vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Giá và sản phẩm

Góc người tiêu dùng

Thể lệ chương trình

Tạp hóa công nghệ

Feature Image Blog

Người tiêu dùng cần làm gì để bảo vệ gia đình khỏi thực phẩm bẩn?

Góc người tiêu dùng


07/07/2025

Thực phẩm bẩn vẫn luôn là mối nguy hại, âm thầm đe dọa sức khỏe của hàng triệu gia đình. Từ rau củ nhiễm hóa chất, thịt cá ôi thiu, đến thực phẩm chế biến sẵn không rõ nguồn gốc - tất cả đều có thể xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày nếu người tiêu dùng thiếu cảnh giác. Đó là lý do vì sao câu hỏi người tiêu dùng cần làm gì để bảo vệ gia đình khỏi thực phẩm bẩn đang ngày càng được quan tâm và trở thành ưu tiên hàng đầu trong mỗi căn bếp. 

Cách nhận biết và phòng tránh thực phẩm bẩn trong cuộc sống hàng ngày

Hiểu và phát hiện dấu hiệu bất thường của thực phẩm là bước đầu để tránh rơi vào “bẫy” của thực phẩm bẩn. Đây cũng là kỹ năng quan trọng mà mỗi người nội trợ nên trang bị. Một số dấu hiệu đơn giản giúp bạn nhanh chóng nhận biết thực phẩm không an toàn bao gồm:

  • Rau củ quả có dấu hiệu bị hư hỏng hoặc có màu sắc quá đậm, lá bóng mượt bất thường
  • Thịt có mùi lạ, màu sậm hoặc chảy nước
  • Cá có mắt đục, mang không đỏ, thịt nhũn
  • Thực phẩm đóng gói có bao bì rách, không nhãn mác, hết hạn
  • Đồ ăn chế biến sẵn bày bán ở nơi mất vệ sinh, không che đậy

Thực phẩm bẩn có thể dễ dàng được nhận biết qua màu sắc, mùi, cách đóng gói,... (Ảnh: Phu Nu Today) 

Ngoài việc quan sát, người tiêu dùng cũng cần tìm hiểu thêm thông tin từ báo đài, mạng xã hội uy tín để cập nhật các mặt hàng bị cảnh báo, thu hồi hoặc có nguy cơ không đảm bảo VSATTP.

Người tiêu dùng cần làm gì để bảo vệ gia đình khỏi thực phẩm bẩn?

Hiểu được các dấu hiệu nhận biết thực phẩm bẩn, bước tiếp theo chính là hành động cụ thể để hạn chế tối đa nguy cơ việc nạp thực phẩm bẩn và bữa ăn hằng ngày. Trong đó, việc lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn là yếu tố tiên quyết. 

Với thực phẩm tươi sống như rau củ, thịt cá, bạn nên chọn địa chỉ mua hàng thân quen, biết rõ nguồn gốc tại chợ hoặc sản phẩm được phân phối bởi những thương hiệu lớn, uy tín tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị,... Những sản phẩm có bao bì rõ ràng, có mã truy xuất nguồn gốc, có tem kiểm định sẽ giúp đảm bảo hơn về chất lượng. 

Việc sơ chế và chế biến thực phẩm tại nhà cũng cần được thực hiện đúng cách. Trước khi nấu, rau củ nên được ngâm với nước muối loãng hoặc dùng dung dịch chuyên dụng để loại bỏ dư lượng hóa chất. 

Thực phẩm luôn phải được làm sạch và sơ chế cẩn thận trước khi chế biến (Ảnh: AVAKids)

Thịt cá cần được rửa sạch, loại bỏ các phần có mùi lạ, đồng thời nên tách riêng dao, thớt dùng cho thực phẩm sống và chín để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn. Đối với thực phẩm đóng gói, người dùng cần đọc kỹ thành phần, hạn sử dụng và không sử dụng sản phẩm khi bao bì có dấu hiệu bất thường.

Một thói quen quan trọng khác là bảo quản thực phẩm đúng cách. Nhiều gia đình thường mua nhiều thực phẩm rồi tích trữ trong tủ lạnh mà không chú ý đến nhiệt độ, thời gian bảo quản hoặc vị trí sắp xếp. Thực phẩm tươi sống nên để ở ngăn đông với nhiệt độ phù hợp, trong khi đồ ăn dùng trong vòng 1 - 2 ngày nên đặt ở ngăn mát. 

Việc sắp xếp theo thứ tự ngày mua cũng giúp bạn dễ kiểm soát chất lượng thực phẩm, tránh để quên thực phẩm quá lâu dẫn đến hư hỏng. Ngoài ra, người tiêu dùng nên hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các món ăn đường phố, hàng quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh.

Một số câu hỏi thường gặp về cách nhận biết và phòng tránh thực phẩm bẩn 

Dưới đây là một số câu hỏi thực tế giúp bạn củng cố thêm hiểu biết về thực phẩm bẩn, từ đó điều chỉnh thói quen tiêu thụ thực phẩm sao cho đúng cách: 

  1. Nếu thực phẩm còn hạn sử dụng nhưng có mùi lạ, có nên sử dụng không?

Không nên. Dù còn hạn sử dụng, nếu thực phẩm đã có dấu hiệu mùi hôi, nhớt hoặc màu sắc thay đổi thì rất có thể đã bị hỏng do điều kiện bảo quản không đảm bảo. Việc sử dụng có thể gây ngộ độc hoặc các vấn đề tiêu hóa.

  1. Có cách nào khử hóa chất trong rau củ đơn giản tại nhà?

Có thể ngâm rau củ trong nước muối loãng hoặc nước vo gạo từ 15 đến 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Tuy nhiên, hiệu quả khử hóa chất chỉ mang tính tương đối. Quan trọng nhất vẫn là chọn rau củ từ nguồn uy tín, có chứng nhận an toàn.

  1. Có nên tin hoàn toàn vào nhãn “sạch”, “hữu cơ” trên bao bì không?

Không nên tin tuyệt đối. Chỉ nên mua những sản phẩm có nhãn mác đầy đủ kèm theo mã QR truy xuất nguồn gốc, tem chứng nhận hoặc phân phối bởi thương hiệu có uy tín. Những sản phẩm tự gắn mác "sạch" mà không có kiểm định chính thống có thể gây nhầm lẫn và rủi ro.

Giữa thời điểm mà thực phẩm bẩn ngày càng khó kiểm soát, hiểu rõ người tiêu dùng cần làm gì để bảo vệ gia đình khỏi thực phẩm bẩn chính là hành động thực tế, giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình. Từ việc lựa chọn thực phẩm đến cách sơ chế, bảo quản và chế biến - mọi hành động nhỏ đều cần được thực hiện cẩn trọng, có hiểu biết và trách nhiệm để trở thành một bà nội trợ thông minh.

Xem thêm:

Mỡ tốt có trong những thực phẩm nào?

Thực phẩm nào chứa nhiều canxi?

Tag:

Chăm sóc cá nhân

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Mệnh Mộc có hợp mệnh Mộc không?

Góc người tiêu dùng


12/07/2025


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Mệnh Mộc có hợp mệnh Mộc không?

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location
    1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
FacebookZaloCommunityYoutubeTiktok
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang