Đền Ông Hoàng Mười là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của dải đất miền Trung. Sự cổ kính, linh thiêng của ngôi đền chính là điểm hút du khách thập phương đến tham quan, hành lễ, dâng hương và thành tâm cầu nguyện. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người băn khoăn là tại Nghệ An và Hà Tĩnh đều có đền thờ Ông Hoàng Mười. Vậy đâu là đền chính? Cùng VinShop tìm hiểu lý do tại sao có 2 đền Ông Hoàng Mười và cách phân biệt chúng trong bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về lịch sử đền Ông Hoàng Mười
Theo tích xưa kể lại, ông Hoàng Mười là một vị thần hạ phàm xuống chốn dân gian để giúp đỡ người dân. Người dân lưu truyền rất nhiều câu chuyện liên quan đến lịch sử đền Ông Hoàng Mười cũng như những đóng góp của ông với một số nhân vật có thật.
Họ truyền tai nhau rằng ông Hoàng Mười là quan lớn chốn Thiên Đình, thần tiên chốn Đào Nguyên. Nhận thấy chốn nhân gian còn nhiều cơ cực, ông giáng trần để giúp đỡ người dân.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, ông Hoàng Mười là sự “thần thánh hóa” của một nhân vật có thật trong đời sống xa xưa, một người anh hùng có công với nhân dân. Về nhận định này, có khá nhiều dị bản khác nhau được lưu truyền về cuộc đời của Ngài.
Sử sách vùng Nghệ Tĩnh cho rằng, ông chính là Lê Khôi - vị tướng tài theo Lê Lợi chinh chiến chống giặc Minh, sau được phong làm quan lớn dưới triều Lê gia. Tuy nhiên, có một số dị bản khác truyền lại, ông Hoàng Mười chính là Nguyễn Xí - vị tướng giỏi thời vua Lê Thái Tổ. Ông công lớn dẹp giặc Minh, được giao trấn giữ vùng Nghệ Tĩnh và chăm lo đời sống cho người dân nơi đây.
Theo huyền tích dân gian, trong một lần du thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh thuyền của tướng quân Nguyễn Xí bị nhấn chìm. Trong lúc nhân dân thương tiếc, bỗng thấy thi thể ông nổi trên mặt nước, mặt vẫn hồng hào, người nhẹ tựa lông hồng. Trên trời bất ngờ xuất hiện mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã cùng hàng ngàn thiên binh, thiên tướng đưa ông về trời. Nhân dân từ đó suy tôn là ông Hoàng Mười và lập đền thờ để tưởng nhớ.
2. Lý giải tại sao có 2 đền Ông Hoàng Mười
Hiện nay, không ít người thắc mắc tại sao có 2 đền Ông Hoàng Mười tại miền Trung. 1 ngôi đền thờ Ông Hoàng Mười tại tỉnh Nghệ An và 1 ngôi đền khác là Đền Củi tại tỉnh Hà Tĩnh. 2 ngôi đền chỉ cách nhau bởi dòng sông Lam nước xanh như mắt ngọc và đứng ở đền bên này có thể nhìn thấp thoáng đền bên kia.
2.1. Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An
- Địa chỉ: Làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Đền thờ chính ông Hoàng Mười nằm ở Nghệ An, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 7km. Mộ của Ông cũng nằm trong khuôn viên đền thờ, phía sau núi Quyết, gần cầu Bến Thủy.
Ngoài thờ, Ông Hoàng Mười nơi đây còn thờ các vị Phúc Thần như: Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Tứ phủ, Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ,...
Hàng năm, đền Ông Hoàng Mười Nghệ An tổ chức 2 kỳ hội lớn: Lễ hội khai điểm vào ngày Rằm tháng 3 âm lịch và lễ hội giỗ Ông Hoàng Mười vào 10/10 âm lịch. Vào những ngày hội chính, nơi đây tấp nập du khách đến hành hương, cầu bình an, công danh, may mắn và đón nhiều tài lộc.
Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An được xây dựng từ thời Hậu Lê và từng bị phá hủy bởi chiến tranh. Năm 1995, ngôi đền được chính quyền tỉnh Nghệ An phục dựng với kết cấu bao gồm: Tam quan, đài trung thiên, tắc môn, lầu cô, lầu cậu. Bên trong đền vẫn giữ được hệ thống tượng pháp, 21 đạo sắc phong và các bản thần tích chữ Hán có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.
Khu đền Quan Hoàng Mười gồm 3 tòa điện: Thượng điện, Trung điện, Hạ điện. Sau khi phục dựng, ngôi đền mang nét kiến trúc đặc trưng thời nhà Nguyễn. Vật liệu xây dựng chủ yếu làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ hình long, lân, quy, phụng công phu. Mái ngói bên trên được chạm trổ hình rồng, tam quan nằm liên tiếp nhau để du khách đi sâu vào bên trong.
2.2. Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh
- Địa chỉ: Xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đây là đền thờ vọng nằm tại tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh (Nghệ An) khoảng 11km về phía Nam. Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh xây dựng theo kiến trúc nhà Nguyễn, tam quan uy nghi, chính giữa có cột trụ cao 2,85m. Tại đây có các cung thờ: Cung Hoàng Mười, Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Ông,cung Chầu Mười, cung Trần Triều.
Cũng giống như Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An, đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh tổ chức đại lễ vào ngày 03/03 âm lịch (Giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh), ngày 10/10 âm lịch: Giỗ Đức Quan Hoàng Mười. Ngoài ra còn có ngày 20/08 âm lịch giỗ Hưng Đạo Đại Vương.
3. Cầu gì khi đến đền Ông Hoàng Mười
Người dân thường đến đền Ông Hoàng Mười cầu nguyện những điều may mắn, tài lộc, công việc thông hanh vào dịp đầu năm và đến trả lễ vào dịp cuối năm.
- Cầu công danh
Quan Hoàng Mười có xuất thân quyền quý, có nhiều chiến công hiển hách, nhiều phúc đức cho đời. Vì vậy, người dân luôn tin rằng ông là vị thần sẽ mang đến sự thăng tiến trong con đường công danh sự nghiệp.
Vì thế, mọi người đến đây dâng lễ để xin lộc, cầu mong Ngài phù hộ độ trì cho học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt, đường quan lộ được hanh thông, bản thân thăng tiến.
- Cầu tài lộc
Theo dân gian kể lại, khi ông Hoàng Mười về trời đã để lại nhiều tiền bạc, tài sản lại chốn nhân gian, ban phát cho người nghèo. Khi trở thành thánh nhân, ông cũng thường xuyên hiển linh ban phát tài lộc cho dân chúng trong vùng. Nhiều người kể lại được quan Hoàng Mười báo mộng chỉ cách làm ăn và sau đó đều ăn nên làm ra, kinh doanh phát đạt. nhà cao cửa rộng.
Chính từ điều đó, vào ngày khai hội (ngày vị thánh nhân này hiển linh), nếu thành tâm cầu khấn du khách sẽ được quan Hoàng Mười ban phát cho nhiều tài lộc.
- Cầu buôn bán thuận lợi
Cùng với đền ông Hoàng Bảy, đền ông Hoàng Mười là 1 trong 2 ngôi đền linh thiêng nhất tại Việt Nam mà người kinh doanh nên ghé thăm. Minh chứng cho điều này là có không ít người sau khi đi lễ đền xong thì công việc làm ăn buôn bán của gia đình và bản thân trở lên thuận lợi hơn rất nhiều.
Theo đó, người kinh doanh, buôn bán thường ghé tới đây để cầu mua may bán đắt, công việc làm ăn suôn sẻ, cửa hiệu đông khách và gia tăng lợi nhuận.
- Cầu bình an, sức khỏe
Không chỉ cầu tài lộc, công danh sự nghiệp, nhiều người đến lễ ngôi đền này chỉ đơn giản là cầu mong cho bản thân, gia đình luôn được bình an, mọi chuyện dữ hóa lành và gia đình đủ đầy, sung túc, hạnh phúc.
4. Lưu ý khi đi lễ đền Ông Hoàng Mười
- Đàm bảo trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp với chốn linh thiêng.
- Không cần phải chuẩn bị đồ cúng và các lễ vật quá cầu kỳ. Nếu không biết mua những đồ vật dâng lễ thế nào thì bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng xung quanh đền hoặc tham khảo dòng bánh lễ GPR hộp giấy màu vàng, rất phù hợp để dâng lễ Ông Hoàng Mười.
- Nên chọn đồ lễ tươi mới, được rửa sạch sẽ, tránh lễ mặn có mùi tanh như cá, thịt sống.
- Lễ vật cần bày biện gọn gàng, thể hiện sự chỉn chu.
- Nếu bạn không thích đông đúc nên tránh đến đền vào các ngày lễ Tết hoặc dịp tổ chức lễ hội. Những ngày thường đền ít người hơn sẽ giúp du khách thưởng ngoạn cảnh thơ mộng trọn vẹn và có nhiều thời gian lễ bái hơn.
Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được tại sao có 2 đền Ông Hoàng Mười và có thêm kinh nghiệm hữu ích để chuyến hành hương thuận lợi và may mắn. Nếu đang băn khoăn chưa biết lựa chọn lễ vật gì dâng lễ tới Ngài, du khách có thể tham khảo ngay dòng bánh lễ GPR cao cấp với mẫu mã, màu sắc, giá thành hợp lý đang được bày bán tại các tiệm tạp hóa công nghệ VinShop.
Với các chủ tiệm tạp hóa, nếu muốn kinh doanh thêm dòng bánh quy bơ cao cấp GPR chất lượng phục vụ lễ hội có thể đặt hàng theo 2 cách sau: