vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Khám phá lễ hội Yên Tử - Hành trình trở về miền đất Phật linh thiêng

Tin tức khác


19/12/2023

Mỗi độ Tết đến Xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức kéo nhau đến Quảng Ninh để hòa mình vào không khí tưng bừng của lễ hội Yên Tử. Đây không chỉ là sự kiện tôn giáo lớn mà nó này còn mang giá trị về văn hóa, lịch sử. Du khách tới đây ngoài chiêm bái, mong cầu một năm mới bình an, ấm no, hạnh phúc còn có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp và tham gia các hoạt động của lễ hội. Hãy cùng VinShop tìm hiểu chi tiết về lễ hội đặc biệt này nhé!

NHẬP BÁNH LỄ NGAY!

1. Thông tin tổng quan về lễ hội Yên Tử

1.1 Địa điểm tổ chức

Hàng năm, lễ hội Yên Tử được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một lễ hội có quy mô rất lớn ở khu vực miền Bắc, thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

1.2 Thời gian

Lễ hội Yên Từ thường diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch (kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân). Đây là khoảng thời gian lý tưởng để du khách du xuân, vãn cảnh, tách mình khỏi thế giới trần tục và hành hương về miền đất Phật linh thiêng.

1.3 Nguồn gốc, ý nghĩa

Tuy nguồn gốc của lễ hội xuân Yên Tử không được ghi chép rõ ràng nhưng từ thế kỷ XVII - XVIII, trên đỉnh Yên Tử đã hiện diện 1 ngôi chùa (Thiên Trúc Tự) có mái ngói bằng đồng và bên trong là 2 pho tượng Phật đúc bằng đồng. Bên cạnh chùa là Bàn cờ Tiên cùng 1 chữ Phật khối lớn chạm khắc vào vách đá.  

Nhờ dáng vẻ linh thiêng và phong cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ nên vua chúa xưa kia đều xếp vùng núi Yên Tử là “danh sơn”. Vua Trần Nhân Tông (người 2 lần đánh bại quân Nguyên – Mông) sau khi nhường ngôi cho con cũng đã chọn nơi đây để tu hành và khai sinh ra Thiền phái Trúc Lâm - dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam.

Chính vì thế, vào mỗi dịp đầu xuân hàng năm, chùa Yên Tử lại tổ chức lễ hội để tôn vinh công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngoài ra, với lịch sử lâu đời, nơi đây hội tụ nhiều giá trị văn hóa của triều đại tiền nhân. Do đó, lễ hội này cũng góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử thời đại nhà Lý, nhà Trần,....

Lễ hội Yên Tử 1
Yên Tử được xem là đất tổ của Phật giáo Việt Nam 

1.4 Nghi thức lễ hội

Trước ngày lễ hội diễn ra, Hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh sẽ tiến hành nghi lễ mở cửa rừng Yên Tử. Các sư thầy và người dân địa phương sẽ thực hiện những nghi thức cầu mong cho lễ hội diễn ra suôn sẻ, thành công, tốt đẹp như: dâng hương, tụng kinh niệm Phật, tế cáo trời đất, Phật tổ và các vị sơn thần,...

Sáng mùng 10 tháng Giêng âm lịch, tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, các vị chư tăng hòa thượng sẽ thực hiện nghi lễ cầu cho quốc thái dân an. Các vị đại biểu sẽ lần lượt đóng dấu thiêng trên ấn Yên Tử. Ngoài ra, phần lễ còn các nhiều hoạt động thú vị, đặc sắc như: thỉnh chuông, gióng trống, chúc phúc đầu năm,...

Sau khi kết thúc nghi lễ khai hội, du khách sẽ bắt đầu hành hương lễ Phật theo dòng người để đến đỉnh núi Yên Tử.

2. Những hoạt động đặc sắc tại lễ hội Yên Tử

2.1 Tham gia lễ khai hội trang trọng

Du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí trang trọng khi đến tham gia lễ hội Yên Tử. Đặc biệt là sự kiện khai hội diễn ra vào sáng ngày mùng 10 tại Trung tâm Văn hoá Trúc Lâm Yên Tử. Đây là thời điểm các vị chư tăng hòa thượng hội tụ để tiến hành các nghi lễ trọng thể cầu quốc thái dân an. Đây là thời điểm mà các đại biểu tham gia đóng dấu thiêng trên ấn Yên Tử, tượng trưng cho sự kết nối giữa con người và tâm linh.

Lễ hội Yên Tử 2
Lễ khai hội Yên Tử được tổ chức long trọng

2.2 Trải nghiệm những hoạt động thú vị

Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực, các tiết mục văn nghệ đặc sắc, âm nhạc truyền thống, võ thuật cổ truyền, múa rồng, đêm hội hoa đăng. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi dân gian thú vị như: kéo co, chọi trâu, tung còn, giải cờ tướng kỳ vương Yên Tử.

Những hoạt động này chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm và dấu ấn riêng trong không gian văn hóa tâm linh độc đáo của lễ hội Yên Tử.

2.3 Tham quan các địa điểm đẹp tại Yên Tử

Vùng núi Yên Tử có khoảng 11 chùa và hàng trăm am tháp, tượng Phật được bao phủ bởi những áng mây trắng và khung cảnh núi rừng tráng lệ. Dọc đường lên đỉnh núi còn có những con suối, rừng cây mang lại vẻ đẹp thanh bình, yên ả.

Một số địa điểm tham quan mà bạn có thể dừng chân và khám phá như:

  • Chùa Đồng nằm ở độ cao 1068m so với mặt nước biển, tạo cho du khách cảm giác như lạc bước vào cõi Phật.
  • Chiêm ngưỡng ngọn tháp bằng đá cao 3 tầng, được xây dựng từ năm 1758.
  • Ghé suối Giải Oan lắng nghe câu chuyện về lòng trung thành của hàng trăm cung nữ xưa kia.
  • Vãn cảnh Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Hoa Yên, chùa Bảo Sái,... nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh độc đáo.
Lễ hội Yên Tử 3
Chùa Đồng dưới ánh hoàng hôn hào vào làn sương khói mờ ảo, cứ ngỡ như đang đi vào cõi Phật

3. Kinh nghiệm đi lễ tại Yên Tử

3.1 Cách di chuyển

Du khách có thể di chuyển đến Yên Tử với nhiều phương tiện khác nhau như máy bay, xe khách, xe máy, ô tô,... Tùy thuộc vào địa điểm khởi hành, nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi người.

  • Xe khách: Bạn hãy bắt các tuyến xe đề biển Uông Bí và trả khách ở đền Trình tại các bến xe như: Mỹ Đình, Gia Lâm, Giáp Bát, Nước Ngầm đến Quảng Ninh (Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái). Tại đền Trình, bạn thuê xe ôm hoặc taxi để vào chùa Yên Tử (khoảng 12km). Trong những ngày lễ hội, chùa Yên Tử thường cung cấp xe bus đưa khách từ bên ngoài vào.
  • Xe máy từ Hà Nội: Từ Hà Nội => Cầu Thanh Trì đi Bắc Ninh => QL18 Quế Võ => TP. Chí Linh - Hải Dương => Đông Triều => Uông Bí, đến chùa Trình bạn rẽ trái theo biển chỉ dẫn 12,6km là tới núi Yên Tử.
  • Ô tô riêng từ Hà Nội: Cầu Vĩnh Tuy/Thanh Trì => đi theo QL5B => rẽ trái vào QL10 hướng đi Uông Bí tới QL18 thì rẽ trái tiếp 2km là thấy biển chỉ dẫn lối đi Yên Tử bên phải, đi thêm 12,6km nữa là tới nơi.
Lễ hội Yên Tử 4
Có nhiều cách di chuyển từ Hà Nội đến chùa Yên Tử, Uông Bí, Quảng Ninh

3.2 Giá vé tham quan

Nếu như trước đây bạn phải mất hơn 3 tiếng để "trèo đèo, lội suối", vượt qua quãng đường hàng chục kilomet để đặt chân lên đỉnh núi thì với cáp treo Yên Tử, bạn chỉ mất từ 20 - 30 phút là có thể chinh phục được đỉnh Yên Tử.

  • Thời gian hoạt động:

Mùa lễ hội: tháng 1 – tháng 3 âm lịch hoạt động từ 05h00 - 20h00 hàng ngày.

Thời gian còn lại: tháng 4 – tháng 12 âm lịch hoạt động từ 07h00 - 18h00 hàng ngày.

  • Giá vé cáp treo:

Loại vé

Giá vé (VND)

Vé khứ hồi 2 tuyến cáp treo Yên Tử

320,000

Vé lên 1 chặng, xuống 2 chặng

300,000

Vé khứ hồi tuyến 1 (Chùa Giải Oan ⇔ Chùa Hoa Yên)

280,000

Vé khứ hồi tuyến 2 (Chùa Một Mái ⇔ Chùa An Kỳ Sinh)

280,000

Vé chỉ chiều xuống 2 tuyến cáp treo

280,000

Vé cáp treo Yên Tử chiều xuống (tuyến 1 + tuyến 2)

280,000

Xe điện khứ hồi từ cổng Khai Tâm ⇔ Ga Giải Oan

20,000

Để sử dụng tuyến cáp treo Yên Tử, du khách phải mua vé thăm quan danh lam thắng cảnh khu di tích Yên Tử. 

  • Người lớn: 40.000 đồng/vé.
  • Trẻ em (từ 6 - 15 tuổi): 20.000 đồng/vé.
  • Đối tượng được miễn vé cáp treo: Tăng ni, người cao tuổi từ trên 70 tuổi (có CCCD/thẻ người cao tuổi), thương binh (có thẻ thương binh), trẻ em cao dưới 1m2.
  • Giá vé xe điện ở Yên Tử: 20.000 đồng/Vé/khứ hồi - 15.000 đồng/vé/lượt.

3.3 Lưu ý cần biết

Khi đi du lịch trẩy hội tại Yên Tử, du khách cần lưu ý những điều sau:

  • Đến lễ hội chùa Yên Tử đa số du khách sẽ hành hương, cúng bái. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắp thêm lễ chay để tỏ lòng thành kính với Đức Phật. Ví dụ như: hương, hoa tươi (hoa sen, mẫu đơn, hoa huệ, ngâu), quả chín, oản, xôi, chè, những hộp bánh kẹo nhỏ (bánh GPR hộp giấy 120g),...
  • Đặt trước các dịch vụ để tránh tình trạng hết xe, hết phòng, hết vé.
  • Bảo quản tư trang cá nhân cẩn thận, tránh tình trạng mất đồ, để quên hay bị móc túi, đánh cắp.
  • Tham khảo trước những chỗ ăn ngon, hỏi giá trước khi ăn uống, sử dụng dịch vụ.
  • Chọn trang phục kín đáo và nhã nhặn vì đây là chốn linh thiêng.
  • Lựa chọn giày thể thao, giày leo núi có đế bám tốt, hạn chế trơn trượt, nhất là vào những ngày mưa.
  • Những ngày đầu năm không tránh khỏi mưa phùn, du khách cần chuẩn bị ô hoặc áo mưa mỏng.
  • Chuẩn bị sẵn nước uống và gậy chống nếu chọn đi bộ lên chùa Đồng. Còn để tiết kiệm thời gian và không tốn sức, bạn có thể lựa chọn đi cáp treo để chiêm ngưỡng cảnh đẹp Yên Tử từ trên cao.
  • Du khách tham gia lễ hội rất đông nên tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy hoặc mạo hiểm chụp ảnh ở nơi có biển cấm.
  • Trông chừng trẻ nhỏ cẩn thận vì khi đi lạc sẽ rất khó tìm.
  • Trên đỉnh núi vẫn có sóng điện thoại nhưng hơi yếu.
  • Giữ gìn cảnh quan chung, không xả rác bừa bãi.
Lễ hội Yên Tử 5
Chuẩn bị vật phẩm cúng bái khi lễ chùa Yên Tử

Trên đây là những thông tin về lễ hội Yên Tử mà VinShop đã tổng hợp được. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến hành hương, du xuân sắp tới.  

Với các chủ tiệm tạp hóa muốn kinh doanh bánh quy GPR hay các loại bánh kẹo, vật phẩm bày biện trong mâm lễ thì hãy tải ngay app VinShop để mua được hàng chính hãng, giá tốt, giao hàng tận nơi nhé!

Tag:

Lễ đền chùaBánh lễ

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Du lịch 30/4 1/5 ở đâu? Gợi ý 10 địa điểm chơi lễ vui hết nấc

Tin tức khác


22/04/2024


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Thể Lệ Chương Trình Trưng Bày Sản Phẩm Indomie Tháng 7.2024

Thể lệ


25/07/2024

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    1800 646 869
    [email protected]
    Info
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang