vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Tổng hợp lễ hội đầu năm từ Bắc đến Nam không thể bỏ qua

Tin tức khác


18/12/2023

Không phải ngẫu nhiên mà ca dao xưa lại có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Bởi thời điểm Tết đến Xuân về, có rất nhiều lễ hội được tổ chức và người dân từ Bắc tới Nam đều háo hức tham gia. Mùa xuân năm nay, nếu chưa biết đi đâu vui chơi, vãn cảnh, lễ bái, khám phá văn hóa vùng miền hãy để VinShop là “người dẫn đường” đưa bạn đến những lễ hội đầu năm khắp dải đất chữ S nhé!

NHẬP BÁNH LỄ NGAY!

1. Lễ hội đầu năm tại miền Bắc

1.1 Lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội)

  • Thời gian: Ngày 5 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Khu vực Gò Đống Đa, quận Đống Đa, Hà Nội.

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và vinh danh Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) khi có công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người dân tham gia lễ hội sẽ được chiêm ngưỡng màn diễu hành hoành tráng (rước thần), rước Rồng lửa đặc trưng, xem biểu diễn côn, quyền và dâng hương ở tượng đài Vua Quang Trung.

Lễ hội đầu năm 1
Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức long trọng và thu hút rất đông du khách

1.2 Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)

  • Thời gian: Khai hội từ ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch.
  • Địa điểm: Chùa Hương, huyện Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.

Được tổ chức trong không khí ngập tràn sắc xuân của vùng đất “linh sơn phúc đại”, lễ hội chùa Hương chính là nét tổng hòa của văn hóa tín ngưỡng Bắc Bộ và sự giao thoa của Nho Giáo, Đạo Giáo, Phật Giáo. Hàng triệu người dân và du khách đổ về đây lễ bái, cầu bình an, may mắn.

Không chỉ vậy, lễ hội đầu năm này còn tổ chức nhiều trò chơi, hội thi văn hóa dân gian gợi nhớ về cội nguồn dân tộc như: hát chèo, hát chầu văn, đua thuyền, leo núi,,...

1.3 Hội Cổ Loa (Hà Nội)

  • Thời gian: Ngày 6 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Khu vực Cổ Loa, quận Đông Anh, Hà Nội.

Hội Cổ Loa là lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ công lao của Vua An Dương Vương - Thục Phán. Đồng thời còn có ý nghĩa giáo dục cho nhân dân về tinh thần đoàn kết, sự kiên trung, bất khuất và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa di sản của dân tộc.

Lễ hội bao gồm các hoạt động như: lễ rước kiệu, lễ rước thần, cúng bái, trò chơi dân gian (cờ người, đấu vật, bắn nỏ), múa rối nước, hát quan họ, xem tuồng Mị Châu - Trọng Thủy,...

1.4 Hội Gióng (Hà Nội)

Thời gian và địa điểm:

  • Hội Gióng Phù Đổng: Diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9/4 Âm lịch tại đền Phù Đổng, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  • Hội Gióng Sóc Sơn: Từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng tại khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc, Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngoài 2 hội Gióng lớn nhất thì tại Hà Nội còn có 1 số Hội Gióng khác như: Lễ hội thánh Gióng Chi Nam (huyện Gia Lâm), Hội đền Gióng Xuân Đỉnh (Từ Liêm), Hội Gióng Bộ Đầu (huyện Thường Tín).

Hội Gióng là 1 trong những lễ hội đầu tiên ở nước ta được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ và vinh danh công lao của Thánh Gióng.

Điều khiến Hội Gióng trở nên hấp dẫn và thu hút du khách thập phương là tại đây tổ chức rất nhiều hoạt động bảo lưu văn hóa, vui chơi, giải trí,... Ví dụ như: Lễ tế Thánh, lễ rước nước, lễ Duyệt tướng, lễ Khám đường (Hội Gióng Phù Đổng), tắm tượng Thánh Gióng, cung tiến lễ vật, cướp hoa tre cầu may (Hội Gióng Sóc Sơn) và nhiều hoạt động thú vị khác.

Lễ hội đầu năm 3
Một trong những lễ hội đầu năm được người dân Hà Nội mong chờ nhất chính là hội Gióng

1.5 Hội Lim (Bắc Ninh)

  • Thời gian: Ngày 12 đến ngày 13 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Hội Lim bắt nguồn từ các hội chùa cổ, hội hát và liên quan đến tiếng hát của Trương Chi trong sự tích Trương Chi - Mỵ Nương. Từ đó, nhắc tới Hội Lim là người dân sẽ nhớ ngay đến các làn điệu dân ca Quan họ. 

Hội Lim có cả phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc: dâng hương, lễ tế, lễ rước, thưởng thức dân ca Quan họ, đấu vật, đập niêu, cờ người, thi dệt vải, đấu võ, tổ tôm điếm, đu tiên, nấu cơm,...

1.6 Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)

  • Thời gian: Ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
  • Địa điểm: núi Yên Tử, xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.

Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông - người đã sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm. Trong khuôn khổ lễ hội, chương trình sẽ gồm có các hoạt động chính như: khai hội, dâng hương, trì kinh cầu thái bình, xem diễu hành, thưởng thức văn hóa dân gian, biểu diễn nghệ thuật và hành hương lên chùa Đồng lễ bái.

Lễ hội đầu năm 4
Hàng ngàn Phật tử và du khách đổ về chùa Yên Tử để tham gia lễ hội

1.7 Hội chợ Viềng (Nam Định)

  • Thời gian: Tối mùng 7, sáng mùng 8 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Từ thị trấn Gôi (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) về xã Kim Thái đến xã Trung Thành (huyện Vụ Bản). Trung tâm chợ là quanh quần thể di tích Phủ Dầy ở xã Kim Thái.

"Chợ Viềng 2 chợ, 1 phiên" mà mọi người vẫn truyền tai nhau chính là nhắc tới tới chợ Viềng Phủ Dày ở huyện Vụ Bản và chợ Viềng ở chợ Chùa (thị trấn Nam Giang, Nam Trực). Hội chợ Viềng mỗi năm chỉ mở đúng 1 lần nên thu hút người dân đổ về “mua may, bán rủi”. Chính vì chợ họp vào ban đêm nên nhiều người còn gọi là chợ "âm phủ".

Tại đây chủ yếu bày bán nông cụ, cây trồng, cây cảnh và đồ đồng, đồ đá, đồ cổ, đồ cũ… với đa dạng chủng loại, giá thành. Ngoài việc mua bán, cả 2 chợ Viềng đều nằm ở những khu vực tâm linh nổi tiếng. Chợ Viềng ở Nam Trực là nơi có chùa Đại Bi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, còn chợ Viềng ở Vụ Bản có quần thể di tích Phủ Dầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh. Do đó nhân tiện tham gia Hội chợ Viềng bạn có thể ghé qua những nơi này để cầu cho năm mới bình an.

1.8 Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định)

  • Thời gian: Diễn ra vào 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Khu di tích đền Trần, phường Lộc Vương, thành phố Nam Định.

Lễ hội này tái hiện lại nghi lễ tế Tiên Tổ bắt đầu từ thế kỉ 13 của triều đại nhà Trần. Buổi lễ khai ấn thể hiện lòng biết ơn đối với trời đất, cha ông và tín hiệu nhắc nhở Tết đã hết, mọi người trở lại với công việc. Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động văn hóa phong phú như: múa lân, đấu vật, chọi gà, chơi đu,...

2. Lễ hội đầu năm tại miền Trung

2.1 Lễ hội Làng Sình (Thừa Thiên Huế)

  • Thời gian: Ngày 9 - 10 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hội Vật làng Sình là nét văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy suốt mấy trăm năm (từ thời chúa Nguyễn). Ngoài yếu tố tâm linh truyền thống với nghi lễ vái tạ Thành Hoàng, nơi đây còn có nhiều hoạt động vui khỏe, đầy tinh thần thượng võ và thưởng thức ẩm thực địa phương.

Lễ hội đầu năm 4
Du khách hò reo cổ vũ các đô vật tại Hội Vật làng Sình 

2.2 Lễ hội Đền Vua Mai (Nghệ An)

  • Thời gian: Từ 13 - 17 tháng Giêng âm lịch (3 ngày lễ chính 13, 14, 15).
  • Địa điểm: Đền thờ Vua Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Đến với lễ hội Đền Vua Mai, người dân và du khách sẽ được hòa mình trong những hoạt động mang đậm bản sắc của vùng đất “địa linh nhân kiệt” như: lễ rước nước, lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ dâng hương tưởng niệm Vua Mai, lễ đại tế, lễ tạ... 

Bên cạnh đó còn được tham gia các trò chơi dân gian như: cờ thẻ, chọi gà, đu tiên, kéo co, hội vật. Ngoài ra, lễ hội đầu năm này còn là dịp để Nam Đàn giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của quê hương như: dầu lạc, bơ lạc, tương, bột sắn dây,...

2.3 Lễ hội Vía Bà (Bình Định)

  • Thời gian: Ngày 17 - 19 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Di tích Miếu Bà, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Lễ hội Vía Bà là dịp tỏ lòng biết ơn bà Đỗ Thị Tân và cầu cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu, đời sống no ấm. Các hoạt động chính của lễ hội gồm: Khai lễ, lễ tế, múa lân, hát tuồng,...

2.4 Lễ hội cầu Ngư (Bình Định)

  • Thời gian: Ngày 10 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Làng vạn chài Vĩnh Lợi (xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) 

Mùng 10 tháng Giêng âm lịch, ngư dân vùng biển Vĩnh Lợi lại nô nức tham gia lễ hội cầu ngư. Đây là dịp bày tỏ công ơn đối với vị thần Nam Hải (cá ông - tức cá voi) và những người có công khai khẩn mở mang vạn chài. Đồng thời cầu mong một năm trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi đánh bắt thủy sản được mùa bội thu.

Ngoài phần rước lễ long trọng, tại đây còn diễn tuồng, múa gươm và bá trạo thể hiện chất võ thuật cổ truyền Bình Định. 

Lễ hội đầu năm 5
Lễ hội cầu ngư ở làng chài Vĩnh Lợi, Bình Định mang đậm bản sắc địa phương

3. Lễ hội đầu năm tại miền Nam

3.1 Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh)

  • Thời gian: Từ ngày 4 - 16 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen (xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh).

Cứ đến dịp Hội Xuân Núi Bà Đen Tây Ninh là dòng người từ khắp nơi đổ về đây để bày tỏ lòng tôn kính với “Linh Sơn Thánh Mẫu” và cầu mong gia đạo bình an, công việc làm ăn suôn sẻ. Không chỉ vậy họ còn đến đây để hòa chung niềm vui cùng đất trời và tham gia vào những hoạt động hấp dẫn của lễ hội.

3.2 Lễ hội miếu Bà Thiên Hậu (Bình Dương)

  • Thời gian: Nửa đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Miếu Bà Thiên Hậu, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Lễ hội miếu Bà Thiên Hậu là một lễ hội truyền thống của người Hoa tại Bình Dương. Bắt đầu buổi lễ là bài khấn khai mạc, văn tế bằng tiếng Quảng Đông nhằm ca tụng công đức của Bà Thiên Hậu.

Sau đó là lễ rước kiệu, lễ tắm Bà và nhiều hoạt động thú vị khác.

3.3 Lễ hội Dinh Cô (Bà Rịa - Vũng Tàu)

  • Thời gian: Từ ngày 10 - 12/2 âm lịch.
  • Địa điểm: Dinh Cô, nằm dưới chân núi Thùy Vân, Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong 3 ngày lễ, người địa phương và du khách sẽ thức thâu đêm, suốt sáng để thả đèn hoa đăng, đánh trống, chiêng, đua thuyền và hát bả trạo. Thông qua lễ hội, người dân còn cầu xin sự bình an mỗi chuyến ra khơi, mưa thuận gió hòa và một cuộc sống đủ đầy.

3.4 Hội đua ngựa Gò Thì Thùng (Phú Yên)

  • Thời gian: Sáng ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch.
  • Địa điểm: Thôn Xuân Thành, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Với người dân Phú Yên, Hội đua ngựa Gò Thì Thùng không chỉ mang ý nghĩa nêu cao tinh thần thượng võ mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của địa phương. Tuy là hội nhỏ nhưng mỗi năm lại thu hút đến hàng chục ngàn du khách thập phương tham dự.

Lễ hội đầu năm 6
Hàng chục ngàn người lấp kín trường đua

4. Lưu ý khi đi lễ hội đầu năm

  • Bảo quản tư trang cá nhân: Cất giữ giấy tờ, ví tiền, điện thoại và tư trang cá nhân cẩn thận tránh trường hợp đánh rơi, móc túi, thất lạc.
  • Trông chừng trẻ nhỏ: Nếu bạn đi cùng trẻ nhỏ, hãy đảm bảo luôn có người trông nom, để mắt tới các em.
  • Trang phục phù hợp: Để đảm bảo sự tôn nghiêm nơi thờ cúng du khách nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự.
  • Chuẩn bị vật phẩm cúng bái: Nếu bạn tham gia vào các hoạt động tôn giáo hoặc lễ cúng trong lễ hội, hãy chuẩn bị trước các vật phẩm cần thiết như nến, hoa, bánh kẹo, trái cây, đồ cúng chay/mặn (tùy từng lễ hội).
  • Tuân thủ các quy định tại lễ hội: Nắm rõ và tuân thủ đúng quy định của lễ hội như không mang theo vật phẩm cấm, không được đốt pháo, không gây lộn, giữ gìn vệ sinh chung,...

Các lễ hội đầu năm mà VinShop giới thiệu đều mang đến những giá trị truyền thống, văn hóa, lịch sử và có ý nghĩa lớn về tâm linh nên nếu có dịp bạn hãy tham gia và hòa nhịp vào không khí lễ hội sôi động tại đây.

Với các chủ tiệm tạp hóa muốn kinh doanh bánh quy GPR hay các loại bánh kẹo, vật phẩm trưng lễ phục vụ nhu cầu của người dân khi tham gia lễ hội thì hãy tải ngay app VinShop để mua được hàng chính hãng, chiết khấu cao và giao hàng tận nơi nhé!

NHẬP BÁNH LỄ NGAY!

Tag:

Lễ đền chùaBánh lễ

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Du lịch 30/4 1/5 ở đâu? Gợi ý 10 địa điểm chơi lễ vui hết nấc

Tin tức khác


22/04/2024


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Thể Lệ Chương Trình Trưng Bày Sản Phẩm Indomie Tháng 7.2024

Thể lệ


25/07/2024

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    1800 646 869
    [email protected]
    Info
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang