Đền Ông Hoàng Mười là địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Hà Tĩnh. Ngôi đền này thu hút lượng lớn du khách hành hương chiêm bái bởi sự linh thiêng và không gian thanh tịnh, cổ kính. Nếu bạn và gia đình đang có kế hoạch tới đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh cầu công danh, tài lộc, bình an, hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm tham quan và cách sắm lễ, dâng hương chuẩn trong bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh
1.1. Sự tích đền Ông Hoàng Mười
Đền Củi (Hà Tĩnh) là nơi thờ Ông Hoàng Mười nên du khách thường gọi địa điểm tâm linh này là đền Củi Ông Hoàng Mười, đền Chợ Củi Hoàng Mười hay đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh.
Theo ghi chép lịch sử, ông Hoàng Mười là quan trên Đế Đình, thần tiên chốn Đào Nguyên và con của Long Thần Bát Hải Đại Vương. Ông giáng trần theo mệnh lệnh để giúp đỡ nhân dân và thân thế của ông sau khi hạ phàm có rất nhiều dị bản.
Tuy vậy, đối với người dân Hà Tĩnh, ông Hoàng Mười được coi là hiện thân của vị tướng Lê Khôi, gọi Lê Lợi là chú. Ông đã cùng Lê Lợi tham gia vào cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của quân Minh và đạt được nhiều thành tựu lớn. Ông làm quan trong 3 triều đại của nhà Lê và được phong chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục, Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân.
Truyền thuyết kể lại, ông Hoàng Mười có tinh thần yêu nước thương dân, sẵn sàng cùng binh sĩ lên ngàn chặt tre, ở kho lương cứu tế khi trận cuồng phong ập đến. Tuy nhiên, không may khi đến chân núi Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh, thuyền của ông đã bị chìm.
Dân làng tiếc thương và tiến hành tang lễ thì bất chợt trên bầu trời nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã, thi thể của ông cũng nổi lên trên mặt nước nhẹ như không. Khi thi thể ông dạt vào bờ, mối đã đùn đất lên và che lấy di quan của ông. Nhằm tỏ lòng biết ơn, trân trọng công lao của ông, người dân đã lập đền và suy tôn ông là Đức ông Hoàng Mười.
1.2. Vị trí & Cách di chuyển
Đền Ông Hoàng Mười hiện nay nằm tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây có vị trí đắc địa, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 40km về phía Đông Bắc và cách thành phố Vinh (Nghệ An) 11km về phía Nam. Lưng đền tựa núi Hồng Lĩnh, kế bên là dòng sông Lam thơ mộng.
Từ cầu Bến Thủy, du khách chạy xe theo QL1A, men theo chân núi Ngã Mã, xuôi theo dòng sông Lam sẽ thấy đền Ông Hoàng Mười nằm ẩn hiện trong vườn cây cổ thụ. Vào dịp lễ Tết, ngôi đền này thu hút một lượng lớn du khách tới tham quan, vãn cảnh, chiêm bái.
1.3. Giờ mở cửa & Giá vé
- Giá vé tham quan tham khảo: Miễn phí
- Giờ mở cửa tham khảo: 7:00 – 18:00
2. Kiến trúc độc đáo tại đền Ông Hoàng Mười
Dù trải qua nhiều lần tôn tạo, đền Ông Hoàng Mười vẫn giữ nguyên được vẻ cổ kính và lối kiến trúc truyền thống mang đậm dấu ấn thời Nguyễn. Tam quan của đền được xây dựng uy nghi, nằm sát bên bờ sông Lam và có một trụ chính giữa cao 2,85m được xây dựng theo kiểu chồng diêm.
Bước lên 12 bậc từ tam quan, du khách sẽ đến hạ điện, nơi được bố trí thành các cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Ông, cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười và cung Trần Triều. Quanh đền Ông Hoàng Mười có hồ bán nguyệt và khu vực tản bộ, tạo ra một không gian lý tưởng để thư giãn và ngắm cảnh.
3. Cách sắm lễ Ông Hoàng Mười
Dân gian truyền rằng, khi đến lễ đền Ông Hoàng Mười chỉ cần thành tâm thì cầu gì được nấy. Vì vậy, không chỉ người dân Hà Tĩnh mà du khách thập phương cũng về đây hành lễ cầu bình an, công danh, tài lộc. Nhất là trong những ngày đại lễ, số lượng du khách đổ về đây tăng lên gấp bội. 3 ngày đại lễ chính của đền Ông Hoàng Mười gồm:
- Ngày 03/03 âm lịch: Giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh
- Ngày 20/08 âm lịch: Giỗ Hưng Đạo Đại Vương
- Ngày 10/10 âm lịch: Giỗ Đức Quan Hoàng Mười
Về lễ vật, du khách cần sắm đủ mặn ngọt:
- 1 mâm xôi, gà trống luộc nguyên con, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, tiền dương (tùy tâm), nén nhang.
- 1 mâm sớ điệp, trầu, cau, tiền quan, tiền dương.
- 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây.
- 1 mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu, 5 chén rượu, nén nhang, tiền dương, tiền vàng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt (đã rửa sạch), 1 bó hoa tươi để ban thờ Quan Ngũ Hổ.
- 1 mâm hoa, quả, trầu, cau, tiền dương, chai nước…
Mâm lễ cúng Ông Hoàng Mười trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Du khách không nhất thiết phải mua đủ, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính đến ngài. Nếu chưa biết lựa chọn sản phẩm nào dâng lễ có mẫu mã bắt mắt, dễ dàng vận chuyển, du khách có thể tham khảo dòng bánh lễ GPR với 6 màu sắc đa dạng, phù hợp để dâng lễ, cầu bình an, tài lộc.
4. Mẫu văn khấn đi lễ đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh
“Nam mô a di đà Phật (3 lần )
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.
Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.
Con lạy: ...........(tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền ông Hoàng Mười ta khấn: Con lạy Thánh Hoàng Mười tối linh)
Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........
Ngụ tại:.................................
Hôm nay là ngày...., Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe - không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.
Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: (Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).
Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài dang tay cứu giúp. Chúng con xin đa tạ ...(tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a di đà phật (3 lần).
(Nguồn: Hoa tiêu)
5. Lưu ý khi đi lễ đền Ông Hoàng Mười
- Mặc trang phục lịch sự, chỉnh tề, kín đáo, phù hợp với chốn tôn nghiêm, thờ tự.
- Giữ trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, tránh to tiếng để không làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh tại đền.
- Không nên tùy ý đụng chạm hoặc làm hư hại đồ vật, di tích, cảnh quan trong đền.
- Bảo quản cẩn thận tài sản, vật dụng cá nhân khi viếng đền vào mùa lễ hội và những khi đông người.
- Hạn chế đốt vàng mã và không nên đặt quá vật phẩm trên mâm lễ.
- Đền Ông Hoàng Mười mở cửa quanh năm đón du khách nên nếu bạn muốn được thư thả vãn cảnh, thắp hương thì nên tránh những ngày hội chính.
Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh là một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, là cầu nối với du khách gần xa đến trải nghiệm, khám phá những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời của vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Có dịp đến Hà Tĩnh, đừng quên ghé thăm đền Ông Hoàng Mười và cầu nguyện may mắn, sức khỏe, tài lộc cho bản thân và gia đình bạn nhé!
Các chủ tiệm tạp hóa nếu muốn kinh doanh thêm dòng bánh quy bơ cao cấp GPR chất lượng phục vụ lễ Tết có thể đặt hàng theo 2 cách sau: