Mỗi vùng đất trên dải đất hình chữ S đều gắn liền với những món ăn mang đậm dấu ấn văn hóa và truyền thống riêng. Trong số đó, chè lam là món bánh dẻo thơm, ngọt ngào đã trở thành hương vị tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Thế nhưng không phải ai cũng biết bánh chè lam là đặc sản ở đâu? Hãy cùng khám phá xuất xứ của món bánh truyền thống này trong bài viết dưới đây.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Nguồn gốc và lý giải tên gọi bánh chè lam
Chè lam là một món ăn vặt dân dã, quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt ở các vùng quê Bắc Bộ. Tuy nhiên, ít ai biết rõ bánh chè lam là đặc sản ở đâu, xuất hiện từ bao giờ và vì sao món bánh này lại mang cái tên đặc biệt như vậy.
Xuất xứ
Theo một số truyền thuyết dân gian, chè lam ra đời từ tấm lòng thành kính của người dân đối với đức Phật. Họ đã sáng tạo ra một loại bánh dẻo ngọt, thanh tao để dâng lễ trong các dịp cúng bái.
Tuy nhiên cũng có những tài liệu cho rằng chè lam xuất hiện từ thời nhà Lê, gắn với nghĩa quân Lam Sơn. Trong quá trình hành quân đánh giặc, quân sĩ cần những loại lương khô có thể bảo quản lâu và dễ mang theo. Vì thế, món bánh chè lam ra đời như một giải pháp thiết thực, giàu năng lượng lại đậm chất quê nhà.
Một giai thoại khác lại kể rằng chè lam bắt nguồn từ thời vua Minh Mạng. Vào dịp Tết, khi triều đình không nghĩ ra món đặc sản nào đủ độc đáo để tiến Vua, người dân đã sáng tạo nên món bánh này. Bất ngờ thay khi Vua nếm thử đã vô cùng yêu thích, từ đó chè lam trở thành món ăn được ưa chuộng trong dân gian.

Chè lam có xuất xứ từ vùng Bắc Bộ (Ảnh: Lam Sơn Food)
Giải mã về tên gọi
Tên gọi "chè lam" nghe qua dễ khiến người ta nhầm tưởng đây là một món chè nước nhưng thực tế lại là một loại bánh dẻo khô. Ngày xưa, món bánh này chưa có tên cụ thể, chỉ biết là được làm từ mật mía nấu sánh trộn với bột nếp rang, gừng và lạc. Vị ngọt thanh, bùi béo và nồng ấm hòa quyện tạo nên món ăn vừa ngon vừa không gây ngán.
Tương truyền trong một dịp tình cờ, vị vua nếm thử món bánh này và đã ấn tượng với hương vị đặc biệt của nó. Người dân gọi món bánh là "chè lam" – trong đó "chè" có thể hiểu là món ngọt, còn "lam" gợi liên tưởng đến vùng đất Lam Sơn hoặc đơn giản là từ mô tả màu sắc sẫm của bánh do mật mía tạo nên. Từ đó, cái tên chè lam được lưu truyền trong dân gian và trở thành biểu tượng của sự mộc mạc, chân thành trong văn hóa ẩm thực Việt.
Bánh chè lam là đặc sản ở đâu?
Dù có nhiều giai thoại xoay quanh nguồn gốc của chè lam nhưng món bánh này nổi tiếng nhất với danh xưng đặc sản của làng nghề truyền thống Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây). Theo thời gian, chè lam được sản xuất rộng rãi ở nhiều tỉnh lân cận.

Chè lam là thức quà riêng biệt của xứ Đoài (Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân)
Bánh chè lam làm từ gì?
Để tạo nên hương vị thơm ngon, dẻo bùi đặc trưng của chè lam không thể thiếu những nguyên liệu sau:
- Bột nếp
- Gừng tươi
- Đậu phộng (lạc)
- Mạch nha
- Mật mía
- Đường vàng
Trong đó, mật mía là một thành phần quan trọng tạo nên vị ngon của thành phẩm. Nguyên liệu này có dạng sánh đặc, màu vàng óng và vị ngọt thanh, tương tự như mật ong.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Về cơ bản, nguyên liệu làm chè lam vô cùng dân dã và quen thuộc. Tuy nhiên để tạo nên món bánh ngon đúng vị, từng nguyên liệu đều phải được chọn lựa kỹ càng kết hợp với đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người làm bánh đã cho ra đời món chè lam dẻo thơm, ngọt ngào, lưu giữ trọn vẹn hương vị truyền thống của quê hương.

Chè làm làm từ những nguyên liệu thôn quê với công thức và bí quyết riêng (Ảnh: Tạp chí Người Hà Nội)
Giờ thì bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bánh chè lam là đặc sản ở đâu rồi phải không? Không chỉ là món bánh dân dã của khu vực Bắc Bộ, chè lam còn là biểu tượng của sự mộc mạc, ngọt ngào trong ẩm thực truyền thống của người Việt. Nếu có dịp ghé thăm làng nghề truyền thống Thạch Xá, đừng quên thưởng thức món bánh này và mua về làm quà nhé!
Xem thêm