Đền Tiên La là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của vùng đất địa phương. Nơi đây lưu giữ giá trị tâm linh to lớn, thu hút du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái và tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc.
1. Giới thiệu chung về Đền Tiên La
1.1. Vị trí & Cách di chuyển đến đền Tiên La
Đền Tiên La tọa lạc tại Thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nơi đây cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 31km về phía Tây Bắc. Bạn có thể đến đền Tiên La theo một số cách sau:
- Miền Bắc: Bạn có thể đi xe máy hoặc xe khách để đến Thái Bình và di chuyển từ trung tâm thành phố Thái Bình đến đền Tiên La tại huyện Hưng Hà.
- Miền Trung và miền Nam: Bạn cần di chuyển ra Hà Nội, sau đó bắt xe khách đến Thái Bình và di chuyển theo lộ trình từ trung tâm thành phố về thôn Tiên La.
- Tại tỉnh Thái Bình: Bạn có thể đi dọc theo tỉnh lộ 223 khoảng hơn 30km về phía Tây Bắc để đến được huyện Hưng Hà. Sau đó, rẽ phải đi tiếp 1km đến đê sông Tiên Hưng, rẽ trái đi tiếp 3km nữa đến được đền Tiên La.
1.2. Lịch sử hình thành Đền Tiên La
Đền Tiên La thờ phụng Bát Nạn Tướng Quân, hay còn gọi là Vũ Thị Thục (17 - 43), một nữ tướng tài ba trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống ách đô hộ của nhà Đông Hán. Bà nổi tiếng với lòng dũng cảm, trí tuệ và tài thao lược, góp phần to lớn vào chiến thắng ban đầu của nghĩa quân.
Vì nợ nước thù nhà, Thục Nương đã xây dựng binh mã, dựng cờ khởi nghĩa với bốn chữ “Bát Nàn Tướng quân”, lập đàn tế trời chống lại quân nhà Hán. Vì khi nàng 18 tuổi, đính hôn với Phạm Danh Hương, nhưng bị Tô Định ép cưới buộc phải gả cho hắn khi chồng chưa cưới vào dinh.
Tô Định tìm cách giết hại cha và chồng sắp cưới của Thục Nương và cho quân truy lùng nàng khắp nơi, sau khi bị cự tuyệt.
Nghĩa quân của Bà ngày càng lớn mạnh và đã hợp sức với đội quân của Hai Bà Trưng tại Hát Môn và được phong làm “Đông Nhung Đại Tướng Quân”. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành thắng lợi vào mùa xuân năm 40.
Tuy nhiên, nhà Hán lại tiếp tục sai Mã Viện đem quân sang đánh nước ta lần nữa. Vì thế giặc mạnh nên quân ta phải rút lui dần. Đến cuối năm 43, cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng thất bại, Thục Nương và nghĩa quân Đa Cương phải lui về Tiên La cố thủ.
Nhưng cuối cùng, căn cứ bị phá hoại, Bát Nàn tướng quân cùng quân sĩ của mình đã phải hy sinh tại gò Kim Quy trong trận chiến cuối cùng ngày 17/03/43. Để tưởng nhớ công đức và lòng dũng cảm đứng lên chống giặc ngoại xâm của Bà nên người đã lập nên đền Tiên La.
2. Khám phá kiến trúc cổ xưa tại Đền Tiên La
Đền Tiên La mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ truyền Việt Nam được xây dựng trên gò Kim Quy, thể hiện sự tôn kính đối với nữ tướng Bát Nạn. Cấu trúc của chùa theo kiểu "Tiền nhất - Hậu đinh", theo kiểu cổ điển từ cấu trúc cột, kèo cho đến mái cong mềm mại, hình ảnh của con rồng bay lên hoặc Lưỡng Long Chầu Nguyệt. Với ba tòa điện chính: Đại Bái, Trung Tế và Hậu Cung.
Các tòa điện thờ hay thượng điện thường được xây dựng từ gỗ tứ thiết, toàn bộ vật liệu như cột, kèo, xà,...đều được làm bằng đá. Và trang trí công phu với các hình ảnh của long, lân, quy, phượng, xen kẽ với đó là các họa tiết của thông, trúc, cúc, mai.
Vừa bước qua cổng tam quan (tam quan ngoại) uy nghi, bề thế với mái ngói cong cong, chạm trổ tinh xảo các họa tiết rồng phượng, vào sân tam quan tam quan nội, hai bên có Lầu cậu và Lầu cô.
Tiếp đến toà Tiền tế 5 gian, nơi đây có những bức đại tự và các câu đối cổ có ý nghĩa ca ngợi triều Trưng Vương và Bát Nàn tướng quân.
Tòa điện Trung Tế được xây dựng theo lối kiến trúc “Chồng diêm cố các”. Các cột kèo được làm bằng đá hoàn toàn và chạm khắc vô cùng tinh xảo. Cuối cùng là Hậu Cung có 3 gian, được xây dựng bằng gỗ thiết chắc chắn. Gian giữa của công trình là nơi thờ Bát Nạn tướng quân, tại đây có bàn thờ, ngai vàng và tượng của tướng quân.
Hậu cung được tương truyền rằng nơi đây có đặt mộ của Thục Nương. Hai gian còn lại là nơi đặt thờ thân phụ và thân mẫu của Bà. Đặc biệt, trên nóc còn bức đại tự vô cùng quý đề “Anh Linh Vạn Cổ” bằng chữ Hán.
Ngoài ra, còn có nhiều cổ vật quý giá như đồ tế khí thời Tiền Lê, đồ thờ thuộc thời Trần, Lê, các thần tích và sắc phong thần từ thời Lê đến thời Nguyễn, các bia đá, minh chuông,...
Khi đến viếng đền Tiên La, bạn nhất định phải ghé thăm gác chuông, bởi vì đây là công trình kiến trúc được chạm khắc kỹ xảo.
3. Trải nghiệm lễ hội Tiên La hoành tráng
Lễ hội đền Tiên La được tổ chức vào mùng 10 đến ngày 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công ơn to lớn của Bát Nạn Tướng Quân - nữ anh hùng dân tộc trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Ngày hội chính được diễn ra vào ngày 15 - 17/3, thu hút đông đảo du khách thập phương. Phần hội được tổ chức linh đình với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đấu vật, chọi gà, múa rồng, đánh đáo, thổi sáo trúc,...
Ngoài ra, còn nhiều màn biểu diễn văn hoá nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc như các vở chèo Quan âm Thị Kính, Lưu Bình - Dương Lễ, Phạm Trân - Cúc Hoa…
4. Cách sắm lễ đi đền Tiên La
Khi đến dâng hương cho Bát Nàn tướng quân tại đền Tiên La, phần chuẩn bị, sắm lễ vật là một điều rất quan trọng. Vì nó thể hiện lòng thành kính của mình đối với Bà. Các lễ vật thường bao gồm những thứ như hoa, trái cây, trầu cau, rượu, giấy tiền, nhang,...
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những lễ vật có màu vàng để dâng lên cho Bát Nàn tướng quân để thể hiện lòng tôn kính và tấm lòng của mình. Lựa chọn lễ vật màu vàng vì mỗi khi về ngự đồng, Bà thường mặc áo vàng đội khăn xếp vàng lộng lẫy.
Vì thế, bạn có thể lựa chọn set bánh lễ GPR màu vàng được đóng gói chắc chắn, thiết kế đẹp mắt, lịch sự góp phần tô điểm cho mâm cúng của bạn. Đây chắc hẳn là một mâm lễ độc đáo với sản phẩm chất lượng, mà giá cả lại hợp lý.
Đền Tiên La không chỉ là một di tích lịch sử mang nhiều giá trị văn hoá, mà còn là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Với những thông tin về đền Tiên La đã được chia sẻ trên, hy vọng sẽ mang lại cho bạn một chuyến hành hương thật trọn vẹn và như ý.
Để có thể sắm một mâm lễ vật độc đáo, với màu vàng đặc trưng mỗi khi Bát Nàn tướng quân về chầu đồng. Hãy lựa chọn set bánh lễ GPR màu vàng đẹp mắt, đóng gói nghiêm trang, lịch sự thích hợp làm lễ vật. Tải ngay app Vinshop để mua bánh lễ nhanh chóng, tiện lợi nhưng có được set bánh chất lượng với giá siêu hời.