Đầu năm luôn là dịp cầu cho một năm mới may mắn, thuận lợi và nhiều bình an. Nếu bạn đang có kế hoạch cầu may cho năm mới thì Đền Dầm tọa lạc ngay tại Hà Nội là ngôi đền vô cùng linh thiêng mà bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh và dâng lễ cầu an, cầu tài cho năm nay.
1. Đền Dầm - Ngôi đền cổ linh thiêng thời Trần
Đền Dầm là ngôi đền linh thiêng thờ Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ có từ thời nhà Trần và là một trong những ngồi đền có lượng sắc phong lớn nhất Việt Nam. Theo tín ngưỡng Đạo Mẫu, Mẫu Thượng Thiên cai quản chung, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi và Mẫu Thoải cai quản vùng sông nước. Trong đó, sông nước tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở nên muốn cầu cho mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, tài lộc đầy nhà thì dân gian thường cầu lên Mẫu Thoải.
Đền Dầm gắn liền với rất nhiều những điển tích trong lịch sử kháng chiến của nhân dân ta. Tương truyền rằng năm xưa khi Hoàng Long công chúa, tức Mẫu Đệ Tam bị đày vì làm vỡ chén ngọc được chàng Liễu Nghị giải oan, nàng đã hiện lên báo mộng giúp Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đánh thắng giặc ngoại xâm để trả ơn. Sau khi thắng trận trở về, Hưng Đạo vương đã tâu vua, vua liền lập tức sai sứ giả đến bái tạ và ban tặng sắc phong tại đền.
Lễ hội đền Dầm được tổ chức long trọng vào tháng hai âm lịch hàng năm, bắt đầu từ ngày mùng một và kết thúc vào ngày mùng 10. Ngày hội chính của đền sẽ diễn ra vào mùng 5, thu hút rất nhiều khách thập phương đến hành hương, cúng lễ. Bên cạnh phần lễ, phần hội sẽ có nhiều hoạt động mang đậm giá trị văn hóa như rước nước, múa rồng, cờ người, hát quan họ.
2. Cách di chuyển đến Đền Dầm
Đền Dầm là ngôi đền thuộc địa phận thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội, cách nội thành khoảng 20 km. Vì vậy bạn có thể dễ dàng di chuyển với nhiều lựa chọn:
- Xe máy:
Thời gian di chuyển dự kiến khoảng 30 phút với lộ trình tham khảo sau đây: Từ đường Giải Phóng đến cầu Vượt ngã tư Vọng, rẽ trái vào QL1A sau đó rẽ phải vào đường Trần Thủ Độ. Tại vòng xuyến đi theo lối ra thứ 3 vào ngõ 15 Ngọc Hồi, rẽ trái vào 02/Cầu Chui đến đê Hữu Hồng. Đi dọc đường đê Hữu Hồng là bạn có thể đến đền Dầm.
- Ô tô:
Thời gian di chuyển dự kiến khoảng 30 phút với lộ trình tham khảo: Từ đường Giải Phóng đến cầu Vượt ngã tư Vọng - Nguyễn Bồ, rẽ phải vào đường Nguyễn Bặc băng qua cầu Trần Thủ Độ, sau đó rẽ trái vào 02/Tứ Hiệp, đi dọc đê Hữu Hồng là đến đền Dầm.
>>> Kinh nghiệm đi lễ Đền Cửa Ông <<<
|
3. Chuẩn bị trước khi đi lễ Đền Dầm
Trang phục
Khi đi lễ tại các nơi linh thiêng như đền phủ, việc chọn lựa trang phục phù hợp vô cùng quan trọng. Theo quy định của những địa điểm tâm linh, du khách thường được khuyến khích lựa chọn trang phục lịch sự. Đối với phụ nữ, việc chọn mặc áo dài là một sự lựa chọn duyên dáng, vừa kín đáo mà không kém phần tinh tế và sang trọng. Còn với nam giới, bạn có thể kết hợp mặc áo sơ mi kết hợp với quần dài.
Chuẩn bị đồ lễ
Khi đi lễ, bạn có thể dâng lễ chay hoặc lễ mặn, không yêu cầu đắt tiền nhưng cần chỉn chu hết mức có thể. Lễ vật cơ bản bao gồm:
- Hoa tươi
- Hoa quả (chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, …)
- Trầu cau
- Một chai rượu nhỏ
- Bánh kẹo
- Tiền lẻ
- Vàng mã
- Cánh sớ
- Xôi, giò hoặc gà trống luộc (nếu bạn dâng cả lễ mặn)
Gợi ý khi đi lễ ở đền Dầm - thờ Mẫu Đệ Tam cai quản miền sông nước, bạn nên chuẩn bị các lễ vật có màu sắc thiên về trắng (ví dụ như hoa cúc trắng, xôi nếp,...). Bạn cũng có thể lựa chọn bánh GPR trắng được đóng gói lịch sự, giá cả phải chăng.
4. Hướng dẫn tham quan Đền Dầm
Đền Dầm, một công trình kiến trúc cổ xưa, đã tồn tại từ thời xa xưa và hiếm có trong số những công trình tương tự vẫn giữ được sự nguyên vẹn và cổ kính. Kiến trúc của nó vẫn giữ nguyên phong cách cổ xưa với các cột gỗ, mái ngói và khuôn viên rộng lớn được lát bằng gạch mịn.
Cổng vào của Đền cao và rộng, có ba cửa, được trang trí bằng nghệ thuật chạm khắc và hoa văn tinh xảo. Trên cửa có sáu trụ, trên đắp nghê chầu, được trang trí với hoa văn và câu đối tỉ mỉ, cùng với tường được xây bằng đá long mã. Phần chánh điện của Đền là một khu nhà dài, với mái ngói dày và cột gỗ được sơn màu nâu. Bên trong Đền, các bàn thờ và các hương án được chạm trổ rất tỉ mỉ và được trang trí bằng sơn vàng.
Trong khuôn viên của đền có một hồ nước và trồng nhiều cây cổ thụ. Đền chia thành các khu khác nhau, ngoài gian chính là đền thờ Mẫu Đệ Tam còn có cung Trần triều thờ Hưng Đạo vương, động Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu. Nổi bật là Lầu Cô nằm ngay trên hồ, là một cổ lầu hai tầng, có mái hình lục giác, nghinh môn với 6 trụ bề thế, uy nghiêm.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về kinh nghiệm tham quan và cầu may tại Đền Dầm. Hiện nay đang có rất nhiều ưu đãi khi mua bánh quy bơ GPR trên Vinshop, bạn có thể tham khảo để chuẩn bị đồ lễ cho những lần hành hương của mình nhé.