Lễ hội Đền Cửa Ông vẫn là sự kiện kết nối giữa tâm linh và văn hóa, hàng năm nơi đây luôn là địa điểm thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan và dâng hương. Bài viết này sẽ cung cấp chi tiết về kinh nghiệm tham quan và cách dâng hương tại Đền Cửa Ông, giúp bạn hiểu rõ hơn về tinh thần và ý nghĩa của lễ hội truyền thống này.
1. Đền Cửa Ông - Nơi linh thiêng ở vùng đất mỏ Quảng Ninh
Đền Cửa Ông xây dựng nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng - vị danh tướng tài ba, người có công lao to lớn trong việc đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược nước ta vào thế kỷ 13. Hằng năm, vào ngày mùng 3 tháng 2 và tháng 8 âm lịch, lễ hội Đền Cửa Ông đều được tổ chức, thu hút đông đảo du khách thập phương.
Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: rước kiệu, tế lễ, dâng hương, hát chầu văn,... Đặc biệt, phần hội với các trò chơi dân gian như: thi nấu bánh chưng, kéo co, đấu vật,... tạo nên không khí náo nhiệt, vui tươi.
Các hoạt động tại lễ hội đền Cửa Ông là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Quảng Ninh. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tảng, cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đồng thời cũng là dịp để du khách thập phương khám phá và trải nghiệm văn hóa địa phương.
2. Kinh nghiệm tham quan đền Cửa Ông
2.1. Thời gian nên đi tham quan
Nếu có dự định đến thăm và dâng hương tại Đền Cửa Ông, bạn có thể chọn những thời điểm lý tưởng sau trong năm để tận hưởng những trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hiểu rõ hơn về văn hóa và lịch sử của Đền Cửa Ông.
Nên đi vào chính hội từ ngày 03/2 - 04/02 âm lịch hoặc ngày 03/08 - 04/08 âm lịch để trải nghiệm trọn vẹn không khí lễ hội với nhiều hoạt động độc đáo, thú vị.
Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm đền trong những ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng để dâng hương và cầu may mắn cho cả gia đình.
2.2. Cách di chuyển
Vị trí của Đền Cửa Ông tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 40km. Du khách có thể di chuyển đến Đền Cửa Ông bằng nhiều phương tiện khác nhau:
Xe khách:
Bạn có thể lựa chọn di chuyển tới đền bằng xe khách theo tuyến đường Hà Nội - Cẩm Phả với chi phí dao động từ 80.000 - 120.000 đồng/ lượt (mức giá vé thay đổi tùy theo từng nhà xe).
Khi đến bến xe Cẩm Phả, du khách có thể bắt taxi hoặc xe ôm để đến tham quan Đền Cửa Ông.
Phương tiện cá nhân:
Du khách có thể tự lái xe máy hoặc ô tô riêng từ Hà Nội hoặc Hải Phòng đến Quảng Ninh theo đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh hoặc quốc lộ 18. Cung đường này thuận tiện, dễ đi và tiết kiệm thời gian di chuyển. Quãng đường đi từ Hà Nội đến Cẩm Phả là khoảng 250km, dự kiến mất khoảng 4 - 5 tiếng đồng hồ.
2.3. Trang phục
Khi bạn chuẩn bị tham quan hoặc hành hương tại Đền Cửa Ông, việc lựa chọn trang phục là một phần quan trọng. Theo nội quy của những nơi linh thiêng, du khách thường được khuyến khích mặc các trang phục lịch sự. Nếu là nữ bạn có thể cân nhắc diện áo dài, vừa kín đáo mà không kém phần tinh tế, sang trọng. Đối với nam giới, một chiếc áo trang trọng kết hợp với quần dài là lựa chọn phổ biến.
2.4. Chuẩn bị đồ lễ
Hoạt động dâng lễ tại các ngôi đền là một phong tục đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đây là một hình thức thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với các vị thần linh, thánh nhân đã có công lao to lớn trong việc bảo vệ và dựng nước. Bởi vậy, chuẩn bị những mâm lễ dâng hương được nhiều du khách chuẩn bị cẩn thận và tỉ mỉ từ trước. Khi dâng lễ tại Đền Cửa Ông không nhất thiết bạn phải chọn những lễ vật mắc tiền mà quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành. Du khách có thể lựa chọn chuẩn bị mâm lễ chay hoặc lễ mặn.
Một mâm lễ chay thông thường gồm có hương, hoa tươi, trái cây (nên chọn hoa quả theo mùa để có chất lượng tươi ngon nhất), bánh kẹo, oản, nến và giấy vàng mã. Ngoài ra bạn có thể chọn những mâm lễ được trang trí từ những sản phẩm chất lượng, có màu bắt mắt như tháp bánh lễ GPR rất phù hợp với không khí lễ hội.
Với mâm lễ mặn bạn có thể chuẩn bị những món gồm: thịt heo/ thịt gà luộc, xôi/ bánh chưng, giò/ chả, rượu trắng.
Những lưu ý giúp bạn chuẩn bị một mâm lễ chu đáo và thành kính nhất:
- Nên chọn đồ lễ tươi ngon, được rửa sạch sẽ trước khi dâng hương
- Tránh mang đồ lễ mặn có mùi tanh như cá, thịt sống
- Lễ vật nên được bày biện gọn gàng, đẹp mắt, thể hiện sự chỉn chu
- Ngoài ra, nếu chưa có điều kiện chuẩn bị trước, du khách có thể chọn mua đồ lễ tại các quầy hàng xung quanh đền
3. Kinh nghiệm dâng hương ở Đền Cửa Ông
Khi tham quan, cầu may trong Đền Cửa Ông, du khách có thể tham khảo thứ tự dâng hương tại các ban trong đền như sau:
- Đầu tiên là ban thờ Đức Ông, đây là ban thờ chính của đền, nơi du khách dâng hương để bày tỏ lòng thành kính
- Kế đến là ban thờ Mẫu, nằm bên trái ban thờ Đức Ông, nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, vị thánh mẫu được nhiều người dân Việt Nam tôn kính
- Tiếp đó là ban thờ vị tướng Trần Hưng Đạo (vị danh tướng có công lao to lớn trong việc đánh tan quân Nguyên Mông), nằm bên phải bàn thờ Đức Ông
- Sau đó bạn dâng hương lần lượt tại các ban thờ Quan m Bồ Tát, ban thờ Tả Phủ, Hữu Phủ, ban thờ Ngũ Hổ, ban thờ Đức Ông Trần Quốc Tuấn, ban thờ 12 vị quan triều Trần,... và các ban còn lại trong đền. Nếu chưa rõ nên lễ tại ban thờ nào bạn có thể hỏi các vị sư tại đền hoặc người dân địa phương để được hướng dẫn
Dâng hương tại Đền Cửa Ông là nét đẹp trong văn hóa tôn giáo của người Việt, hoạt động này không chỉ mang nhiều nét đẹp dân tộc mà còn là sự thể hiện lòng biết ơn với các vị anh hùng trong lịch sử. Nếu chưa biết chuẩn bị mâm lễ gì trong chuyến hành hương sắp tới, hãy tham khảo ngay dòng bánh lễ GPR để lựa chọn được sản phẩm chất lượng với nhiều mẫu mã đẹp mắt bạn nhé!