiệm sẽ được tiếp cận tới hơn 4000 sản phẩm giá tốt từ các thương hiệu uy tín, đặt hàng mọi lúc mọi nơi, hình thức thanh toán đa dạng, giao hàng siêu tốc…
Đặc biệt, chủ tiệm nhận được nhiều chiết khấu, ưu đãi độc quyền từ VinShop & đối tác. Nhờ đó, khách hàng cuối - người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm với mức giá hợp lý nhất.
2.2. Mô hình nhượng quyền thương hiệu
Trong mô hình kinh doanh này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên được nhượng quyền (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ,...) giấy phép kinh doanh, tài liệu đào tạo,…
Bên được nhượng quyền sẽ trả tiền bản quyền để lấy tên thương hiệu và bán sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền. Ngoài ra, bên nhượng quyền cũng có thể nhận được phần trăm doanh thu tùy theo thỏa thuận 2 bên.
Ví dụ: Chè Chang Hi, Trung Nguyên E-Coffee, Bánh mì chả cá má Hai,...
2.3. Mô hình kinh doanh trả phí Freemium
Mô hình này là sự kết hợp của 2 dịch vụ: miễn phí và trả phí. Miễn phí luôn là yếu tố thu hút khách hàng. Nếu doanh nghiệp biết tận dụng yếu tố này 1 cách hợp lý doanh thu sẽ được đẩy mạnh trong tương lai.
Ví dụ như: Zoom, Spotify, LinkedIn, Canvas,... mang đến cho khách hàng 1 sản phẩm/ứng dụng miễn phí được thiết kế tương tự như sản phẩm gốc nhưng hạn chế 1 số chức năng. Đối tượng của sản phẩm miễn phí là hướng đến khách hàng tiềm năng, kích thích họ sử dụng phiên bản trả phí.
2.4. Mô hình kinh doanh đăng ký
Mô hình kinh doanh đăng ký có 2 dạng:
- Đăng ký mua 1 lần và sử dụng sản phẩm trọn đời
- Đăng ký mua hàng tháng/ hàng năm
Ví dụ: Netflix, Amazon (với Prime), LinkedIn cũng đã sử dụng mô hình đăng ký để kiếm tiền. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thường xuyên cung cấp dịch vụ, sản phẩm mới hoặc nội dung thiết thực mới giữ chân được khách hàng.
2.5. Mô hình 1 đổi 1
Mô hình này được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa mô hình lợi nhuận và phi lợi nhuận. Khía cạnh phi lợi nhuận chính là yếu tố kích thích khách mua hàng, là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhờ yếu tố này mà công ty có được lợi nhuận và phát triển một cách bền vững.
Mô hình 1 đổi 1 đã được thương hiệu giày TOMS ứng dụng thành công. Khách mua 1 đôi giày sẽ có 1 đôi khác được tặng cho trẻ em nghèo trên toàn thế giới. Khách hàng đã rất hưởng ứng vì vừa mua được giày đẹp lại vừa được tham gia một hoạt động cộng đồng ý nghĩa.
2.6. Mô hình doanh thu ẩn
Google và Facebook là 2 ví dụ cho mô hình kinh doanh ẩn với chiến lược kinh doanh khá giống nhau. Họ cung cấp cho người dùng các ứng dụng & nền tảng miễn phí và kiếm tiền từ dữ liệu của những đối tượng này.
Facebook và Google sẽ thu thập thông tin khách hàng dựa trên số lượt tìm kiếm và số lượt thích. Thông tin sau đó sẽ được bán cho các doanh nghiệp dưới hình thức quảng cáo. Facebook và Google sẽ cho các doanh nghiệp đặt link quảng cáo trên trang web của họ. Khi người dùng nhấp vào các liên kết này thì Facebook và Google sẽ kiếm được tiền.
2.7. Mô hình máy in & hộp mực (lưỡi dao cạo)
Trong mô hình kinh doanh này, 1 sản phẩm (dao cạo) được bán với giá thấp trong khi 1 vật phẩm khác (lưỡi dao) được bán với giá cao hơn. Nó còn được gọi là mô hình kinh doanh máy in và hộp mực. Bạn chỉ cần mua máy in 1 lần nhưng việc thay thế mực mới là khoản phải chi định kỳ.
Ví dụ cho mô hình kinh doanh máy in & hộp mực: Xbox, máy in HP, máy pha cà phê Nespresso,...
2.8. Bán hàng trực tiếp
Các sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng tại các địa điểm kinh doanh bên ngoài, để phục vụ trực tiếp cho khách hàng.
Ví dụ: nhà hàng, spa, quán cafe,...
2.9. Kinh doanh online
Đây là hình thức kinh doanh trên mạng đa nền tảng như mạng xã hội, trang thương mại điện tử. Khách mua hàng và nhận sản phẩm tại nhà thông qua đơn vị vận chuyển.
- Ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, tiếp cận đa dạng khách hàng.
- Nhược điểm: Phải tạo được lòng tin cho khách hàng, giao hàng chậm trễ, thất lạc, hỏng hóc hàng hóa,...
2.10. Mô hình thu lợi nhuận từ sản phẩm kèm theo
Ý tưởng của mô hình kinh doanh này là doanh nghiệp làm cho khách hàng đam mê 1 sản phẩm nào đó của họ. Khi lấy lòng được người dùng sẽ tận dụng để bán kèm sản phẩm khác với chi phí cao.
2.11. Mô hình tiếp thị liên kết Affiliate Marketing
Đây là mô hình kinh doanh không quảng cáo trực quan mà dùng các liên kết được nhúng trong nội dung.
Giả sử, bạn đang sở hữu một trang mạng xã hội với lượng truy cập lớn nhưng bạn không bán sản phẩm hay dịch vụ nào. Bạn có thể kiếm tiền bằng cách dẫn link sản phẩm, dịch vụ vào bài viết của mình. Khi khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ đó, bạn sẽ được nhận hoa hồng từ đơn vị bạn liên kết. Nguồn thu mỗi tháng từ tỷ lệ chuyển đổi sẽ không hề nhỏ đâu nhé!
2.12. E-commerce: Thương mại điện tử
Mô hình này đã khai thác những lợi thế của mạng internet, cho phép người mua, người bán kết nối và giao dịch với nhau qua cửa hàng trực tuyến. Tại Việt Nam hiện nay cũng có một số trang thương mại điện tử thành công khi áp dụng theo mô hình này: Tiki, Sendo, Shopee, Lazada,…
2.13. Mô hình Agency
Agency là những công ty chuyên tư vấn và cung cấp giải pháp marketing, truyền thông cho đơn vị khác. Họ đều là các chuyên gia, có nhiều kinh nghiệm thực chiến, được đào tạo bài bản và tạo ra những sản phẩm truyền thông hiệu quả.
Ý tưởng phát triển mô hình kinh doanh agency rất đơn giản:
- Tạo ra đủ khách hàng tiềm năng.
- Thành lập một nhóm chuyên nghiệp quản lý, vận hành các dự án được giao.
- Phát triển agency cho các dự án kế tiếp.
2.14. Kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc
Đây là mô hình công ty tự sở hữu và quản lý các hoạt động của chuỗi cung ứng (sản xuất, phân phối, bán lẻ) cho các sản phẩm của mình. Khi công ty kiểm soát tốt việc sản xuất thì có thể cung cấp sản phẩm tới người dùng với giá thấp hơn (với tỷ suất lợi nhuận tốt hơn).
Ví dụ: Các công ty có cả nhà máy và cửa hàng bán lẻ/online như Amazon, Apple, Samsung,... Tổ hợp khách sạn kèm nhà hàng, spa, lounge,...
2.15. Mô hình xóa bỏ kênh môi giới trung gian
Việc phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp đến cửa hàng thường phải qua nhiều khâu trung gian. Vừa tốn kém chi phí, vừa giảm sút lợi nhuận. Vì thế xóa bỏ kênh môi giới trung gian trong chuỗi cung ứng và bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng là việc cần thiết, giúp tiết kiệm chi phí cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
Hy vọng với những mô hình kinh doanh mà VinShop gợi ý sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng mới mẻ. Nếu muốn phát triển theo mô hình bán lẻ B2B2C đừng quên tải app Vinshop để nhập hàng nhanh chóng với giá siêu rẻ cùng nhiêu ưu đãi hấp dẫn nhé!