vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Chùa Bà Thiên Hậu - Ngôi chùa linh thiêng giữa lòng quận 5 TP.HCM

Tin tức khác


20/03/2024

Chùa Bà Thiên Hậu tại quận 5 là một trong những điểm đến tâm linh không thể bỏ qua tại Sài Gòn. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp kiến trúc cổ kính mà còn bởi bầu không khí thanh tịnh, linh thiêng, mang đến cảm giác bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

MUA BÁNH LỄ NGAY!

1. Giới thiệu chung về Chùa Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn

1.1. Thông tin chung

  • Địa điểm: 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP.HCM.
  • Giờ mở cửa: 6:30 - 16:30

Chùa Bà Thiên Hậu hay Hội quán Tuệ Thành nằm trong khu vực Chợ Lớn, nơi tập trung đông đảo cộng đồng người Hoa sinh sống. Chùa được xây dựng vào năm 1760 bởi cộng đồng người Hoa Quảng Châu di cư đến Sài Gòn. Chùa là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần bảo hộ cho những người đi biển. Tuệ Thành là tên cũ của Quảng Châu, do đó Hội quán bên cạnh chùa được người Hoa đặt là Hội quán Tuệ Thành. Trải qua hơn 260 năm, chùa đã trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách thập phương đến cầu khấn.

1.2. Sự tích về Thiên Hậu Thánh Mẫu

Theo truyền thuyết, Thiên Hậu Thánh Mẫu có tên là Lâm Mặc Nương sinh vào ngày 23/03/1044 tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến. Từ khi sinh ra Bà đã đặc biệt hơn người thường, vì đến tận tháng thứ 14 bà mới chào đời thay vì 9 tháng 10 ngày và có nhiều tài năng thiên bẩm ở nhiều lĩnh vực. 
Vào một ngày nọ, cha và hai anh trai của Bà ngồi thuyền chở muối đến Giang Tây để đi buôn, nhưng không may giữa đường gặp bão lớn. Lúc này, Bà đang ngồi dệt vải bên cạnh mẹ và phát hiện cha và hai anh đang gặp nạn, nên đã xuất thần đi cứu. Bà dùng răng cắn chéo áo cha và dùng hai tay nắm hai anh mình. Tuy nhiên, lúc đó mẹ của Bà gọi dậy, Bà vừa hở môi trả lời thì vô tình sóng lớn ập tới cuốn cha Bà đi mất, chỉ cứu được hai anh.

Kể từ đó, tin đồn về khả năng kỳ diệu của Bà lan xa, người dân ven biển khi gặp nguy hiểm trên biển đều thành tâm cầu khẩn bà. Lời cầu nguyện được đáp ứng, nhiều người thoát nạn nhờ sự phù hộ của bà, tiếng tăm của bà vang dội khắp nơi. Năm 1110 (Canh Dần), triều đình nhà Tống đã chính thức sắc phong bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu", ghi nhận công lao to lớn và sức mạnh huyền bí của vị nữ thần này.

2. Kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp cổ kính tại chùa Bà Thiên Hậu

Chùa được xây dựng vào năm 1760, theo kiểu kiến trúc "tứ hợp ngũ tiến", gồm 4 gian nhà được nối liền nhau tạo thành hình chữ "khẩu" hoặc chữ “quốc”. Từ ngoài nhìn vào, bạn sẽ thấy mái chùa​​ cong vút, lợp ngói ống màu xanh rêu, tạo nên nét đặc trưng của kiến trúc chùa chiền Trung Hoa. 
Trên nóc chùa có gắn tượng lưỡng long chầu nguyệt và một số cảnh như “bái tổ vinh quy”, “đả võ đài”, hình ảnh tiên đồng ngọc nữ với hàng chữ “Hoà hợp nhị tiên”. Chùa Bà Thiên Hậu được chia làm ba gian chính gồm có Tiền điện, Trung điện và Hậu điện. Giữa các gian còn có một thiên tỉnh (Giếng trời) để đón ánh sáng tự nhiên và giúp không khí thoáng đãng hơn.

2.1. Tiền điện

Khi bước vào Tiền điện, các bạn sẽ nhìn thấy được bàn thờ thờ 2 vị là Phúc Đức Chánh thần ở bên phải và Môn Quan Vương Tả được bố trí ở bên trái.  Phía bên trên sẽ là các bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng những bức tranh vẽ Bà đang hiển linh trên sóng nước. Đi cùng với Bà là 2 người tên là Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ.

2.2. Trung điện

Tại Trung điện có bộ lư “Phát lan” 5 món hay còn gọi là ngũ sự được điêu khắc tinh xảo, đúc vào năm Quan Tự thứ 12 (1886). Hai bên là hình ảnh chiếc thuyền rồng cổ chạm hình nhân cùng chiếc kiệu cổ sơn son thếp vàng. 
Tất cả những vật này đều được dùng để rước Bà vào ngày vía Bà. Ngoài ra, còn có những tờ giấy màu hồng được treo 2 bên tường, đó là những tờ giấy ghi tên, tuổi của những người đến viếng và cúng dường và được xem như là những sự  tri ân của người dân nơi đây.

2.3. Hậu điện

Hậu điện hay Thiên hậu Cung có 3 gian, trong đó gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được tạc từ khối gỗ cổ cao 1m, Kim Hoa Nương Nương bên phải và Long Mẫu Nương Nương bên trái. Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài. Tất cả các tượng thờ đều được mặc áo gấm thêu tinh xảo, lộng lẫy. Ngoài ra, còn có những bức phù điêu từ tiền điện sang trung điện và cuối cùng là hậu điện.
 

3. Trải nghiệm nên thử tại chùa Bà Thiên Hậu Sài Gòn

3.1. Xin xăm, cầu nguyện

Tại chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng về sự linh thiêng, do đó mọi người thường đến đây xin xăm và cầu khấn bình an, tình duyên, suôn sẻ, may mắn. Để có thể cầu nguyện linh nghiệm bạn hãy học văn khấn hoặc ghi lại những mong ước của mình lên giấy treo cùng nhang vòng để cầu xin Bà.

3.2. Check in không gian cổ kính

Với kiến trúc mang đậm văn hoá người Hoa, không gian cổ kính, nhiều hoa văn độc đáo được điêu khắc tinh xảo, là một địa điểm check in lý tưởng. 
Mỗi một góc ở chùa đều mang nét đẹp riêng, dù đứng đâu bạn cũng sẽ có được một bức ảnh xịn sò. Đặc biệt nơi đây sẽ vô cùng phù hợp với những bạn thích chụp ảnh với màu hoài cổ. Nơi đây thu hút đông đảo người đến thăm viếng không chỉ bởi sự uy nghiêm, linh thiêng mà còn bởi nét đẹp nhuốm màu thời gian, kiến trúc độc đáo. 

3.3. Chiêm ngưỡng những bảo vật quý giá tại chùa

Khi đến chùa Bà Thiên Hậu, bạn không chỉ trầm trồ về sự cổ kính, kiến trúc đặc biệt mà còn bị thu hút bởi những bảo vật quý giá được lưu giữ tại đây. Tại đây, hiện đang cất giữ hơn 400 đồ cổ quý giá, tranh đắp nổi tinh xảo hình tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Đặc biệt, các bức tượng, phù điêu được làm bằng gốm nung của 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hoà được gắn trên mái hiên, nóc nhà, vách tường.

Tại chùa Bà Thiên Hậu còn có rất nhiều đỉnh trầm, lư trầm và lư hương. Cùng những bảo vật quý được chế tác công phu, đường nét sắc sảo, tinh tế như 10 bức hoành phi, 9 bia đá, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 2 chuông nhỏ, 23 câu đối, 41 tranh nổi,...và nhiều cổ vật thú vị khác.

3.4. Tận hưởng không khí Lễ hội “Vía bà” linh thiêng

Vào ngày 22 - 24/3  m lịch hằng năm, tại chùa Bà Thiên Hậu thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự, cầu bình an và may mắn cho năm mới. Vì đây là ngày Vía bà, là một lễ hội được tổ chức hằng năm vô cùng náo nhiệt và trang hoàng vô cùng sặc sỡ. 
Ngày lễ chính sẽ được diễn ra vào ngày 23/3, tượng Bà sẽ được đặt vào kiệu và bắt đầu diễu hành qua các đường phố lớn quanh chùa. Hộ tống theo sau kiệu Bà còn có các tấm bảng đỏ ghi tên các vị thần được thờ phụng trong chùa. Ngoài ra, còn có thuyền rồng, các đội múa sư tử, múa lân, múa rồng, nhạc dân tộc,... 
Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Hoa ở TP.HCM. Lễ hội không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với Bà Thiên Hậu, mà còn là dịp để người dân cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.

4. Lưu ý khi đến viếng chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu là nơi linh thiêng, vì thế bạn cần lưu ý một số điều sau khi đến chùa Bà cầu nguyện:

  • Lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo, phù hợp với không khí trang nghiêm của chốn linh thiêng.
  • Giữ gìn trật tự, nói chuyện nhỏ nhẹ, không gây ồn ào
  • Tôn trọng người khác đang cầu nguyện, không chen lấn hay xô đẩy
  • Giữ điện thoại ở chế độ im lặng hoặc tắt chuông
  • Không nên tự ý sờ vào các hiện vật tại chùa
  • Không được chụp ảnh, quay phim tại một số khu vực khi chưa có được sự cho phép của ban quản lý Chùa

Một gợi ý đặc biệt dành cho bạn, khi muốn tìm hiểu nên dâng lễ hay mua bánh lễ gì để cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Khi mua đồ lễ bạn nên chọn lễ vật có màu vàng hoặc đỏ vì đây là màu sắc chủ đạo của chùa Bà. Một số lễ vật như nhang vòng, hoa sen, hoa huệ đỏ, nến có màu vàng hoặc đỏ,... Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn bánh lễ GPR được đóng gói cẩn thận, lịch sự.

Bánh lễ vàng, đỏ lịch sự thích hợp dâng cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu

Chùa Bà Thiên Hậu quận 5 không chỉ là địa điểm linh thiêng mà còn một nơi để bạn khám phá kiến trúc độc đáo, điêu khắc tinh xảo. Với những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn có một chuyến hành hương về chùa Bà Thiên Hậu quận 5 thật ý nghĩa và trọn vẹn.

Nếu bạn chưa biết mua gì để dâng cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu tại chùa Thiên Hậu quận 5 thì hãy tham khảo thử set bánh quy GPR. Bánh lễ được đóng gói lịch sự, thích hợp để làm lễ vật mà giá cả lại phải chăng. Cùng nhiều màu sắc phù hợp với màu chủ đạo của chùa, bạn cũng có thể mua kèm theo một ít hoa tươi, trái cây, nhang hay nến để dâng cúng Bà. Tải ngay app Vinshop để mua bánh lễ GPR nhanh chóng, tiện lợi với mức giá phù hợp nhé!

Tag:

Lễ đền chùaBánh lễĐền thờSắm lễ

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

ShopCash - Giải pháp ứng vốn cấp tốc từ Techcombank dành cho chủ tiệm

Tin tức khác


07/12/2024


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

VinShop ra mắt Combo Voucher Phú Quý lời nhất mùa Tết 2025!

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang