Yến mạch từ lâu đã được mệnh danh là “ngũ cốc vàng” cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol và tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với thực phẩm này. Có những tình trạng bệnh lý đặc thù khiến việc sử dụng yến mạch không những không tốt mà còn gây ra phản ứng phụ không mong muốn. Vậy, những người bị bệnh gì không nên ăn yến mạch? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.
Những người bị bệnh tiêu hóa mãn tính không nên ăn nhiều yến mạch
Mặc dù giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan beta-glucan nhưng yến mạch lại không phù hợp với một số người có hệ tiêu hóa yếu hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa mãn tính, cụ thể:
- Viêm đại tràng mạn tính: Yến mạch có thể gây kích thích lớp niêm mạc ruột nếu không được nấu chín kỹ khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đối với người bị IBS, lượng chất xơ cao trong yến mạch có thể khiến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu trầm trọng hơn.
- Tiêu chảy kéo dài: Khi đường ruột đang yếu, ăn yến mạch có thể làm rối loạn tiêu hóa nặng thêm do đặc tính hút nước, tạo khối trong ruột.

Người bị bệnh tiêu hóa không nên ăn yến mạch (Ảnh: Medlatec)
Người dị ứng gluten hoặc nhạy cảm với avenin cần tránh yến mạch
Không ít người lầm tưởng yến mạch là thực phẩm hoàn toàn không chứa gluten. Trên thực tế, yến mạch nguyên chất không chứa gluten nhưng quá trình sản xuất, đóng gói thường bị nhiễm chéo với lúa mì, lúa mạch vốn chứa gluten.
Hơn thế nữa, trong yến mạch còn có avenin. Đây là một loại protein tương tự gluten, có thể gây phản ứng với người nhạy cảm. Những trường hợp sau cần cân nhắc trước khi ăn yến mạch:
- Người bị bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten): Việc ăn phải yến mạch nhiễm gluten có thể gây tổn thương niêm mạc ruột non nghiêm trọng.
- Người có biểu hiện dị ứng hoặc nhạy cảm với ngũ cốc: Sau khi ăn yến mạch, nếu có các dấu hiệu như phát ban, buồn nôn, đau bụng cần ngừng sử dụng và kiểm tra dị ứng thực phẩm.

Yến mạch có chứa avenin có thể gây dị ứng (Ảnh: Nhà thuốc An Khang)
Người mắc bệnh Gout hoặc đang có chế độ ăn kiêngpurin
Bột yến mạch chứa hàm lượng purine trong mức an toàn (vào khoảng 50 - 150 mg trên 100g thực phẩm, được đánh giá là mức vừa phải). Trong khi đó, người mắc bệnh Gout cần xây dựng chế độ ăn kiểm soát lượng purin nạp vào cơ thể để tránh tăng axit uric.
Mặc dù không chứa hàm lượng purin cao như thịt đỏ, nội tạng động vật nhưng yến mạch cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gout hoặc bùng phát cơn gout cấp tính khi ăn quá nhiều. Ngoài ra, một số người đang theo chế độ ăn đặc biệt nhằm ngăn ngừa tăng axit uric cũng được khuyến nghị nên giới hạn hoặc tránh ăn yến mạch.

Yến mạch có thể làm người bệnh Gout thêm ảnh hưởng (Ảnh: Sở y tế Nghệ An)
FAQ – Câu hỏi thường gặp về những người bị bệnh gì không nên ăn yến mạch
-
Những người bị viêm loét dạ dày có nên ăn yến mạch không?
Có thể ăn nhưng cần cẩn trọng. Yến mạch nấu chín kỹ có thể hỗ trợ làm dịu niêm mạc dạ dày nhờ độ nhớt cao. Tuy nhiên, bạn không nên ăn khi đói và nên tránh yến mạch dạng thô hoặc chưa qua chế biến.
-
Yến mạch có làm tăng axit uric không?
Yến mạch có chứa purin ở mức trung bình. Với người bình thường, ăn điều độ không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên với người bị Gout hoặc hàm lượng axit uric cao nên hạn chế sử dụng yến mạch và tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng.
-
Người bị dị ứng gluten có thể ăn yến mạch được không?
Người bị dị ứng gluten vẫn có thể ăn yến mạch nhưng chỉ nên chọn loại yến mạch nguyên chất đã được chứng nhận gluten-free. Tuy nhiên nếu dị ứng nặng, bạn nên xét nghiệm để kiểm tra mức độ nhạy cảm với avenin - loại protein trong yến mạch có cấu trúc tương tự gluten.
Dù là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất và phổ biến trong chế độ ăn lành mạnh nhưng yến mạch không phải lựa chọn phù hợp cho tất cả mọi người. Qua bài viết này, chúng ta đã giải đáp được câu hỏi những người bị bệnh gì không nên ăn yến mạch. Vì vậy, trước khi đưa yến mạch vào thực đơn hàng ngày, bạn hãy lắng nghe cơ thể mình, kiểm tra kỹ thành phần và ưu tiên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để tránh những rủi ro không mong muốn.
Xem thêm: