Việc lựa chọn loại rau ăn kèm phù hợp không chỉ giúp món lẩu, đặc biệt là lẩu hải sản thêm phần hấp dẫn mà còn tránh được những tác hại không mong muốn đối với sức khỏe. Nếu vô tình kết hợp hải sản với một loại rau “kỵ”, bạn có thể gặp phải các vấn đề như khó tiêu, dị ứng hoặc thậm chí ngộ độc thực phẩm. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu lẩu hải sản kỵ rau gì để chuẩn bị một bữa ăn trọn vẹn và an toàn nhất.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Lẩu hải sản kỵ mướp đắng
Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) là loại quả giàu vitamin C, rất tốt cho cơ thể nếu sử dụng đúng cách. Trong một số trường hợp đặc biệt khi hải sản nhiễm asen pentavalent, việc kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa thành chất độc hại như asen trioxide. Tuy nhiên, khả năng này rất thấp nếu nguyên liệu đảm bảo an toàn thực phẩm.

Lẩu hải sản kỵ mướp đắng (Ảnh: VOV)
Chính vì vậy, ăn lẩu hải sản kèm mướp đắng có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thạch tín cấp tính, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Ngoài ra, mướp đắng vốn có tính hàn, kết hợp với hải sản (cũng có tính lạnh) dễ gây lạnh bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
Lẩu hải sản kỵ cà chua
Cà chua là đáp án tiếp theo cho câu hỏi “Lẩu hải sản kỵ rau gì?” Cà chua là loại thực phẩm cực kỳ quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, cũng chứa hàm lượng vitamin C khá cao. Tương tự như mướp đắng, khi cà chua được ăn cùng lẩu hải sản, lượng vitamin C dồi dào trong cà chua có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa asen pentavalent thành thạch tín.

Lẩu hải sản kỵ cà chua (Ảnh: Suckhoe123)
Càng thường xuyên ăn lẩu hải sản với cà chua, nguy cơ nhiễm độc càng cao, đặc biệt là ở người có sức đề kháng yếu. Không những vậy, cà chua còn chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong hải sản có thể hình thành sỏi oxalat, lâu ngày gây ảnh hưởng xấu đến thận và hệ tiết niệu.
Lẩu hải sản kỵ cải bó xôi
Cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt) là loại rau xanh giàu dưỡng chất, đặc biệt chứa nhiều axit phytic. Mặt khác, các loại hải sản giáp xác như tôm, cua, sò lại là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Khi ăn lẩu hải sản chung với cải bó xôi, canxi trong tôm sẽ kết hợp với axit phytic trong cải bó xôi, tạo thành muối không hòa tan. Chất này không những làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình đào thải các dưỡng chất khác như sắt, kẽm, magie.

Lẩu hải sản kỵ cải bó xôi (Ảnh: Farm for Mama & Baby)
Về lâu dài, việc ăn cải bó xôi cùng lẩu hải sản nói riêng và các món ăn có chứa hải sản khác nói chung, dễ dẫn đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. Do đó, khi thưởng thức lẩu hải sản, tốt nhất nên hạn chế dùng cải bó xôi cũng như bất cứ loại rau chứa nhiều axit phytic nào khác.
Lẩu hải sản kỵ ớt chuông
Ớt chuông, nhất là ớt chuông đỏ và vàng, nổi tiếng là "kho vitamin C" thiên nhiên. Dù rất bổ dưỡng khi ăn riêng hoặc chế biến cùng các loại thịt đỏ, nhưng nếu dùng để nhúng lẩu hải sản, vitamin C trong ớt chuông cũng sẽ thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa asen pentavalent thành thạch tín gây ngộ độc. Hơn nữa, hương vị đặc trưng của ớt chuông có thể át đi mùi ngọt tự nhiên của hải sản, khiến tổng thể món ăn kém hài hòa.

Lẩu hải sản kỵ ớt chuông (Ảnh: Lao động)
Lẩu hải sản kỵ rau muống
Rau muống là loại rau quen thuộc, rất thường được dùng làm rau ăn lẩu. Tuy nhiên, riêng với món lẩu hải sản, rau muống lại không phải là lựa chọn lý tưởng. Bản thân các loại hải sản như tôm, cua, mực, sò vốn mang tính hàn, nếu kết hợp thêm rau muống cũng có tính mát sẽ làm tăng tính lạnh trong cơ thể. Điều này dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc cơ địa lạnh.

Lảu hải sản kỵ rau muống (Ảnh: Pharmacity)
Những loại rau nên ăn kèm với lẩu hải sản
Để đảm bảo sức khỏe khi thưởng thức lẩu hải sản, bên cạnh chọn các loại hải sản tươi sống và đảm bảo chất lượng, bạn cũng cần chú ý ăn kèm những loại rau phù hợp, vừa giúp đảm bảo an toàn, vừa giúp món ăn thêm cân bằng hương vị. Một số loại rau thích hợp với lẩu hải sản có thể kể đến như cải thảo, cải xanh, bắp non, nấm và rau thơm như húng quế, ngò gai hay rau mùi.

Nên ăn lẩu hải sản với rau cải xanh, cải thảo hoặc nấm (Ảnh: Poseidon)
Cải thảo có vị ngọt, tính ôn, giúp cân bằng sự lạnh của hải sản. Trong khi đó, cải xanh vừa dễ ăn, vừa giàu vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn cực tốt. Bắp non có độ giòn ngọt sẽ giúp nước lẩu thêm đậm đà mà không làm mất đi vị ngon tự nhiên của hải sản. Đặc biệt là nấm (nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm,...) là “topping” ăn kèm vừa lành tính, vừa giàu chất xơ, sẽ giúp món lẩu thêm phần tròn vị.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Tổng kết lại, việc kết hợp hải sản với các loại rau không phù hợp có thể gây ra nhiều vấn đề như ngộ độc, khó tiêu hay thiếu hụt dưỡng chất. Do đó, việc hiểu rõ “lẩu hải sản kỵ rau gì” là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn vừa có thể thoải mái thưởng thức bữa ăn ngon, vừa tránh được những tác hại không mong muốn đối với sức khỏe của bản thân và cả gia đình.
Xem thêm