Khi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhóm máu, nhiều người thường thắc mắc người nhóm máu O nên ăn gì để giữ gìn sức khỏe và hạn chế bệnh tật? Dựa trên học thuyết của tiến sĩ Peter J. D’Adamo, nhóm máu O là nhóm máu có nhiều đặc điểm tiêu hóa và miễn dịch đặc biệt, từ đó kéo theo nhiều lưu ý riêng trong việc ăn uống hàng ngày. Dưới đây là cụ thể những loại thực phẩm người nhóm máu O nên tiêu thụ để có cơ thể khỏe mạnh.
Những thực phẩm nên ưu tiên cho người thuộc nhóm máu O
Người nhóm máu O được xác định thường có nồng độ axit dạ dày cao, có khả năng tiêu hóa protein và mỡ hiệu quả nhưng lại không giỏi trong việc chuyển hóa carbohydrate. Theo tiến sĩ Peter J. D’Adamo, đây chính là điểm mấu chốt, ảnh hưởng đến cách lựa chọn thực phẩm của nhóm máu O hàng ngày. Cụ thể, dưới đây là một số nhóm thực phẩm người nhóm máu O nên ưu tiên bổ sung vào chế độ ăn:
- Thịt nạc đỏ như bò, cừu, gà: Dễ tiêu hóa nhờ lượng axit dạ dày cao
- Hải sản và tảo biển: Giúp tăng cường hormone tuyến giáp, hỗ trợ chuyển hóa
- Muối iot: Hỗ trợ chức năng tuyến giáp
- Trứng và các loại hạt (ăn vừa phải): Bổ sung đạm và chất béo tốt

Nhóm máu O nên ăn nhiều thịt đỏ và hải sản (Ảnh: Long Châu)
Người nhóm máu O cũng được khuyên nên duy trì chế độ ăn giàu protein và ít tinh bột để giữ cân nặng ổn định, giảm nguy cơ viêm nhiễm do thừa carbohydrate đơn giản.
Những thực phẩm người nhóm máu O nên hạn chế để bảo vệ sức khỏe
Không chỉ quan tâm đến việc "ăn gì", nhóm O còn phải biết đâu là thực phẩm nên tránh để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến hệ nội tiết. Dựa trên những đặc điểm sinh học về nhóm máu, người nhóm máu O nên cẩn thận với các nhóm thực phẩm sau:
- Sữa và lúa mì chứa gluten: Có thể gây dị ứng hoặc rối loạn đường ruột
- Ngũ cốc tinh chế, bắp cải, súp lơ, đậu tây: Tác động tiêu cực đến hormone tuyến giáp
- Caffeine và rượu: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tiêu hóa

Người nhóm máu O nên hạn chế ăn sữa và các loại ngũ cốc tinh chế (Ảnh: Ocany)
Tuy không cần loại bỏ hoàn toàn nhưng việc hạn chế các thực phẩm trên được cho sẽ giúp nhóm máu O kiểm soát tốt cân nặng, năng lượng và tránh các phản ứng dị ứng không mong muốn.
Liệu chế độ ăn theo nhóm máu có thực sự khoa học?
Trên thực tế, học thuyết về ăn uống theo nhóm máu vẫn chưa được khoa học hiện đại chứng minh rõ ràng. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc chọn thực phẩm dựa trên nhóm máu là thiếu căn cứ, thậm chí có thể gây thiếu chất nếu áp dụng cực đoan, đặc biệt là với người nhóm máu A hoặc O khi phải loại bỏ quá nhiều nhóm thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và áp dụng linh hoạt, người nhóm máu O vẫn có thể dùng học thuyết này như một gợi ý để chọn lựa món ăn hợp lý. Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể mình và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng qua từng bữa ăn.
Một số câu hỏi thường gặp về chế độ ăn cho nhóm máu O
Hãy cùng điểm qua một số thắc mắc phổ biến mà nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu về chế độ ăn của người nhóm máu O quan tâm:
-
Người nhóm máu O có cần kiêng hoàn toàn tinh bột không?
Không cần loại bỏ hoàn toàn tinh bột. Tuy nhiên, nên hạn chế tinh bột tinh chế (bánh mì trắng, mì, gạo trắng) và ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch.
-
Có phải ai nhóm máu O cũng nên tránh sữa?
Người nhóm máu O dễ nhạy cảm với lactose hoặc gluten có trong sữa và sản phẩm từ lúa mì. Vì vậy, nếu thấy đầy bụng, tiêu hóa kém sau khi dùng thì nên cân nhắc giảm định lượng mỗi lần ăn.
-
Chế độ ăn theo nhóm máu có phù hợp cho trẻ em không?
Trẻ nhỏ cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng từ nhiều nhóm thực phẩm. Do đó, không nên áp dụng nghiêm ngặt chế độ ăn theo nhóm máu cho trẻ em mà chỉ nên tham khảo.
Dù chế độ ăn theo nhóm máu vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi nhưng việc hiểu rõ người nhóm máu O nên ăn gì vẫn mang lại giá trị thực tiễn nhất định. Áp dụng một cách thông minh chế độ ăn này, mỗi người sẽ có thể tự điều chỉnh thói quen ăn uống phù hợp với cơ địa của mình, từ đó duy trì cơ thể khỏe mạnh, cân đối hơn.
Xem thêm: