zalo-icon
vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Bật mí 8 phong tục cúng ông Táo ở miền Tây có thể bạn chưa biết

Tin tức khác


14/01/2025

Miền Tây không chỉ nổi tiếng với cảnh sông nước hữu tình và con người chất phác mà còn lưu giữ nhiều phong tục độc đáo, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, cúng ông Táo là một nét đẹp tâm linh không thể thiếu mỗi dịp cuối năm. Tuy nhiên, cúng ông Táo miền Tây có nhiều điểm đặc trưng khác biệt so với các vùng miền khác. Hãy cùng khám phá cách chuẩn bị lễ vật, nghi thức cúng bái và những nét thú vị của người dân miền Tây khi chuẩn bị cúng ông Táo trong bài viết dưới đây.

 

Thời gian người miền Tây cúng ông Táo

 

Ở miền Tây, phong tục cúng ông Táo diễn ra chủ yếu vào 2 ngày quan trọng: ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Táo về trời và ngày 30 tháng Chạp để rước ông Táo trở lại gia đình. Theo tín ngưỡng dân gian, vào chiều tối ngày 23 tháng Chạp, các Táo quân sẽ bắt đầu lên Thiên đình báo cáo công việc của năm qua. Do đó, đa số người miền Tây chọn cúng vào thời điểm này để tiễn ông Táo lên trời một cách thành kính và chu đáo.

 

Ngoài yếu tố tâm linh, việc cúng vào chiều tối cũng phù hợp với hoàn cảnh sống của người dân miền Tây. Cuối giờ chiều, khi công việc trong ngày đã hoàn tất, họ mới có thể dành thời gian để chuẩn bị mâm cúng ông Táo. Điều này cũng lý giải vì sao cúng ông Táo vào buổi chiều tối lại trở thành thói quen của người dân miền Tây.

 

Người dân miền Tây thường cúng ông Táo vào buổi chiều tối khi đã hoàn tất công việc (Ảnh: Phụ nữ online)

 

Mâm cúng ông Táo miền Tây giản dị

 

Cách cúng ông Táo về trời của người dân miền Tây cũng khá đơn giản. Không cần mâm cao cỗ đầy với đầy đủ các món mặn mà chỉ là “nhà có gì cúng nấy”, quan trọng vẫn là tấm lòng của người cúng. 

 

Lễ vật cúng ông Táo miền Tây thông thường gồm:

  • Hoa tươi: Thường thể hiện sự tôn kính và mong muốn năm mới tươi đẹp.
  • Đĩa mứt dừa, kẹo mè đen (kẹo thèo lèo), chè trôi nước, chè đậu trắng, bánh: Đây là những món ăn truyền thống, biểu trưng cho sự ngọt ngào và may mắn.
  • Nhang và đèn cầy: Dùng để thắp sáng, tạo không gian linh thiêng cho buổi lễ.
  • 3 ly nước lọc: Thể hiện sự thanh khiết và tôn trọng đối với các vị thần.
  • Bộ "cò bay, ngựa chạy": Thay cho bộ mũ áo hài như ở miền Bắc, bộ “cò bay, ngựa chạy” cùng hình cá chép giấy và hình ông Táo được sử dụng để tiễn ông Táo lên trời. Sau khi cúng xong, người dân thường đem bộ này đi hóa vàng.
  • Trái cây tươi: Thanh long, mãng cầu, quýt, dưa hấu,... (tùy vùng miền). Thể hiện sự phong phú và đa dạng của thiên nhiên.

 

Với quan niệm "đi sao về vậy" nên ngày 23 tháng Chạp cúng đưa ông Táo chầu trời như thế nào thì đến ngày 30 tháng Chạp cũng cúng rước ông Táo như vậy.

 

Mâm cúng ông Táo đặc trưng của người dân miền Tây (Ảnh: Báo Dân trí)

 

Cúng kẹo thèo lèo

 

Kẹo thèo lèo được làm từ mạch nha, đường trắng, có thêm đậu phộng bùi béo nên khi ăn có độ giòn thơm, hấp dẫn. Trong phong tục cúng ông Táo miền Tây, kẹo thèo lèo tượng trưng cho sự ngọt ngào, may mắn và tài lộc. Việc cúng loại kẹo này thể hiện mong muốn trong năm mới, gia đình sẽ luôn được ấm no, hạnh phúc, các thành viên gặp điều may mắn và thuận lợi.

 

Ngoài ra, kẹo thèo lèo còn mang ý nghĩa về sự kết nối, đoàn tụ. Các thành viên trong gia đình quây quần ngồi lại bên nhau ăn kẹo, thưởng trà, trò chuyện và ôn lại những kỷ niệm của 1 năm đã qua. 

 

TẠI ỨNG DỤNG VINSHOP NGAY!

 

Nấu chè trôi nước cúng ông Táo



Khác với mâm cỗ cúng Táo quân ở các vùng miền khác, người miền Tây thường nấu chè trôi nước để cúng. Hoặc đơn giản hơn thì chỉ nấu chè nếp với đậu trắng, nước cốt dừa cũng được.



Chè trôi nước vừa dễ làm, thơm ngon, vừa mang đậm ý nghĩa tâm linh và văn hóa truyền thống. Đặc trưng của món chè này là dễ ăn no, viên tròn trơn tru, nhân đậu xanh bùi béo, có nhiều nước, vị ngọt thanh, tượng trưng cho sự viên mãn, hạnh phúc, no đủ, ấm áp. Nó cũng là món ăn thể hiện sự tôn trọng đối với các vị “Thần bếp”. 



Người dân tin rằng, khi thưởng thức món chè này, ông Táo sẽ được no nê trước khi lên Thiên đình, giúp cho hành trình chầu trời được suôn sẻ, "xuôi chèo mát mái".

 

Bát chè trôi nước không thể thiếu trong mâm cúng ông Táo miền Tây (Ảnh: Phụ nữ online)

 

Nướng bánh tráng cúng đưa ông Táo

 

Bánh tráng cũng là món ăn phổ biến trong ẩm thực miền Tây, được làm từ gạo và có thể ăn kèm với nhiều món khác nhau. Việc nướng bánh tráng không chỉ làm phong phú mâm lễ mà còn mang theo ý nghĩa cầu mong sự dẻo dai, bền vững và may mắn cho các thành viên trong gia đình.

 

Cúng cá chép hoặc đốt cá chép giấy vàng mã để tiễn ông Táo

 

Theo truyền thuyết, mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay lên Thiên đình báo cáo tình hình gia trong năm của gia chủ với Ngọc Hoàng. Vì vậy, việc cúng cá chép hay đốt cá chép giấy vàng mã đóng vai trò rất quan trọng, cầu chúc hành trình của ông Táo chầu trời được thuận lợi.

  • Cá chép sống: Sau khi cúng, cá chép sẽ được thả xuống sông, ao hoặc kênh rạch để phóng sinh. Theo quan niệm dân gian, cá sẽ bơi về trời, giúp ông Táo hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đây là phong tục truyền thống, thể hiện sự tôn kính đối với các Táo quân. Thả cá chép sống là hành động còn thể hiện niềm tin rằng cá chép sẽ hóa rồng, giống như sự chuyển mình và thay đổi tích cực mà các Táo mang lại cho gia đình trong năm mới.
  • Cá chép giấy: Nhiều gia đình miền Tây lựa chọn cúng cá giấy, có hình dáng và màu sắc giống cá thật, thường được đốt cùng bộ "cò bay, ngựa chạy" để "gửi" theo ông Táo trong hành trình lên trời. Điều này thể hiện sự biết ơn của gia đình đối với các vị thần và mong muốn ông Táo sẽ mang lại phúc lộc cho gia đình trong năm mới.

 

Cá chép giấy có sẵn trong bộ vàng mã cúng ông Táo (Ảnh: Shopee)

 

Cúng ông Táo ngay tại gian bếp

 

Trong tín ngưỡng dân gian, ông Táo được xem là người giám sát mọi hoạt động trong gia đình, từ công việc bếp núc cho đến sự phát triển tài lộc. Vì vậy, việc cúng ông Táo tại gian bếp không chỉ là nghi thức tôn vinh các vị thần mà còn là cách gia chủ thể hiện lòng thành kính với vị thần bảo vệ bếp lửa, giúp duy trì sự ấm no cho gia đình.

 

Thông thường, vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình miền Tây sẽ dọn dẹp sạch sẽ gian bếp trước khi thờ cúng. Sau đó sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ tại gian bếp, thắp hương, đọc văn khấn, hóa vàng. Mọi nghi thức cúng bái cần được thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự.

 

Cúng ông Táo được tiến hành ngay tại gian bếp (Ảnh: Phụ nữ online)

 

Trên đây là những điều thú vị trong phong tục cúng ông Táo miền Tây mà không phải ai cũng biết. Nhìn chung, nghi thức và mâm cúng ông Táo của người dân miền Tây không quá cầu kỳ nhưng vẫn thể hiện nét đặc trưng vùng miền và lòng thành, sự tôn kính với các vị thần linh. Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà gia chủ chuẩn bị sao cho phù hợp, tươm tất là được.

 

Xem thêm:

Mâm cúng giao thừa miền Nam và 8 món ăn nhất định không thể thiếu

Nghi lễ cúng Giao thừa miền Nam và cách thực hiện

Tag:

Góc người tiêu dùngPhong thủy năm 2025

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Giờ tốt nhất để cúng ông Táo ở miền Nam trong Tết Ất Tỵ 2025

Tin tức khác


14/01/2025


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Tại sao năm 2025 lại không có 30 Tết và bao nhiêu ngày nữa đến Tết?


14/01/2025

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location
    1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
Facebook
Zalo
Community
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang