Khi bé bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu đặt ra câu hỏi: “Trẻ ăn dặm nên ăn gì đầu tiên để tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển toàn diện của trẻ?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thời điểm ăn dặm lý tưởng, các nhóm thực phẩm nên ưu tiên và những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm.
Khi nào nên bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm?
Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm khi bước sang 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mốc thời gian này có thể dao động tùy vào sự phát triển của từng bé. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm:
- Bé ngồi vững khi được hỗ trợ, phần cổ cứng cáp.
- Bé có phản xạ nuốt tốt, không còn đẩy lưỡi ra ngoài khi ăn.
- Bé tỏ ra hứng thú khi nhìn thấy người lớn ăn.
- Bé bú sữa không còn đủ no, đói nhanh dù vẫn bú đủ cữ.

Nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi (Ảnh: Mothercare)
Trẻ ăn dặm nên ăn gì đầu tiên?
Khác với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu nên cần khởi đầu bằng những thực phẩm đơn giản, dễ tiêu, ít gây dị ứng. Mỗi gia đình có thể chọn phương pháp ăn dặm khác nhau nhưng nguyên tắc chung vẫn là: Ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn.
Một số thực phẩm nên được ưu tiên trong các bữa ăn dặm đầu tiên:
- Bột gạo hoặc cháo loãng xay nhuyễn: Đây là lựa chọn phổ biến vì dễ nấu, dễ tiêu hóa và hầu như không gây dị ứng. Bạn nên nấu loãng với tỷ lệ 1:10 (gạo : nước) trong những ngày đầu tiên cho bé ăn dặm.
- Rau củ nghiền mịn: Một số loại rau củ như bí đỏ, cà rốt, khoai lang là nguồn cung cấp vitamin A và chất xơ tốt. Các loại rau củ này có hương vị ngọt tự nhiên, dễ tạo thiện cảm cho trẻ.
- Trái cây chín mềm: Chuối, táo hấp chín hoặc lê nghiền là những món lành tính giúp bé làm quen với vị ngọt tự nhiên. Lưu ý không cho trẻ ăn trái cây sống ở giai đoạn này.
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính: Trong tháng đầu ăn dặm, thực phẩm chỉ ở mức “nếm thử”. Trẻ vẫn cần duy trì chế độ sữa đầy đủ để đảm bảo năng lượng.

Trẻ mới ăn dặm cần ăn ít và loãng (Ảnh: Điện máy Xanh)
Những lưu ý khi bắt đầu hành trình ăn dặm
Hiểu rõ trẻ ăn dặm nên ăn gì đầu tiên là chưa đủ, cha mẹ cần nắm những nguyên tắc an toàn về dinh dưỡng dưới đây để tránh các tình huống không mong muốn:
- Chỉ cho trẻ ăn khi thực sự sẵn sàng, không ép ăn sớm vì điều này có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và tâm lý của trẻ.
- Không nêm nếm gia vị: Dưới 1 tuổi, thận của trẻ chưa đủ khả năng lọc muối hay nước mắm. Vì vậy, bạn chỉ cần tận dụng hương vị tự nhiên từ thực phẩm là đủ.
- Theo dõi phản ứng dị ứng sau mỗi món mới: Nếu bé có biểu hiện như nổi mẩn, nôn ói, tiêu chảy… nên dừng ăn món đó ngay và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
- Giữ không khí vui vẻ, không ép buộc: Bữa ăn đầu tiên nên là trải nghiệm nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho trẻ.
- Duy trì lịch ăn ổn định, tăng dần độ đặc của bột và số bữa theo tháng tuổi.

Hãy cho trẻ ăn dặm an toàn và đúng khoa học (Ảnh: Kids Plaza)
FAQ – Câu hỏi thường gặp về trẻ ăn dặm nên ăn gì đầu tiên
-
Trẻ ăn dặm nên ăn món ngọt hay mặn trước?
Nên bắt đầu với món ngọt tự nhiên như bí đỏ, cà rốt, khoai lang nghiền. Trẻ thường dễ chấp nhận vị ngọt vì gần giống sữa mẹ. Sau khoảng 1–2 tuần, mẹ có thể bổ sung thêm các loại rau xanh và sau đó là đạm.
-
Trẻ 5 tháng đã cho ăn dặm được chưa?
Một số bé có thể ăn dặm sớm từ 5 tháng nếu phát triển tốt và có đủ các dấu hiệu sẵn sàng. Tuy nhiên, sự tư vấn từ bác sĩ vẫn rất cần thiết để đảm bảo mức độ an toàn cho trẻ. WHO và Viện Dinh dưỡng vẫn khuyến cáo nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi.
-
Có nên cho bé ăn dặm bằng nước hầm xương không?
Không nên. Nước hầm xương tuy ngọt nhưng không giàu dinh dưỡng và không đủ chất béo, đạm cho bé. Khi bắt đầu cho trẻ ăn đạm (sau 1–2 tuần) hãy xay nhuyễn thịt, cá, trứng để nấu cháo để giúp bé hấp thu hiệu quả hơn.
Qau bài viết trên bạn đã hiểu rõ trẻ ăn dặm nên ăn gì đầu tiên rồi phải không? Điều quan trọng là lựa chọn thực phẩm lành tính, dễ tiêu hóa và phù hợp với thể trạng của trẻ. Cha mẹ hãy đồng hành cùng con một cách nhẹ nhàng, kiên nhẫn và khoa học nhé!
Xem thêm: