Miền Tây Nam Bộ không chỉ nổi tiếng với khung cảnh sông nước hữu tình, con người hiền hòa mà còn khiến du khách say lòng bởi nền ẩm thực đậm đà bản sắc. Trong đó, những món bánh đặc sản miền Tây chính là tinh hoa ẩm thực được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất mến khách này đừng quên thử qua những loại bánh ngon miền Tây trứ danh dưới đây nhé.
5 loại bánh đặc sản miền Tây ngon trứ danh
Chỉ từ những loại nguyên liệu dân dã như đậu xanh hay bột gạo, qua bàn tay khéo léo của người dân miền Tây rất nhiều loại bánh ngon đã được ra đời. Từ bánh pía ngọt bùi đến bánh cống giòn rụm, tất cả đều là đặc sản miền sông nước thực khách không nên bỏ qua.
Bánh pía
Bánh Pía là một trong những món bánh đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng mang đậm dấu ấn văn hóa, ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Bánh pía trước kia là một loại bánh trung thu của người Triều Châu, du nhập vào Việt Nam bởi một bộ phận người Minh Hương di cư ở thế kỷ XVI.

Bánh pía đặc sản miền Tây ở Sóc Trăng (Ảnh: Điện máy Xanh)
Nguyên liệu chính để làm bánh pía bao gồm bột mì, đường, đậu xanh và mỡ lợn. Đây đều là những nguyên liệu vô cùng quen thuộc và dân dã nhưng nhờ sự kết hợp độc đáo mà tạo nên một loại bánh hấp dẫn với lớp vỏ mềm mịn, nhân bên trong ngọt, béo ngậy. Đặc biệt, bánh pía còn có phiên bản nhân sầu riêng thơm lừng.
Dù có không ít loại bánh được làm từ bột mì, đường, đậu xanh và mỡ lợn nhưng hương vị độc đáo của bánh pía vẫn là thứ bạn khó tìm thấy ở các loại bánh khác. Đó chính là lý do vì sao bánh pía trở thành một phần không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết của người dân Sóc Trăng đồng thời cũng là đặc sản làm say lòng thực khách khi đến với vùng đất này.
Bánh cống
Bánh cống hay bánh cóng là một đặc sản Sóc Trăng, Bến Tre. Sở dĩ bánh được gọi với cái tên “bánh cống” là vì khuôn đổ bánh có hình dáng như một chiếc cống trụ cao 10cm.

Bánh cống (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Nguyên liệu chính để làm bánh cống bao gồm phần vỏ bột gạo với nhân đậu xanh, tôm, thịt băm. Sau khi được chiên ngập dầu, bánh thành phẩm sẽ có lớp vỏ giòn tan và nhân đậm đà. Đây không chỉ là món ăn vặt yêu thích của người dân miền Tây mà còn là đặc sản thường có mặt trong các dịp lễ hội hoặc các buổi tụ tập bạn bè.
Bánh tráng - bánh phồng
Bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc là hai đặc sản miền sông nước bạn nhất định phải thử khi đến Cần Thơ. Hai loại bánh này có đặc điểm chung là được làm từ bột gạo, nếp và nước dừa tạo nên một lớp vỏ giòn tan.

Bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc đặc sản Cần Thơ (Ảnh: SaiGon Times)
Bánh tráng và bánh phồng có thể được ăn kèm với nhiều món ăn khác như xôi mặn, gỏi hoặc đơn giản là ăn không như một món ăn vặt. Dù có hương vị dân dã và thành phần nguyên liệu cũng không quá cầu kỳ nhưng độ giòn và hương vị ngọt thanh tự nhiên của hai loại bánh này chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn.
Bánh hỏi
Bánh hỏi là một trong những món bánh đặc sản miền Tây quen thuộc thường được ăn cùng với thịt nướng, chả giò hoặc các “topping” mặn khác. Bánh có màu trắng tinh, làm từ bột gạo giống như bún nhưng tạo hình thành từng lớp mỏng, mềm.

Bánh hỏi (Ảnh: Sa Giang)
Bánh hỏi không chỉ là món ăn sáng quen thuộc của người dân địa phương mà còn là đặc sản mà bất cứ thực khách nào đến miền Tây đều muốn thử. Chỉ cần một ít bánh hỏi, thêm thịt nướng, mỡ hành ăn kèm rau sống và nước mắm ngon, bạn đã có ngay một bữa ăn vừa đủ chất, vừa ngon miệng.
Bánh bò thốt nốt
Bánh bò thốt nốt là một đặc sản nổi tiếng của An Giang mang đậm hương vị ngọt ngào và thơm mát của đường thốt nốt. Đây là một loại đường được chiết xuất từ trái thốt nốt, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng bởi vị ngọt mát và giá trị dinh dưỡng cao.

Bánh bò thốt nốt (Ảnh: LUG)
Bánh bò thốt nốt được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo tẻ, thêm đường thốt nốt tạo vị ngọt và màu vàng đẹp mắt. Khi ăn, bánh còn được chấm kèm nước cốt dừa để tạo nên hương vị vừa mềm xốp, vừa ngọt dịu và béo ngậy khó cưỡng.
Những địa điểm vàng để thưởng thức bánh đặc sản miền Tây
Để có thể thưởng thức bánh đặc sản miền Tây ngon đúng điệu, bạn cần tìm đến những địa phương nổi tiếng với các loại bánh này. Dưới đây là một số địa điểm lý tưởng mà bạn không thể bỏ qua khi muốn khám phá ẩm thực miền Tây sông nước.

Sóc Trăng, Cần Thơ hay An Giang là những địa điểm thực khách có thể ghé để thưởng thức các món bánh ngon miền Tây (Ảnh: Báo Phụ nữ)
Sóc Trăng
Sóc Trăng không chỉ nổi tiếng với bánh pía mà còn là “cái nôi” của nhiều loại bánh đặc sản khác. Chẳng hạn như bánh cống hay bánh khọt đều là những món bánh đặc trưng của người Khmer - Sóc Trăng. Với hương vị dân dã, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các món bánh ngon này ở các chợ địa phương hoặc các quán ăn ven đường.
Cần Thơ
Cần Thơ không chỉ là trung tâm kinh tế - văn hóa của miền Tây mà còn là điểm đến lý tưởng để khám phá những món bánh đặc sản trứ danh. Ngoài bánh hỏi, bánh tráng hay bánh phồng, đến với Cần Thơ, thực khách còn có cơ hội trải nghiệm hương vị của nhiều đặc sản miền sông nước khác như bánh tét lá cẩm, bánh da lợn, bánh đúc ngọt, bánh xèo,...
An Giang
Nổi tiếng với bánh bò thốt nốt nhưng ít ai biết An Giang cũng nức tiếng với nhiều loại bánh dân gian hấp dẫn khác. Về An Giang sẽ là thiếu sót khi bạn bỏ qua việc thưởng thức các món bánh ngon miền Tây như bánh lá mít, bánh tai yến hay bánh chuối hấp nước cốt dừa.
Hướng dẫn mua và bảo quản bánh ngon miền Tây làm quà
Khi mua bánh đặc sản miền Tây để làm quà, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng để giữ bánh tươi ngon lâu dài. Đối với các loại bánh có thời hạn bảo quản dài như bánh pía, bánh tráng hay bánh phồng, bạn chỉ cần để ở nơi thoáng mát là đã có thể giữ được độ tươi và hương vị thơm ngon.

Nên mua các loại bánh miền Tây ở cửa hàng uy tín để có bánh mới, bảo quản được lâu (Ảnh: Bánh Bò Thốt Nốt Nguyễn Sơn)
Với các loại bánh mặn, chế biến trong ngày như bánh cống, bánh khọt hay bánh hỏi, bạn nên bảo quản trong túi hoặc hộp kín, cất trong ngăn mát tủ lạnh và ăn nhanh trong ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể cấp đông để giữ bánh không hỏng.
Đặc biệt, khi mua bánh làm quà, hãy lựa chọn những cửa hàng uy tín để đảm bảo bánh có chất lượng tốt nhất. Nếu mua ở các chợ địa phương, bạn nên hỏi người bán về ngày sản xuất và kiểm tra kỹ xem bánh có mùi hoặc vị lạ hay không.
Mẹo kết hợp bánh đặc sản miền Tây trong các combo quà tặng
Khi chọn quà tặng mang đậm hương vị miền Tây, việc kết hợp khéo léo các loại bánh đặc sản trong một combo sẽ giúp món quà trở nên phong phú, bắt mắt và ý nghĩa hơn. Một mẹo chọn bánh làm quà hay ho là bạn có thể kết hợp giữa các loại bánh khô như bánh pía, bánh phồng, bánh tráng với bánh ngọt dẻo như bánh bò thốt nốt hoặc bánh da lợn đóng gói hút chân không.

Kết hợp các loại bánh miền Tây làm combo quà tặng (Ảnh: Định cư Hà Nội)
Bạn cũng có thể chia combo theo từng vùng đặc trưng, chẳng hạn:
- Set “Sóc Trăng”với bánh pía, bánh cống và bánh in.
- Set “Cần Thơ - An Giang” gồm bánh hỏi khô, bánh phồng và bánh bò thốt nốt.
Đừng quên thêm vào hộp quà vài gói trà sen, trà thảo mộc hay mứt trái cây miền Tây để tạo sự hài hòa cả về hương vị lẫn hình thức.
Những món bánh ngon miền Tây không chỉ đơn thuần là món ngon mà còn là một phần của văn hóa, lịch sử và con người vùng sông nước hữu tình. Hi vọng với những gợi ý về các món bánh đặc sản miền Tây và cách bảo quản, đóng gói trong bài, bạn sẽ có những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời khi ghé thăm miền đất này.
Xem thêm
Đặc sản Vĩnh Phúc: Khám phá 10 món ngon nổi bật vùng trung du
Đặc sản Yên Bái: Gợi ý 10 món đặc sản đậm chất núi rừng Tây Bắc