vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Giá và sản phẩm

Góc người tiêu dùng

Thể lệ chương trình

Tạp hóa công nghệ

Feature Image Blog

Doanh nghiệp nên làm gì khi phát hiện sản phẩm bị làm giả?

Góc người tiêu dùng


09/07/2025

Trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng nhái không chỉ khiến người tiêu dùng hoang mang mà còn đe dọa nghiêm trọng đến uy tín, doanh thu và sự tồn tại của nhiều thương hiệu doanh nghiệp. Với tốc độ phát tán thông tin nhanh chóng, chỉ một sản phẩm bị làm giả cũng đủ ảnh hưởng đến hình ảnh cả doanh nghiệp. Vì vậy, nên làm gì khi phát hiện sản phẩm bị làm giả là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần nắm vững. 

Những điều doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi phát hiện hàng giả

Khi nghi ngờ hoặc nhận được phản hồi từ khách hàng về sản phẩm bị làm giả, việc hành động kịp thời, tránh để sự việc lan rộng, vượt ngoài tầm kiểm soát sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Vậy doanh nghiệp nên làm gì khi phát hiện sản phẩm của mình bị làm giả?

  • Xác minh thông tin một cách kỹ lưỡng: Doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm bị làm giả thuộc lô hàng nào, đang lưu hành ở đâu và do ai phát hiện. Nếu có thể hãy thu thập mẫu vật, hình ảnh hoặc phản hồi cụ thể từ người tiêu dùng.
  • Tạm thời thông báo nội bộ và thiết lập quy trình xử lý: Lập nhóm phản ứng nhanh với sự phối hợp của bộ phận pháp lý, truyền thông, kinh doanh để có phương án hành động thống nhất, tránh phát ngôn hoặc xử lý sai lệch gây hoang mang thị trường.
  • Không vội công bố khi chưa có đủ bằng chứng: Nhiều trường hợp phản ánh sai hoặc nhầm lẫn về chất lượng có thể gây ảnh hưởng không đáng có nếu doanh nghiệp xử lý quá vội vàng. Điều các doanh nghiệp cần làm lúc này là bình tĩnh để kiểm tra cẩn thận trước khi đưa ra bất kỳ phát ngôn chính thức nào.

Doanh nghiệp nên xác minh thông tin kỹ lưỡng và thiết lập quy trình xử lý hợp lý khi hàng hóa bị làm giả (Ảnh: Báo Hải Dương) 

Doanh nghiệp nên áp dụng giải pháp pháp lý và truyền thông thế nào để bảo vệ thương hiệu? 

Khi đã xác minh rõ ràng được nguyên nhân/nguồn gốc của hàng giả, hàng nhái, doanh nghiệp cần triển khai đồng thời các biện pháp pháp lý và truyền thông phù hợp. Vậy cụ thể nên làm gì khi phát hiện sản phẩm bị làm giả trong giai đoạn xử lý?

Về mặt pháp lý, doanh nghiệp nên:

  • Gửi cảnh báo chính thức đến các bên phân phối hàng giả (nếu xác định được)
  • Làm việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền như quản lý thị trường, công an kinh tế, thanh tra sở công thương
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp khi khiếu kiện

Doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ quyền lợi khi bị làm giả sản phẩm (Ảnh: Apolat Legal)

Về mặt truyền thông, doanh nghiệp cần thực hiện:

  • Thông báo minh bạch đến khách hàng trên các kênh chính thức như website, fanpage, email… để cảnh báo và hướng dẫn cách phân biệt hàng thật - giả.
  • Tổ chức chương trình xác thực sản phẩm chính hãng, ví dụ như quét mã QR, nhắn tin xác thực hoặc tem chống giả để củng cố lòng tin.
  • Phối hợp với KOLs, báo chí uy tín, truyền thông rõ ràng về việc doanh nghiệp đang xử lý hàng giả đồng thời cam kết chất lượng hàng chính hãng.

Cách phòng ngừa và xây dựng hệ thống chống hàng giả hiệu quả

Để tránh lặp lại tình huống bị làm giả sản phẩm, doanh nghiệp cần kịp thời thực hiện các giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý về cách bảo vệ sự độc quyền của sản phẩm và chứng minh sự uy tín của thương hiệu với khách hàng: 

  • Ứng dụng công nghệ xác thực hiện đại: Sử dụng tem chống giả 4.0, mã vạch - mã QR, mã định danh duy nhất cho từng sản phẩm giúp khách hàng dễ kiểm tra trước khi mua.
  • Tăng cường kiểm soát chuỗi phân phối: Giúp hạn chế việc sản phẩm bị trà trộn hoặc tuồn ra ngoài thị trường thông qua các đại lý không rõ nguồn gốc.
  • Đào tạo đội ngũ nhận diện hàng giả: Nhân viên kinh doanh, tiếp thị và chăm sóc khách hàng đều cần biết cách nhận biết và hướng dẫn khách hàng xử lý khi nghi ngờ hàng giả.
  • Thường xuyên truyền thông về cách nhận biết sản phẩm chính hãng: Không chỉ cần xử lý khủng hoảng trong lúc sự việc xảy ra, doanh nghiệp cũng nên duy trì việc truyền thông định kỳ để xây dựng niềm tin vững chắc và lâu dài với người tiêu dùng.

Một số câu hỏi thường gặp về việc bị làm giả sản phẩm

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn khi đối mặt với tình huống sản phẩm bị làm giả và cách xử lý hiệu quả: 

  • Phát hiện hàng giả có nên công bố công khai không?

Nên, nhưng cần thận trọng. Chỉ công bố khi có bằng chứng rõ ràng và kèm theo giải pháp xử lý để tránh gây hiểu lầm hoặc hoang mang cho người tiêu dùng.

  • Có thể yêu cầu hoàn lại thiệt hại từ người bán hàng giả không?

Có. Doanh nghiệp có thể khởi kiện dân sự và yêu cầu bồi thường nếu chứng minh được hành vi làm giả gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và doanh thu của mình. 

  • Là người tiêu dùng, nếu phát hiện hàng giả thì báo ở đâu?

Bạn có thể báo trực tiếp cho thương hiệu qua hotline, email hoặc báo cáo với Cục Quản lý thị trường qua ứng dụng Chính phủ số hoặc đường dây nóng tại địa phương.

Không ai mong muốn sản phẩm của mình bị làm giả nhưng nếu sự việc không may xảy ra, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phản ứng đúng lúc và đúng cách. Việc hiểu rõ nên làm gì khi phát hiện sản phẩm bị làm giả sẽ giúp doanh nghiệp tránh được thiệt hại lan rộng, giữ vững niềm tin của khách hàng và bảo vệ thương hiệu của mình dài hạn.

Xem thêm: 

Quy trình kiểm tra và hậu kiểm an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng

Từ vụ sữa giả tràn lan khắp thị trường, người tiêu dùng cần lựa chọn những địa điểm bán hàng như thế nào để không mua phải hàng giả?

Tag:

Tạp hóaMẹo hay cho chủ tạp hóa

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Tử vi ngày 16/7/2025 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ sự nghiệp thăng tiến thuận lợi

Góc người tiêu dùng


15/07/2025


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Tử vi ngày 16/7/2025 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ sự nghiệp thăng tiến thuận lợi

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location
    1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
FacebookZaloCommunityYoutubeTiktok
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang