Hiện nay, có ngày càng nhiều người không chỉ làm một công việc cố định mà còn nhận thêm việc bên ngoài để tăng thu nhập. Đây chính là lúc thuật ngữ thu nhập vãng lai được nhắc đến thường xuyên hơn, nhất là trong các giấy tờ thuế hoặc các thông báo từ cơ quan quản lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác thu nhập vãng lai là gì. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc về loại thu nhập này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
Thu nhập vãng lai là gì? Những điều cần hiểu đúng về thu nhập vãng lai
Thu nhập vãng lai được định nghĩa là khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên, không có tính chất ổn định và không gắn liền với hợp đồng lao động dài hạn giữa người lao động và đơn vị trả thu nhập. Nói cách khác, nếu bạn làm việc ngắn hạn, cộng tác theo dự án hoặc chỉ nhận thù lao một lần thì phần tiền nhận được gọi là thu nhập vãng lai.
Dưới đây là một số ví dụ dễ hiểu về thu nhập vãng lai:
- Làm cộng tác viên bán hàng, nhận hoa hồng theo sản phẩm
- Nhận tiền viết bài, dịch thuật, làm đồ thủ công theo đơn đặt hàng
- Làm việc thời vụ theo ngày, theo giờ mà không ký hợp đồng chính thức
- Được mời tham gia khảo sát, hội thảo, phỏng vấn và được trả phí tham dự

Thu nhập vãng lai là khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên, không gắn với hợp đồng lao động (Ảnh: E-invoice)
Những khoản thu nhập này thường không phát sinh đều đặn mỗi tháng mà chỉ xuất hiện khi có công việc phù hợp. Chính vì tính chất không ổn định đó, việc hiểu rõ thu nhập vãng lai là gì và các quy định liên quan sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc kê khai và nộp thuế.
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập vãng lai năm 2025
Vậy thu nhập vãng lai có tính thuế không và mức đóng thế nào? Theo quy định hiện hành năm 2025, các khoản thu nhập vãng lai trên 2 triệu đồng/lần chi trả và không ký hợp đồng lao động chính thức sẽ bị khấu trừ 10% tại nguồn trước khi trả tiền cho người nhận. (Nguồn: Thư viện pháp luật, T2/2025)

Thu nhập vãng lai trên 2 triệu đồng/lần chi trả (không ký hợp đồng lao động chính thức) bị khấu trừ 10% tại nguồn (Ảnh: Thuế Quang Huy)
Nếu có nhiều nguồn thu nhập vãng lai khác nhau, bạn cần tổng hợp lại tất cả các khoản để xác định nghĩa vụ thuế trong năm, dù mỗi khoản có thể nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được tổng thu nhập trong năm không đến mức phải nộp thuế, bạn có thể đăng ký hoàn thuế vào cuối năm. Cụ thể:
- Nếu tổng thu nhập trong năm dưới mức giảm trừ gia cảnh (132 triệu đồng/năm với người độc thân), bạn được miễn nộp thuế TNCN nhưng vẫn cần kê khai để hoàn thuế nếu đã bị khấu trừ.
- Nếu bạn làm việc có ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì khoản thu nhập đó không còn là thu nhập vãng lai mà sẽ tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Một số câu hỏi thường gặp về thu nhập vãng lai
Nếu bạn vẫn chưa chắc mình có thuộc diện thu nhập vãng lai hay không, hãy cùng xem qua một số câu hỏi thường gặp dưới đây để làm rõ thêm khái niệm này:
- Nếu làm cộng tác viên online nhưng không ký hợp đồng có được coi là thu nhập vãng lai không?
Trường hợp này được tính là thu nhập vãng lai. Dù không ký hợp đồng nhưng bạn vẫn cần lưu lại thông tin chuyển khoản, biên nhận để phục vụ cho việc kê khai thuế nếu cần.
- Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu có phải đóng thuế không?
Không. Nếu thu nhập dưới 2 triệu/lần chi trả thì không bị khấu trừ thuế 10%. Nhưng nếu bạn nhận nhiều lần thì cần cộng dồn để tính nghĩa vụ thuế cả năm.
- Bị khấu trừ 10% thu nhập vãng lai nhưng tổng thu nhập năm không tới mức nộp thuế có lấy lại được không?
Có. Bạn có thể làm thủ tục quyết toán thuế cuối năm và đề nghị hoàn lại số tiền đã bị khấu trừ nếu đủ điều kiện miễn thuế.
Việc hiểu đúng thu nhập vãng lai là gì là cách giúp bạn chủ động về nghĩa vụ thuế đồng thời tránh bị trừ tiền lương, tiền công thiếu minh bạch. Dù là một khoản thu nhập nhỏ nhưng nếu biết quản lý tốt và nắm rõ quy định về thu nhập vãng lai, bạn hoàn toàn có thể tận dụng tốt nguồn thu nhập này để gia tăng tài chính cá nhân một cách bền vững.
Xem thêm: