zalo-icon
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Câu chuyện tạp hoá

Giá và sản phẩm

Góc người tiêu dùng

Thể lệ chương trình

Tạp hóa công nghệ

Feature Image Blog

Sáp nhập tỉnh, thành: Điều gì đang chờ đón?

Góc người tiêu dùng


28/03/2025

Việc sáp nhập tỉnh, thành không chỉ là bài toán hành chính mà còn tác động đến đời sống người dân, cơ hội phát triển kinh tế và bộ máy quản lý. Khi việc sáp nhập tỉnh, thành mới nhất được đưa vào kế hoạch, câu hỏi đặt ra là: Điều gì sẽ thay đổi? Liệu sáp nhập tỉnh thành 2025 có mở ra cơ hội mới hay mang đến những thách thức lớn nào?

Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!

 

Các yếu tố không thể bỏ qua khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành

Để quá trình sáp nhập tỉnh, thành mới nhất diễn ra suôn sẻ cần phải cân nhắc nhiều yếu tố quan trọng. Vậy đâu là những khía cạnh không thể bỏ qua khi triển khai sáp nhập tỉnh thành 2025?

Bỏ cấp huyện và sáp nhập tỉnh

Việc bỏ cấp huyện và sáp nhập tỉnh thành 2025 không đơn thuần là bài toán tinh gọn bộ máy hành chính mà là chiến lược quan trọng nhằm tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Đây là một cuộc cách mạng lớn trong hệ thống chính trị, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng sự quyết tâm cao độ. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, việc sáp nhập các đơn vị hành chính phải đảm bảo tính thận trọng nhưng khẩn trương, mục tiêu hoàn thành trước ngày 30/8 và bắt đầu vận hành vào ngày 1/9/2025.

Căn cứ vào các tiêu chí rõ ràng

Sáp nhập tỉnh thành mới nhất không thể thực hiện một cách cảm tính mà cần có hệ thống tiêu chí khoa học, cụ thể. Những tiêu chí này bao gồm vị trí tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội và cả các yếu tố đặc thù về lịch sử, văn hóa.

Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh rằng, việc sáp nhập cần đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu nhằm giảm số lượng đơn vị hành chính, tạo ra không gian phát triển rộng lớn hơn. Đặc biệt cần tính đến tính đồng bộ trong các vùng kinh tế - xã hội để bảo đảm sự phát triển bền vững.

 

Sáp nhập tỉnh thành phải dựa trên hệ thống tiêu chí khoa học (Ảnh: Dân trí)

Các tỉnh sáp nhập cần có sự bổ trợ lẫn nhau về kinh tế

Không phải bất kỳ tỉnh nào cũng có thể sáp nhập với nhau. Việc này cần được xem xét dựa trên khả năng bổ trợ kinh tế giữa các tỉnh. Các tỉnh có nền kinh tế tương đồng hoặc có thể hỗ trợ lẫn nhau về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ sẽ tạo ra động lực phát triển lớn hơn sau khi sáp nhập. Đây vừa là câu chuyện về hành chính vừa là bài toán phát triển kinh tế vùng.

Chuẩn bị phương án và nguồn lực giải quyết các vấn đề phát sinh

Sáp nhập tỉnh thành 2025 kéo theo nhiều vấn đề phức tạp, từ công tác cán bộ, sắp xếp nhân sự đến việc xử lý tài sản công, ổn định đời sống dân cư, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Chính phủ và các địa phương cần có phương án cụ thể để giải quyết những vấn đề này, tránh tình trạng chồng chéo, gây khó khăn trong quá trình vận hành. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một giải pháp quan trọng giúp giảm bớt sự phức tạp khi chuyển đổi mô hình quản lý hành chính.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Bên cạnh việc sáp nhập tỉnh cần có chiến lược cụ thể trong việc tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, quá trình này sẽ được triển khai theo lộ trình chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định và hiệu quả lâu dài. Việc sắp xếp này giúp tinh gọn bộ máy, tạo ra một hệ thống quản lý hành chính hiệu quả hơn, phù hợp với thực tiễn phát triển của từng địa phương.

(Theo VietNamNet, tháng 2/2025)

Việc sáp nhập cần có chiến lược cụ thể trong sắp xếp đơn vị hành chính (Ảnh: VietnamPlus)

Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!

 

Sáp nhập tỉnh, thành là đổi từ “chủ nghĩa địa phương sang chủ nghĩa quốc gia”

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính đang đặt ra bài toán về tên gọi địa phương khi nhiều tên tỉnh, xã có thể thay đổi hoặc biến mất. Điều này liên quan đến tình cảm, lịch sử và bản sắc quê hương của nhiều thế hệ. Các chuyên gia nhận định, dù tên hành chính có thay đổi nhưng quê hương vẫn còn đó, chỉ là chúng ta cần mở rộng cách hiểu về khái niệm địa phương.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh rằng, sáp nhập không chỉ nhằm mục tiêu tinh giản bộ máy hay tiết kiệm ngân sách mà quan trọng hơn là tạo động lực phát triển. GS.TS Đỗ Quang Hưng cũng cho rằng quan niệm về địa phương không nên bị giới hạn trong ranh giới hành chính nhỏ lẻ mà cần hướng tới một nhận thức rộng hơn: Quê hương là đất nước. Điều này đồng nghĩa với việc thay đổi tư duy từ chủ nghĩa địa phương sang chủ nghĩa quốc gia, từ đó mở ra không gian phát triển mới.

Vấn đề đặt ra là làm sao để chọn được tên phù hợp để vừa bảo tồn bản sắc vừa thuận tiện trong quản lý hành chính. Các chuyên gia đề xuất ba hướng: Giữ lại tên địa phương có bề dày lịch sử, chọn một tên đại diện khi sáp nhập nhiều tỉnh hoặc tạo một tên mới kết hợp từ các tên cũ. Mỗi phương án đều có ưu và nhược điểm riêng, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Việc sáp nhập làm thay đổi tên nhưng quê hương không đổi (Ảnh: VnExpress)

Một yếu tố quan trọng khác là tính thực tiễn trong việc đặt tên. PGS.TS Đặng Văn Bài cảnh báo rằng thay đổi tên địa phương có thể dẫn đến hệ quả tốn kém do phải làm lại hàng loạt giấy tờ, thủ tục hành chính. Ông đề xuất ưu tiên giữ nguyên tên của các tỉnh có nền văn hóa lớn hoặc có yếu tố lịch sử rõ nét. Ví dụ, nếu Yên Bái sáp nhập với Lào Cai có thể cân nhắc giữ tên Lào Cai; nếu Tuyên Quang sáp nhập Hà Giang, có thể giữ tên Tuyên Quang để tránh xáo trộn lớn.

Bên cạnh yếu tố lịch sử và hành chính, việc đặt tên tỉnh mới còn liên quan đến hội nhập và ngoại giao. Đại biểu Nguyễn Thị Sửu nhấn mạnh, tên gọi càng ngắn gọn, súc tích càng thuận tiện trong giao dịch quốc tế và phát triển kinh tế. Do đó, việc đặt tên không nên chỉ dựa trên cảm tính mà cần có tiêu chí rõ ràng, hướng đến sự đồng thuận và lợi ích chung.

(Theo báo Tuổi Trẻ, tháng 3/2025).

Sáp nhập tỉnh, thành mới nhất chắc chắn sẽ mang đến những biến chuyển lớn từ hệ thống quản lý đến cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Dù sáp nhập tỉnh thành 2025 là xu hướng tất yếu hay chỉ là một phương án thử nghiệm, điều quan trọng cần phải đảm bảo sự chuyển đổi hợp lý để mang lại lợi ích thực sự cho người dân và địa phương.

Xem thêm 

Công thức làm bánh ăn sáng độc quyền với bột mì đa dụng: Vừa thơm ngon vừa tiết kiệm thời gian

Làm bánh bao chỉ còn là chuyện nhỏ với 5+ công thức bất bại với bột mỳ đa dụng

Tag:

Góc người tiêu dùng

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Đường vàng khác đường trắng như thế nào?

Góc người tiêu dùng


21/04/2025



cate_icon

Bài viết liên quan

Nước giặt cao cấp Lifavins dùng có thích không

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location
    1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
FacebookZaloCommunityYoutubeTiktok
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang