“Logistics” là một khái niệm rất hay được nhắc đến hiện nay nhưng nếu hỏi cụ thể logistics là gì, chắc hẳn không ít người vẫn thấy mơ hồ. Nghe có vẻ phức tạp nhưng thật ra logistics lại rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, nhất là với những ai đang buôn bán, kinh doanh tạp hóa. Hiểu rõ về logistics sẽ giúp các chủ cửa hàng hiểu rõ vòng đời của hàng hóa thế nào, vì sao có khi hàng đến sớm nhưng cũng có lúc về trễ, từ đó chủ động hơn trong việc quản lý cửa hàng của mình.
Khái niệm logistics và những hoạt động cơ bản liên quan đến logistics
Nhắc đến logistics, nhiều người thường chỉ nghĩ đơn giản đây là khái niệm nói về hoạt động giao nhận hàng hóa. Nhưng thực tế, đó mới là một phần nhỏ trong bức tranh tổng thể. Để hiểu đầy đủ logistics là gì, bạn cần nhìn logistics như một quá trình có tổ chức và liên kết giữa nhiều bước, từ lúc sản phẩm còn nằm trong kho đến khi đến tay người tiêu dùng.

Logistics là một quá trình có tổ chức giúp lưu trữ, sắp xếp, vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay khách hàng (Ảnh: Đại học Hòa Bình)
Một số hoạt động cơ bản trong logistics bao gồm:
- Quản lý kho bãi: Lưu trữ, sắp xếp hàng hóa sao cho hợp lý, dễ tìm, dễ kiểm soát số lượng.
- Đóng gói và phân loại: Đảm bảo hàng hóa được bảo quản đúng cách, tránh hư hỏng khi vận chuyển.
- Vận chuyển hàng hóa: Di chuyển từ nơi sản xuất đến điểm bán lẻ hoặc người tiêu dùng cuối cùng.
- Xử lý đơn hàng và giao nhận: Nhận đơn, xác nhận, đóng hàng, theo dõi lộ trình và hoàn tất giao hàng.
- Quản lý tồn kho và dự báo nhu cầu: Để không bị thiếu hoặc dư thừa hàng hóa trong quá trình bán hàng.
Tất cả những bước trên đều là một phần không thể thiếu trong hoạt động logistics, dù áp dụng với quy mô của một công ty lớn hay chỉ là một cửa hàng nhỏ lẻ.
Logistics ảnh hưởng thế nào đến các hộ kinh doanh gia đình và người tiêu dùng?
Dù là chủ các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ hay bà nội trợ trong gia đình, logistics vẫn tác động trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng ngày. Nguyên nhân là vì hoạt động logistics ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, chi phí và chất lượng của hàng hóa trước khi được đưa đến tay người tiêu dùng. Ví dụ:
- Nếu hệ thống logistics vận hành trơn tru, bạn có thể đặt hàng và nhận được đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng ngày hẹn.
- Nếu hệ thống logistics có lỗi xảy ra, xe hàng không kịp giao hàng đến các cửa hàng bán lẻ đúng thời gian dự kiến, cửa hàng sẽ không có đủ sản phẩm bán cho khách.
- Khi chi phí logistics, chi phí vận chuyển tăng, giá hàng hóa bán lẻ cũng tăng theo.

Logistics tác động trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng ngày của cả các cửa hàng kinh doanh lẫn người mua hàng (Ảnh: VinShop)
Như vậy, bằng cách hiểu rõ logistics là gì, các cửa hàng có thể kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh của mình, xác định thời gian nhập hàng và giá bán chính xác hơn. Mặt khác, người tiêu dùng cũng nếu hiểu biết về logistics cũng có thể chủ động hơn trong việc mua hàng đúng giá, đảm bảo quyền lợi khi mua sắm của bản thân.
Một số câu hỏi thường gặp về khái niệm logistics
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về logistics là gì, dưới đây sẽ là một số câu hỏi thường gặp và lời giải đáp giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động này:
-
Logistics có giống với vận chuyển hàng hóa không?
Không hẳn. Vận chuyển chỉ là một phần của logistics. Logistics bao gồm nhiều bước hơn như lưu kho, đóng gói, xử lý đơn hàng, quản lý hàng tồn, dự báo nhu cầu.
-
Một cửa hàng nhỏ có cần quan tâm đến logistics không?
Có. Dù quy mô nhỏ nhưng nếu muốn hàng về đúng lúc, tiết kiệm chi phí và bán hàng hiệu quả, người kinh doanh vẫn cần hiểu rõ khái niệm logistics để làm chủ hoạt động buôn bán.
-
Logistics có liên quan gì đến trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng không?
Có. Khi hoạt động logistics được vận hành tốt, người mua sẽ nhận được hàng nhanh, đúng, không gặp lỗi; người bán thì kiểm soát kho tốt hơn, không bị lãng phí chi phí vận hành.
Hiểu rõ logistics là gì chính là bước đầu tiên giúp bạn tối ưu việc kinh doanh và quản lý hàng hóa hiệu quả hơn. Dù chỉ là một cửa hàng nhỏ hay một doanh nghiệp lớn, kiểm soát tốt các quy trình trong hoạt động logistics đều có thể giúp tiết kiệm thời gian và chi phí kinh doanh, từ đó đảm bảo lợi nhuận lâu dài.
Xem thêm: