Trong bối cảnh tái cơ cấu bộ máy hành chính, chính sách sáp nhập tỉnh thành 2025 đang trở thành chủ đề được quan tâm đặc biệt. Với mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và tối ưu nguồn lực, quá trình sáp nhập tỉnh, thành mới nhất không chỉ tác động đến hệ thống hành chính mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Chính sách sáp nhập tỉnh, thành có gì đặc biệt?
Chính sách sáp nhập tỉnh, thành mới nhất không chỉ hướng đến việc tinh gọn bộ máy hành chính mà còn tạo điều kiện cho các địa phương phát triển bền vững, phù hợp với xu hướng hội nhập và phát triển của đất nước.
Mục tiêu và lộ trình thực hiện
Ngày 18/03/2025, tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bà Phạm Thị Thanh Trà đã có những chia sẻ quan trọng về công tác sắp xếp các đơn vị hành chính.
“Về cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã là nhiệm vụ cấp bách cần được thực hiện khẩn trương, thận trọng, kỹ lưỡng và đảm bảo hiệu quả.
Dự kiến, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ hoàn thành trước ngày 30/6/2025 để các đơn vị này có thể vận hành theo tổ chức mới từ ngày 1/7/2025. Đối với cấp tỉnh, việc sáp nhập dự kiến hoàn thành trước ngày 30/8/2025 nhằm đảm bảo các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới có thể hoạt động từ ngày 1/9/2025”. (Nguồn: Báo Lao động)

Dự kiến hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6 và sáp nhập cấp tỉnh trước 30/8/2025 (Ảnh: Báo VnExpress)
Tiêu chí sáp nhập và mô hình chính quyền địa phương
Quá trình sáp nhập tỉnh, thành dựa trên các tiêu chí như diện tích tự nhiên, quy mô dân số và các yếu tố đặc thù khác. Mục tiêu là xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đồng thời phù hợp với lịch sử, văn hóa, truyền thống và điều kiện địa lý, kinh tế của từng địa phương.
Hiện nay, số lượng bộ và cơ quan ngang bộ đã được tinh gọn xuống còn 17, giảm 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời, cơ cấu tổ chức bên trong của các bộ và cơ quan ngang bộ cũng được sắp xếp gọn nhẹ, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Cụ thể, toàn bộ 13/13 tổng cục và tương đương đã được bãi bỏ, đạt tỉ lệ 100%. Số lượng cục và tổ chức tương đương giảm 519 đơn vị (tương đương 77,6%), số vụ và tổ chức tương đương giảm 219 đơn vị (giảm 54,9%), số chi cục và tổ chức tương đương giảm tới 3.303 đơn vị (tương đương 91,7%).
Ở cấp địa phương, theo chỉ đạo của Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố đã cắt giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, đạt tỷ lệ 29%. Đồng thời, 1.454 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cũng được tinh giản, giảm 17,5%.
Bên cạnh đó, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương cũng được giảm thiểu rõ rệt.
Tính cấp bách và sự phối hợp liên ngành
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã là nhiệm vụ hệ trọng và cấp bách. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan để hướng dẫn các địa phương thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh tính cấp bách của việc sắp xếp đơn vị hành chính (Ảnh: Báo Lao động)
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Chính sách sáp nhập tỉnh, thành: Cánh cửa mới cho doanh nghiệp phát triển
Chính sách sáp nhập tỉnh thành 2025 không chỉ tác động đến bộ máy hành chính mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến môi trường kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp. Việc tinh gọn đơn vị hành chính có thể tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức.
Cộng đồng doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ ra sao?
Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết: “Chính sách sáp nhập tỉnh thành 2025 đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp. Không chỉ cải thiện tính minh bạch và tăng cường hiệu suất quản lý trong cơ quan Nhà nước, nếu triển khai tốt việc sáp nhập sẽ tác động tích cực và sâu rộng đến cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam”.(Nguồn: Báo điện tử Đại biểu Nhân dân)
Nhận định từ giới chuyên môn
Không chỉ nhận được sự ủng hộ từ doanh nghiệp, chính sách sáp nhập tỉnh, thành mới nhất cũng được các chuyên gia đánh giá cao.
Trần Hữu Hiệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
“Việc tinh gọn bộ máy hành chính không chỉ phát động đến các cấp cơ sở mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước và cả cộng đồng doanh nghiệp.
Về thuận lợi, doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với chính quyền địa phương, giảm bớt khâu xét duyệt trung gian khi xin thủ tục cấp phép, đăng ký kinh doanh hoặc các dịch vụ hành chính khác. Điều này giúp giảm tiêu cực, ngăn ngừa nhũng nhiễu đồng thời giúp môi trường kinh doanh minh bạch hơn.
Tuy nhiên, quá trình sáp nhập, sắp xếp có thể khiến thủ tục kinh doanh, đầu tư, xây dựng, đất đai bị giải quyết chậm trễ, có sự xáo trộn về chính sách và hệ thống quản lý. Khi sáp nhập, các quy định của Trung ương và địa phương cũng có thể thay đổi. Doanh nghiệp lúc này cần phải thích ứng nhanh chóng với môi trường pháp lý mới”. (Nguồn: Báo điện tử Đại biểu Nhân dân)

Việc tinh gọn bộ máy hành chính tác động trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp (Ảnh: Báo: VnEconomy)
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội chia sẻ việc sáp nhập cũng có ảnh hưởng tới lĩnh vực bất động sản: “Nếu quá trình sáp nhập diễn ra hợp lý, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy hoạch và chính sách đất nước ta sẽ phát triển rất nhanh. Không chỉ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 mà còn hướng tới 2 con số từ năm 2026.
Với đòn bẩy đó, thị trường bất động sản cũng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Về phía cộng đồng doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới cần theo dõi sát các chính sách quy hoạch của địa phương để có quyết định chính xác, hạn chế rủi ro”. (Nguồn: Báo điện tử Đại biểu Nhân dân)
Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp
Mặc dù chính sách sáp nhập tỉnh thành 2025 mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp. Việc nhận diện rõ những điểm lợi và bất lợi sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Cơ hội:
- Mở rộng thị trường: Khi các tỉnh, thành sáp nhập, quy mô dân số và thị trường tiêu dùng sẽ lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển mạng lưới kinh doanh.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng: Sự thay đổi về đơn vị hành chính đi kèm với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông giúp giảm chi phí logistics, mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng, các nhà đầu tư ở các thị trường lớn hơn.
- Tinh giản thủ tục hành chính và chi phí liên quan: Việc tăng cường chuẩn hóa, số hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công dễdàng hơn, giảm thời gian chờ đợi và tiết kiệm các chi phí hành chính liên quan.

Việc sáp nhập sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp (Ảnh: Luật Việt Nam)
Thách thức:
- Thích ứng với bộ máy hành chính mới: Việc thay đổi đơn vị hành chính có thể dẫn đến sự xáo trộn trong quy trình làm việc với cơ quan quản lý khiến doanh nghiệp mất thời gian làm quen với thủ tục mới.
- Tăng cường cạnh tranh: Khi quy mô tỉnh, thành phố lớn hơn, số lượng doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên, việc cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Chi phí tái cấu trúc: Một số doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh lại mô hình hoạt động để phù hợp với sự thay đổi về địa giới hành chính. Điều này có thể làm gia tăng chi phí trong ngắn hạn.
Nhìn chung, chính sách sáp nhập tỉnh, thành mới nhất mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Để tận dụng lợi thế, doanh nghiệp cần chủ động thích ứng với mô hình quản lý hành chính mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng tối đa những chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể biến những thay đổi này thành động lực để phát triển bền vững trong tương lai.
Xem thêm
9 mẹo chi tiêu thông minh giúp bạn không cạn tiền cuối tháng
Vợ chồng kiếm 30 triệu 1 tháng vẫn tiết kiệm 12 triệu: Bí quyết chi tiêu khiến ai cũng bất ngờ