Ngày 12/04/2025, Nghị quyết 60-NQ/TW đã chính thức được ban hành, đánh dấu bước ngoặt lớn trong việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo nội dung công bố, 52 tỉnh, thành hiện tại sẽ được sáp nhập thành 34 đơn vị hành chính mới với tên gọi và trung tâm chính trị hành chính cụ thể.
Cùng với đó, bản đồ sáp nhập tỉnh mới nhất cũng được cập nhật nhằm phản ánh rõ ràng phương án tổ chức địa giới hành chính sau sắp xếp. Đây là tài liệu không thể thiếu đối với cơ quan quản lý, tổ chức và người dân trong việc theo dõi những thay đổi quan trọng trên phạm vi cả nước.
Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh 2025
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về việc tinh gọn bộ máy nhà nước, sắp xếp lại các đơn vị hành chính nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Đây cũng là cơ sở để cập nhật bản đồ sáp nhập tỉnh mới nhất trên phạm vi cả nước.
Nghị quyết này được thông qua tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII với 12 nội dung lớn. Trong đó đáng chú ý là danh sách 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (gồm cả tỉnh, thành phố và trung tâm hành chính - chính trị) được đề xuất sau quá trình sắp xếp.
Cụ thể, có 11 tỉnh thành giữ nguyên hiện trạng, trong khi 23 tỉnh, thành phố mới được hình thành thông qua việc sáp nhập từ 52 đơn vị hành chính hiện tại. Những điều chỉnh này không chỉ tác động đến bộ máy quản lý mà còn khiến nhu cầu tra cứu bản đồ sáp nhập tỉnh mới nhất trở nên cấp thiết với người dân và các tổ chức liên quan.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết 60 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (Ảnh: Thư viện pháp luật)
Để triển khai việc sáp nhập một cách thống nhất, Dự thảo Nghị quyết cũng đã quy định rõ trình tự và hồ sơ cần thiết. Theo khoản 2 Điều 9, một bộ hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh bao gồm:
- Tờ trình đề xuất sáp nhập
- Đề án chi tiết theo mẫu
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân và các cơ quan liên quan
- Dự thảo nghị quyết trình Quốc hội
Và đặc biệt, hai bản đồ không thể thiếu:
- Một bản đồ hiện trạng địa giới các đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện có
- Một bản đồ phương án sắp xếp, sáp nhập mới theo đề án
Đây được xem là nền tảng để xây dựng và cập nhật bản đồ sáp nhập tỉnh giúp người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng theo dõi những thay đổi về địa giới hành chính trên cả nước.
Bản đồ sáp nhập tỉnh mới nhất
Kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW được ban hành ngày 12/04/2025 là danh sách đầy đủ tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới trên cả nước. Đây là cơ sở quan trọng để cập nhật bản đồ sáp nhập tỉnh mới nhất giúp người dân và chính quyền địa phương dễ dàng nắm bắt thay đổi.
Trong danh sách này, có 11 tỉnh thành giữ nguyên hiện trạng và 23 tỉnh, thành phố được hợp nhất từ các đơn vị hành chính hiện tại, bao gồm:
Giữ nguyên tên gọi và trung tâm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng.
Các đơn vị hợp nhất thành tỉnh mới:
- Tuyên Quang + Hà Giang → Tỉnh Tuyên Quang (Trung tâm chính trị - hành chính: Tuyên Quang)
- Lào Cai + Yên Bái → Tỉnh Lào Cai (Trung tâm chính trị - hành chính: Yên Bái)
- Bắc Kạn + Thái Nguyên → Tỉnh Thái Nguyên (Trung tâm chính trị - hành chính: Thái Nguyên)
- Vĩnh Phúc + Phú Thọ + Hòa Bình → Tỉnh Phú Thọ (Trung tâm chính trị - hành chính: Phú Thọ)
- Bắc Ninh + Bắc Giang → Tỉnh Bắc Ninh (Trung tâm chính trị - hành chính: Bắc Giang)
- Hưng Yên + Thái Bình → Tỉnh Hưng Yên (Trung tâm chính trị - hành chính: Hưng Yên)
- Hải Dương + Hải Phòng → Thành phố Hải Phòng (Trung tâm chính trị - hành chính: Hải Phòng)
- Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định → Tỉnh Ninh Bình (Trung tâm chính trị - hành chính: Ninh Bình)
- Quảng Bình + Quảng Trị → Tỉnh Quảng Trị (Trung tâm chính trị - hành chính: Quảng Bình)
- Quảng Nam + Đà Nẵng → Thành phố Đà Nẵng (Trung tâm chính trị - hành chính: Đà Nẵng)
- Kon Tum + Quảng Ngãi → Tỉnh Quảng Ngãi (Trung tâm chính trị - hành chính: Quảng Ngãi)
- Gia Lai + Bình Định → Tỉnh Gia Lai (Trung tâm chính trị - hành chính: Bình Định)
- Ninh Thuận + Khánh Hòa → Tỉnh Khánh Hòa (Trung tâm chính trị - hành chính: Khánh Hòa)
- Lâm Đồng + Đắk Nông + Bình Thuận → Tỉnh Lâm Đồng (Trung tâm chính trị - hành chính: Lâm Đồng)
- Đắk Lắk + Phú Yên → Tỉnh Đắk Lắk (Trung tâm chính trị - hành chính: Đắk Lắk)
- Bà Rịa - Vũng Tàu + Bình Dương + TP.HCM → Thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm chính trị - hành chính: TP.HCM)
- Đồng Nai + Bình Phước → Tỉnh Đồng Nai (Trung tâm chính trị - hành chính: Đồng Nai)
- Tây Ninh + Long An → Tỉnh Tây Ninh (Trung tâm chính trị - hành chính: Long An)
- Cần Thơ + Sóc Trăng + Hậu Giang → Thành phố Cần Thơ (Trung tâm chính trị - hành chính: Cần Thơ)
- Bến Tre + Vĩnh Long + Trà Vinh → Tỉnh Vĩnh Long (Trung tâm chính trị - hành chính: Vĩnh Long)
- Tiền Giang + Đồng Tháp → Tỉnh Đồng Tháp (Trung tâm chính trị - hành chính: Tiền Giang)
- Bạc Liêu + Cà Mau → Tỉnh Cà Mau (Trung tâm chính trị - hành chính: Cà Mau)
- An Giang + Kiên Giang → Tỉnh An Giang (Trung tâm chính trị - hành chính: Kiên Giang)
Danh sách trên phản ánh đầy đủ những thay đổi được thể hiện trong bản đồ sáp nhập tỉnh mới nhất năm 2025. Đây là nguồn thông tin quan trọng không chỉ với cơ quan hành chính mà còn với người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư... trong việc theo dõi biến động địa giới, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo khu vực quản lý mới.

Tổng quan bản đồ sáp nhập tỉnh mới nhất 2025 (Ảnh: Báo Người lao động)
Việc ban hành danh sách sáp nhập cùng với bản đồ sáp nhập tỉnh mới nhất không chỉ thể hiện quyết tâm đổi mới trong công tác quản lý hành chính mà còn tạo tiền đề cho phát triển đồng đều giữa các địa phương. Trong giai đoạn chuyển tiếp, việc nắm bắt rõ ràng tên gọi, trung tâm hành chính và phạm vi địa giới mới là điều cần thiết để thích ứng nhanh chóng với bộ máy hành chính sau sáp nhập.
Xem thêm
Sáp nhập tỉnh, thành: Điều gì đang chờ đón?
Chính sách sáp nhập tỉnh, thành: Cánh cửa mới cho doanh nghiệp phát triển