Đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ thể hiện trách nhiệm của người kinh doanh với người tiêu dùng, mà còn là yếu tố bắt buộc để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế không ít cơ sở kinh doanh vẫn vô tình mắc phải các lỗi thường gặp khiến cơ sở kinh doanh vi phạm VSATTP. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ những sai sót phổ biến này, từ đó chủ động phòng tránh và kiểm soát rủi ro hiệu quả khi kinh doanh thực phẩm.
Những lỗi phổ biến dễ mắc phải trong kinh doanh thực phẩm
Dù quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, việc đảm bảo VSATTP luôn là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết hoặc chủ quan, nhiều cơ sở kinh doanh vẫn dễ dàng mắc phải những lỗi VSATTP quen thuộc.

Đảm bảo VSATTP là yếu tố bắt buộc cho bất cứ mô hình kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống nào (Ảnh: Vnbusiness)
Một số lỗi phổ biến dẫn đến vi phạm VSATTP gồm:
- Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Đây là lỗi nghiêm trọng, đặc biệt với cơ sở sản xuất, chế biến, hoặc kinh doanh thực phẩm theo quy định. Không có giấy phép là vi phạm pháp luật.
- Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc: Nhập hàng trôi nổi, không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ có thể khiến sản phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép.
- Điều kiện bảo quản không đảm bảo: Thực phẩm rất dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng nhiệt độ, độ ẩm, đặc biệt là các loại sữa, thịt, cá, rau củ.
- Thiếu trang thiết bị vệ sinh cơ bản: Không có bồn rửa tay, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc thực phẩm hoặc dụng cụ chế biến không được vệ sinh thường xuyên.
- Nhân viên không được tập huấn VSATTP: Người trực tiếp chế biến, bán thực phẩm cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ và được tập huấn kiến thức VSATTP. Thiếu các giấy tờ chứng minh những điều trên là chưa đảm bảo VSATTP và sẽ bị xử phạt.
Cách hạn chế các lỗi khiến cơ sở kinh doanh vi phạm VSATTP thường gặp
Hiểu được các lỗi sai là một chuyện, nhưng biết cách khắc phục và phòng tránh mới là yếu tố cốt lõi để duy trì hoạt động kinh doanh bền lâu. Dưới đây là một số điều cần làm giúp cơ sở kinh doanh của bạn đảm bảo VSATTP:
- Hoàn thiện thủ tục pháp lý đầy đủ: Đăng ký giấy chứng nhận VSATTP, cam kết bảo đảm chất lượng hàng hóa và lưu trữ hóa đơn, chứng từ rõ ràng.
- Kiểm soát chặt nguồn hàng: Ưu tiên nhập thực phẩm từ nhà phân phối uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Hạn chế tối đa hàng không nhãn mác, không tem kiểm định.
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh khu vực kinh doanh: Khu vực bán hoặc chế biến thực phẩm cần thoáng mát, sạch sẽ, đặc biệt có khu riêng biệt cho việc chế biến đồ tươi sống, đồ chín và đồ khô.
- Thường xuyên vệ sinh thiết bị, dụng cụ: Dao, thớt, kệ trưng bày, tủ mát… cần được lau chùi định kỳ để tránh phát sinh vi khuẩn gây hại.
- Đào tạo và kiểm tra định kỳ cho nhân viên: Hướng dẫn nhân viên về quy trình vệ sinh, thao tác an toàn và luôn sử dụng găng tay, khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc thực phẩm.

Dù sơ chế đồ sống hay chín cũng cần đảm bảo các quy định về thao tác, đeo khẩu trang, bao tay và đồ bảo hộ đầy đủ (Nguồn: EK Group)
Việc chủ động tuân thủ các quy định trên không chỉ giúp tránh các lỗi khiến cơ sở kinh doanh vi phạm VSATTP, mà còn nâng cao uy tín với người tiêu dùng.
Một số câu hỏi thường gặp về các lỗi vi phạm VSATTP thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều chủ cơ sở thường gặp phải trong quá trình triển khai VSATTP:
- Cơ sở nhỏ bán thực phẩm đóng gói sẵn có cần giấy VSATTP không?
Có. Dù quy mô nhỏ nhưng nếu đã kinh doanh thực phẩm vẫn cần tuân thủ các quy định VSATTP, trừ khi sản phẩm đã được đóng gói sẵn, có tem kiểm định và bạn không can thiệp thêm vào quá trình chế biến.
- Mỗi lần kiểm tra VSATTP, cơ quan chức năng thường kiểm tra những gì?
Họ sẽ kiểm tra giấy tờ pháp lý, nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện vệ sinh khu vực kinh doanh, giấy khám sức khỏe và tập huấn VSATTP của nhân viên.
- Nếu vi phạm lần đầu, có bị phạt không?
Tùy mức độ vi phạm. Nếu lỗi nhẹ, bạn có thể bị nhắc nhở, yêu cầu khắc phục. Nhưng lỗi nghiêm trọng như sử dụng nguyên liệu bẩn, không giấy phép… sẽ bị xử phạt hành chính hoặc đình chỉ kinh doanh.
Dù quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, yếu tố VSATTP vẫn là nền tảng sống còn trong mọi hoạt động liên quan đến thực phẩm. Việc nắm rõ các lỗi thường gặp khiến cơ sở kinh doanh vi phạm VSATTP sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh, từ đó xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, đúng pháp luật và an toàn cho khách hàng.
Xem thêm: