Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng, độ an toàn và tính minh bạch của sản phẩm họ sử dụng. Một trong những cách hiệu quả để đảm bảo điều đó chính là truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhưng truy xuất nguồn gốc sản phẩm là gì và tại sao việc này lại đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hiện đại? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm và lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là gì và vì sao cần thiết?
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một hệ thống giúp xác định và theo dõi toàn bộ hành trình của sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
Vậy vì sao việc truy xuất nguồn gốc ngày càng được quan tâm? Sau đây là các lý do cụ thể:
- Người tiêu dùng muốn biết họ đang dùng gì, đến từ đâu
- Hạn chế tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất
- Tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế

Tìm hiểu truy xuất nguồn gốc sản phẩm có nghĩa là gì? (Nguồn: Checkee)
Truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp kiểm soát quy trình sản xuất mà còn góp phần xây dựng niềm tin, khẳng định thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, điện tử…
Tại sao cần truy xuất nguồn gốc sản phẩm?
Việc truy xuất không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn hỗ trợ doanh nghiệp và cơ quan quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Đối với người tiêu dùng: Truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng biết rõ thông tin về sản phẩm như nơi sản xuất, quy trình chế biến, thời gian bảo quản, từ đó nâng cao sự tin tưởng khi lựa chọn hàng hóa. Đặc biệt với các mặt hàng thực phẩm, truy xuất nguồn gốc là cơ sở để đảm bảo an toàn sức khỏe và quyền lợi tiêu dùng.
- Đối với doanh nghiệp: Việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dễ dàng kiểm soát quy trình sản xuất. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để tiếp cận các thị trường khó tính, nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu truy xuất của đối tác quốc tế.
- Đối với cơ quan quản lý: Truy xuất nguồn gốc là công cụ quan trọng giúp cơ quan quản lý giám sát thị trường, xử lý nhanh các sự cố liên quan đến sản phẩm, đặc biệt trong các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận thương mại. Qua đó, tăng cường hiệu quả quản lý và bảo vệ lợi ích cộng đồng.
Lợi ích và thách thức khi áp dụng truy xuất nguồn gốc
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích thiết thực, việc triển khai truy xuất nguồn gốc vẫn đối mặt với không ít cơ hội và thách thức, cụ thể như sau
Về lợi ích đạt được:
- Nâng cao chất lượng quản lý chuỗi cung ứng
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập thị trường quốc tế

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang lại nhiều lợi ích (Nguồn: Báo Chính Phủ)
Về các thách thức đặt ra:
- Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống truy xuất
- Nhận thức và kỹ năng còn hạn chế ở nhiều đơn vị sản xuất nhỏ
- Cần hành lang pháp lý và hướng dẫn cụ thể để triển khai đồng bộ
FAQ - Câu hỏi thường gặp về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm:
1. Truy xuất nguồn gốc có áp dụng cho tất cả sản phẩm không?
Không phải sản phẩm nào cũng bắt buộc phải có truy xuất nguồn gốc nhưng với nhóm sản phẩm nông sản, thực phẩm, dược phẩm, hàng xuất khẩu… thì đây gần như là yêu cầu bắt buộc theo quy định hiện hành.
2. Có thể tự kiểm tra truy xuất nguồn gốc không?
Hoàn toàn có thể. Người tiêu dùng chỉ cần quét mã QR trên bao bì sản phẩm bằng điện thoại thông minh là có thể xem đầy đủ thông tin truy xuất được lưu trữ.
3. Truy xuất nguồn gốc giúp gì khi có sản phẩm lỗi?
Khi xảy ra lỗi hoặc nghi ngờ về chất lượng, hệ thống truy xuất cho phép xác định chính xác lô sản xuất, nhà cung ứng, thời gian và địa điểm xảy ra vấn đề, từ đó hỗ trợ xử lý nhanh chóng, tránh lan rộng thiệt hại.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là gì?” Đây là công cụ không thể thiếu giúp bảo vệ người dùng đồng thời là “lá chắn” giúp doanh nghiệp đứng vững trước các yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường.
Xem thêm:
Quy trình truy xuất nguồn gốc hàng hóa sản phẩm diễn ra như thế nào?