vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam - Biểu tượng văn hóa tâm linh của An Giang

Tin tức khác


20/03/2024

Châu Đốc - An Giang là địa danh nổi tiếng về sự linh thiêng, địa hình nằm giữa tam giang hùng vĩ và sơn thủy huyền bí. Tín ngưỡng tôn giáo lâu đời đã làm nên bản sắc đặc trưng của vùng đất này. Nhắc đến núi Sam thì ai cũng biết Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là điểm đến tâm linh nổi bật, thu hút hàng ngàn người dân hành hương khắp nơi đến hành hương mỗi ngày.

MUA BÁNH LỄ NGAY!

1. Giới thiệu Miếu Bà Chúa Xứ 

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc tại 132 Châu Thị Tế, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, ngay dưới chân núi Sam hùng vĩ. Là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất khu vực miền Tây Nam Bộ.

Nơi đây thu hút đông đảo du khách thập phương bởi vẻ đẹp uy nghiêm, linh thiêng và những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo. Cùng nhiều câu chuyện kỳ bí và sự linh ứng của Bà Chúa Xứ.

Miếu Bà không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn gắn liền với câu chuyện lịch sử khai phá vùng đất này.

Tương truyền rằng, bà chúa Xứ rất linh thiêng, thành tâm cầu khấn gì cũng được. Vì thế, được người dân khắp nơi đến để cầu mong về công việc thuận lợi, gia đạo bình an,..
Để Miếu Bà Chúa Xứ trở thành một công trình kiến trúc theo văn hoá phương Đông độc đáo như bây giờ. Miếu Bà đã trải qua một thời gian tái thiết từ một ngôi miếu đơn sơ bằng lá, lưng quay về vách núi, chính điện hướng ra cánh đồng làng.

2. Giải đáp: Bà Chúa Xứ Núi Sam là ai?

2.1. Giai thoại huyền bí về Bà Chúa Xứ

Tương truyền, vào khoảng thế kỉ XVIII, quân Xiêm thường sang nước ta cướp bóc, phá hoại. Một hôm, giặc đến đuổi theo người dân chạy lên đỉnh núi Sam thì phát hiện tượng Bà. Chúng dùng dây buộc và khiêng xuống núi mang về xứ. Tuy nhiên, chỉ khiêng được một đoạn ngắn, tượng Bà bỗng nhiên nặng trĩu không thể nhấc lên được. Lúc này, bọn chúng đã đập vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay trái và đã bị Bà trừng trị ngay lập tức.

Ít lâu sau, Bà hiển linh về xưng là Bà Chúa Xứ, chỉ người dân cách khiêng tượng Bà xuống núi để lập miếu thờ. Bà sẽ phù hộ cho dân làng bình an, ấm no. Thấy vậy, dân làng lên núi khiêng tượng về thờ, nhưng mấy chục thanh niên khoẻ mạnh gắng hết sức cũng không dịch chuyển được tượng Bà. Một cô gái lên đồng và cho biết “Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng”. Người dân làm theo và đã mang được tượng Bà xuống vô cùng nhẹ nhàng. Khiêng được đến chân núi Sam thì tượng Bà trở nên nặng trĩu không thể đi được nữa, mọi người cũng hiểu rằng Bà đã chọn nơi đây để an vị và không di chuyển nữa mà lập miếu thờ đúng chỗ đó.

2.2. Nguồn gốc pho tượng 

Ngày xưa, tượng Bà Chúa Xứ ngự trên đỉnh núi Sam. Hiện nay, vẫn còn bệ đỡ tượng Bà ngồi vẫn còn trên đó, đây là một loại trầm tích thạch có màu xanh đen, hạt nhuyễn. Nhà khảo cổ học người Pháp Malleret đã từng đến núi Sam, để nghiên cứu tượng Bà Chúa Xứ trong thời gian tiến hành khai quật khu di chỉ Óc Eo - Ba Thê. Ông xác định đây là một loại tượng thần thuộc nhóm Vishnu, vật liệu làm bằng sa thạch, có giá trị nghệ thuật cao và được tạc vào cuối thế kỷ thứ VI.
Ngoài ra, nhà văn Sơn Nam cũng cho rằng tượng Bà Chúa Xứ là tượng Phật Nam của người Khmer đã bị bỏ quên trên núi Sam. Sau đó, được dân ta mang về tân trang lại.

Bên cạnh đó, ông Trần Văn Dũng - tác giả của cuốn “Lịch sử khai phá vùng Châu Đốc 1757-1857” đã đưa ra một nhận định khác. Ông cho rằng, tượng Bà thực chất là tượng nam, đang ngồi với tư thế vương giả. Phần đầu của tượng không còn là nguyên gốc mà đã được chế tác lại, vì đá ở phần đầu khác với đá ở phần thân tượng.

3. Khám phá kiến trúc tại Miếu Bà

Kiến trúc của Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc ghi dấu ấn văn hóa và tâm linh sâu sắc của vùng đất Tây Nam bộ Việt Nam. Ngôi miếu được xây dựng với bố cục chữ “Quốc”, trong tiếng Hán, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc.
Mái miếu xây theo kiểu tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh ngọc bích, gợi hình bông sen đang nở, góc mái cong vút như mũi thuyền. Các hoa văn trên cánh cửa đến khung bao, đều được chạm khắc tỉ mỉ, lộng lẫy và tráng lệ. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà cùng bốn cột cổ lầu gần chánh điện vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính.

Chánh điện của miếu gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ phụng Bà Chúa Xứ, với tượng Bà bằng đá được mặc áo mão trang nghiêm, long trọng đặt trên bệ cao. Hai bên là hai con hạc trắng thể hiện cốt cách thần thánh của Bà. Bên phải tượng Bà là bàn thờ Cậu hay linga (sinh thực khí nam) bằng đá. Bên còn lại là hương án thờ Cô, đây là một hình tượng yoni (sinh thực khí nữ) được chạm khắc bằng gỗ.
Lớp thứ hai của Chánh điện là nơi thờ Hội đồng, sát bên là hai tượng hình chim phượng. Bên trái bàn thờ Hội đồng là nơi thờ phụng Tiền hiền khai khẩn, bên phải là bàn thờ Hậu hiền khai cơ. 

4. Lễ vật cần chuẩn bị để dâng cúng Bà Chúa Xứ

Khi đến viếng Bà Chúa Xứ Núi Sam, việc chuẩn bị lễ vật chu đáo thể hiện lòng thành kính là điều rất quan trọng. Lễ vật viếng Bà gồm có:

  • Mâm ngũ quả: nên chọn 5 loại trái cây tươi ngon, có màu sắc sặc sỡ tượng trưng cho ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Một số gợi ý phổ biến là chuối xanh, đu đủ xanh, thanh long đỏ, bưởi da xanh,...
  • Hoa tươi: như hoa sen, hoa huệ, hoa cúc,... có màu sắc rực rỡ tượng trưng cho sự thanh tao, may mắn.
  • Hương và nến: Nên chọn loại hương trầm hoặc hương quế tượng trưng cho sự thanh tịnh, linh thiêng. Nến có màu đỏ hoặc vàng tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc.
  • Lễ vật mặn: như heo quay nguyên con, gà luộc, xôi, bánh kẹo, trầu cau,...Đặc biệt, heo quay nguyên con là lễ vật trang trọng và phải dùng một con dao cắm ngay sống lưng được. 
  • Một số lễ vật khác: như hũ gạo, hũ muối, trà, rượu,... tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Ngoài ra, bạn có thể dâng cúng thêm tiền lẻ để góp phần trùng tu, sửa chữa miếu.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn set bánh lễ GPR tại Vinshop với 5 màu tượng trưng cho Ngũ Hành để dâng lên cúng Bà Chúa Xứ. Bánh lễ GPR được đóng gói lịch sự, nghiêm trang mà vô cùng đẹp mắt giúp cho mâm lễ vật của bạn trở nên độc đáo hơn.

5. Tham gia lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Hằng năm, cứ vào ngày 23 đến ngày 27/4 âm lịch là người người đổ bộ về miếu Bà Chúa Xứ hành hương để tham gia lễ hội “Vía Bà”. Lễ hội được tổ chức vô cùng long trọng với nhiều lễ tết cổ truyền trọng thể và các trò chơi dân gian cùng nghệ thuật âm nhạc truyền thống đặc sắc.

  • Ngày 24/04 âm lịch sẽ diễn ra Lễ “Tắm Bà” vào lúc 0 giờ.
  • Ngày 25 cử hành lễ “Thỉnh sắc” vào lúc 16 giờ, đi từ chùa Bà sang lăng Thoại Ngọc Hầu để thỉnh sắc rồi trở về lại miếu Bà. Gồm có đội múa lân, cờ phướn đi trước và sau kiệu sơn sơn son thếp vàng là long đình.
  • Rạng sáng ngày 26 sẽ tổ chức lễ “Túc yết” và ngày 27 là lễ “Chánh tế” được diễn ra tương tự nhau. Nhằm cầu cho mưa thuận gió hoà, đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, dân chúng bình an, khoẻ mạnh, quỷ dữ bị tiêu diệt,...
  • Vào khoảng 15 giờ ngày 27/04 âm lịch là lễ “Hồi sắc”, đoàn hành lễ sẽ đưa bài vị của Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân về lại Sơn Lăng và kết thúc lễ hội.

Đặc biệt, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam thu hút đông đảo người dân đến tham dự vì lễ phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu. Lễ này sẽ tái hiện lại theo truyền thuyết 9 cô gái đồng trinh rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu trong tiếng chiêng, trống rộn ràng. Ngoài ra, còn có những trò chơi rộn ràng như hát bội, ca nhạc ngũ âm, múa lân, múa võ,...

Đến với Miếu Bà Chúa Xứ không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, tìm hiểu về lịch sử văn hóa địa phương mà còn có cơ hội cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Trên đây là những thông tin về Miếu Bà Chúa Xứ An Giang, hy vọng bạn sẽ có một chuyến hành hương về Thất sơn An Giang thật như ý và trọn vẹn.

Khi đi viếng chùa, miếu hay đền thì thứ không thể thiếu chính là lễ vật, để thể hiện lòng thành của mình đối với các bậc thánh thần. Bánh lễ GPR là một lựa chọn hoàn hảo làm cho mâm lễ của bạn độc đáo hơn, nhiều màu sắc phù hợp để dâng lên Bà Chúa Xứ.

Tag:

Lễ đền chùaBánh lễĐền thờSắm lễ

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Du lịch 30/4 1/5 ở đâu? Gợi ý 10 địa điểm chơi lễ vui hết nấc

Tin tức khác


22/04/2024



cate_icon

Bài viết liên quan

Thể Lệ Chương Trình Khuyến Mại Cho Khách Hàng Nhập Sản Phẩm Bánh Quy Bơ GPR Tháng 09/2024

Thể lệ


10/09/2024

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang