vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Khám phá đền Bà Kiệu - Ngôi đền cổ nằm ở vị trí “đắc địa” giữa trung tâm Hà Nội

Tin tức khác


20/03/2024

Đền Bà Kiệu là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng của Thủ đô, thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan, chiêm bái mỗi năm. Nếu có cơ hội du lịch Hà Nội, bạn đừng quên ghé thăm ngôi đền này để tìm hiểu thêm về giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc và cảm nhận sự độc đáo trong kiến trúc, không gian thanh tịnh mà đền Bà Kiệu mang lại.

MUA BÁNH LỄ NGAY!

1. Giới thiệu đền Bà Kiệu

1.1. Sự tích đền Bà Kiệu

Đền Bà Kiệu (Thiên Tiên Điện hoặc Huyền Chân Từ) là một trong những ngôi đền thờ Mẫu đầu tiên tại Việt Nam. Ngôi đền này được xây dựng từ đầu thế kỷ 17, niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 - 1628). Ban đầu, khu vực này chỉ có đền chính. Sau đó, vào cuối niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) có thêm cổng Tam Quan và quả chuông đồng vào năm Cảnh Thịnh thứ 8 thời kỳ Tây Sơn (1800).

Qua nhiều lần tu bổ, đền Bà Kiệu vẫn lưu giữ được kiến trúc cổ từ lần cải tạo lớn vào năm 1864 (tức năm Tự Đức 17). Tuy nhiên, vào năm 1891, người Pháp lấy đất để làm đường xe điện nên phá bỏ sân trước và tòa tiền tế của đền Bà Kiệu. Thay vào đó, con đường quanh hồ Hoàn Kiếm được xây dựng và phố Đinh Tiên Hoàng đã chia cắt khu vực của đền chính.

Thực tế, không ai biết lý do tại sao gọi là đền Bà Kiệu. Nhưng chắc chắn rằng đây là nơi thờ phụng các vị nữ thần như: Thánh Mẫu Liễu Hạnh và 2 thị nữ Quỳnh Hoa - Quế Hoa. 
Theo truyền thuyết kể lại, Công chúa Liễu Hạnh (con gái của Ngọc Hoàng) làm vỡ chén ngọc nên bị đày xuống trần gian. Khi hạ thế, nàng đã dạy dân chúng trồng trọt và xây dựng cuộc sống. Khi thời gian đầy ải kết thúc, nàng trở lại thiên đình. Do nhớ nhung đời sống trần thế, nàng đã quay xuống trần cùng với các thị nữ để tiếp tục giúp đỡ dân chúng.

Nhờ vào đóng góp lớn lao của mình, công chúa Liễu Hạnh đã được tôn vinh là một vị thánh và được dân chúng kính trọng, lập đền thờ phụng. Trong số các vị thần, Mẫu Liễu được coi là một trong "Tứ Bất Tử", "Mẫu Nghi Thiên hạ", thuộc hàng "Đệ nhất Thượng đẳng thần" trong tín ngưỡng dân gian.

1.2. Vị trí & Cách di chuyển

Đền Bà Kiệu tọa lạc tại số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là vùng đất thiêng của Thủ đô, trước mặt là hồ Gươm với tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, kế cận là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. 
Để đến ngôi đền này, người dân có thể tham khảo những cách sau:
Xe bus (08A, 08B, 09A, 09B, 14, 36, 86,...): Thuận tiện và giá thành rẻ, chỉ từ 7.000 - 9.000 đồng/lượt.
Taxi, xe công nghệ: Di chuyển nhanh chóng và thoải mái.
Xe cá nhân (xe máy, ô tô): Đi theo sự chỉ dẫn của Google Maps, du khách có thể dễ dàng tới khu vực đền Bà Kiệu. Xung quanh hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều chỗ để gửi xe (cần hỏi giá trước khi gửi).

1.3. Giờ mở cửa & Giá vé

  • Giờ mở cửa: 08:00 – 11:30, 13:30 – 16:30.
  • Giá vé: Ban quản lý đền không thu vé vào cửa. 

2. Trải nghiệm thú vị khi tham quan đền Bà Kiệu

2.1. Kiến trúc “cắt đôi” độc đáo

Đền Bà Kiệu được chia thành 2 phần bởi con phố Đinh Tiên Hoàng. Khu vực đền chính nằm ở góc phố Lò Sũ, còn cổng tam quan nằm đoạn ven hồ Gươm, nhìn ra đền Ngọc Sơn.

Cổng Tam Quan

Cổng tam Quan được làm bằng gạch kiểu tường hồi bít đốc, xây dựng theo kiến trúc 3 cửa truyền thống, bên trên là mái lợp bằng ngói ta.

Khu đền chính

Khi đi dạo trên phố đi bộ, du khách dễ dàng nhận ra vườn hoa đền Bà Kiệu ngay cạnh cổng Tượng đài Cảm tử. Khu vực đền chính chia làm 3 phân khu riêng biệt:

Nhà đại bái

Xây bằng gạch, kiến trúc 3 gian và phong cách tương tự cổng tam quan nhưng kích thước lớn hơn. Phần mái mang đặc trưng của thời Nguyễn. Bờ nóc dạng bờ đình, trên mái có 2 tượng cá hóa rồng với chất liệu gốm men xanh, nghiêng vào bình nước thiêng đặt chính giữa.

Bên trong nhà đại bái, các đầu dư được chạm trổ hình đầu rồng, thân nổi vân và đường triện. Từng bậc lát bằng phiến đá xanh xám với kích thước lớn. Nổi bật giữa gian nhà là bộ khung lớn dựng từ 8 cột gỗ lim và kê đôn đá bên dưới chắc chắn. Cột hiên bên ngoài có kích thước nhỏ hơn, hình hộp chữ nhật. Điểm nhấn trong nhà đại bái là 4 bức tượng cá chép hoá rồng đặt trên xà và dưới diềm của 2 mái trước sau.

Phương đình

Nằm liền sau khu đại bái, mang kiến trúc thời Nguyễn với 4 chân cột lớn kiểu phương đình và 2 tầng, 4 mái chạm khắc hoa văn truyền thống.

Hậu cung

Đây là khu vực linh thiêng nhất của đền, thuộc dãy phố Lò Sũ. Nếp nhà ngang xây gạch, kiến trúc đồng nhất với cổng và nhà đại bái. Tôn tượng các mẫu toạ lạc trong khám thờ lớn, được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Ở lớp trên cùng là 3 pho tượng Thánh Mẫu: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thuỷ (còn gọi là Mẫu Thoải), bên dưới là tượng Công chúa Liễu Hạnh và 2 tiên nữ Quỳnh Hoa, Quế Hoa.

Bên ngoài khám thờ có tôn tượng nhỏ của 2 cô, 2 cậu. Ở 2 bên là khám thờ Bà Chúa Thượng Ngàn (bên trái) và Chầu Thủ đền (bên phải). Các gian bên Hậu cung có bàn thờ và tượng tạc nhỏ các vị nam thần phổ biến trong đền Mẫu như: Ngọc Hoàng, Ngũ vị tôn ông (có từ thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn).

2.2. Lễ hội đền Bà Kiệu

Lễ hội đền Bà Kiệu diễn ra vào ngày 6/3 âm lịch hàng năm, thu hút hàng ngàn du khách đến tham dự. Lễ hội nhằm tôn vinh công ơn của các vị nữ thần và cầu mong sự bình an, may mắn. Các hoạt động nổi bật của lễ chính phải kể tới diễu hành, đốt lửa trại, lễ cúng hoành tráng tại đền vào ban đêm,...

3. Lưu ý khi đi lễ tại đền Bà Kiệu

  • Nên gửi xe ở các điểm trông giữ xe có bảng giá niêm yết do Ủy ban phường quy định để tránh bị chặt chém
  • Du khách có nhu cầu thuyết minh về đền Bà Kiệu có thể đăng ký ngay tại bàn đón tiếp khách
  • Nếu đến vào ngày rằm hoặc dịp lễ chính, để vào khu thờ tự, du khách có thể đi vào từ cửa trước
  • Còn ngày thường, du khách phải đi từ mặt phía sau của đền (phía cửa phố Lò Sũ, qua hàng quán)
  • Trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục, không gây phản cảm
  • Giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, không làm hư hại di tích
  • Chú ý bảo quản tư trang cá nhân
  • Không tự ý thắp hương hay đặt tiền lễ mà nên tham khảo qua ban quản lý đền. Khi đốt vàng mã cần hóa đúng nơi quy định
  • Nếu chưa biết lựa chọn sản phẩm nào dâng lễ có mẫu mã bắt mắt, dễ dàng vận chuyển, giá thành hợp lý, du khách có thể tham khảo dòng bánh lễ GPR hộp giấy 120g

Hy vọng rằng, bài viết về đền Bà Kiệu trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn có một chuyến tham quan, lễ bái suôn sẻ và nguyện cầu được nhiều điều may mắn, bình an. Nếu bạn muốn mua bánh quy bơ cao cấp GPR hay vật phẩm bày lễ chất lượng, đến ngay các tiệm tạp hóa liên kết Vinshop nhé!

Các chủ tiệm tạp hóa nếu muốn kinh doanh thêm dòng bánh quy bơ cao cấp GPR chất lượng phục vụ lễ Tết có thể đặt hàng theo 2 cách sau:

Tag:

Lễ đền chùaBánh lễĐền thờSắm lễ

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Du lịch 30/4 1/5 ở đâu? Gợi ý 10 địa điểm chơi lễ vui hết nấc

Tin tức khác


22/04/2024


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Thể Lệ Chương Trình Trưng Bày Sản Phẩm Indomie Tháng 7.2024

Thể lệ


25/07/2024

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    1800 646 869
    [email protected]
    Info
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang