Bạn có làn da nhạy cảm, thường xuyên dị ứng, nổi mẩn, ngứa rát, phát ban? Nước giặt quần áo và nước xả vải cũng có thể là căn nguyên khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm. Hãy cùng VinShop tìm hiểu ngay nguyên nhân, triệu chứng & cách khắc phục dị ứng nước giặt quần áo hiệu quả qua bài viết sau nhé.
1. Nguyên nhân gây dị ứng nước giặt trong quần áo
Chất tạo mùi thơm
Hóa chất tạo mùi thơm được thêm vào nước giặt để tạo hương. Tuy nhiên, những hóa chất này có thể gây ra dị ứng.
Hai thành phần tạo mùi thường được thêm vào chất giặt xả bao gồm limonene và linalool giúp tạo ra một loạt các hương hoa. Những chất này tỏa hương khi chúng tiếp xúc với oxy trong không khí.
Ngoài thành phần tạo hương, các chất tạo màu cho nước giặt và nước xả vải cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra dị ứng.
Chất bảo quản
Chất bảo quản thường được thêm vào dung dịch giặt xả để kéo dài thời hạn sử dụng và tiêu diệt vi khuẩn hoặc nấm có thể khiến chất tẩy rửa bị hỏng, giảm hiệu quả làm sạch.
Trong số các chất bảo quản, paraben là chất được thêm vào nhiều nhất và bị truyền thông chỉ trích khá nhiều do khả năng gây rối loạn nội tiết trong cơ thể. Do đó, nhiều hãng nước giặt xả đã cho ra đời các sản phẩm không chứa paraben.
Chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt là một thành phần trong bột giặt và nước giặt có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các chất này giúp đánh tan vết bẩn, đẩy chất bẩn thoát ra từ đồ giặt vào nước, không dính lại trên quần áo của bạn.
Một số chất hoạt động bề mặt đặc biệt hữu ích trong việc loại bỏ vết bẩn gốc dầu, trong khi một số loại khác hoạt động như chất làm mềm vải.
Chất hoạt động bề mặt làm tăng hiệu quả của nước giặt, nhưng khi tiếp xúc có thể gây kích ứng da.
Chất ổn định
Trong thành phần nước giặt có 1 số chất ổn định như ethylene oxide và oxit polyalkyl có thể gây viêm da tiếp xúc hoặc kích ứng mắt.
EDTA và phốt phát
EDTA và phốt phát có công dụng làm giảm khả năng sờn rách, bảo vệ sợi vải, làm mềm vải, đặc biệt là trong môi trường nước cứng giàu khoáng chất.
Hai chất này đã được chứng minh là có thể thâm nhập qua da vào máu gây rối loạn nội tiết, dị ứng da. Mặt khác chúng khá khó phân hủy nên có thể gây hại cho môi trường và hệ sinh thái.
2. Triệu chứng dị ứng nước giặt xả
Dị ứng nước xả vải hay nước giặt quần áo được gọi là viêm da tiếp xúc. Bệnh có thể biểu hiện bằng một nốt mẩn đỏ, ngứa trên da, có thể lan ra khắp cơ thể hoặc chỉ giới hạn ở những vùng da nhạy cảm như bẹn và nách. Các dấu hiệu của viêm da tiếp xúc bao gồm:
- Da đỏ
- Kích ứng da
- Ngứa dữ dội
- Da nóng
- Da bị đau khi chạm vào
- Sưng tấy
- Bong tróc da
- Bỏng da
- Da khô ráp
- Da nổi mụn nước
- Da bị đóng vảy
- Phồng rộp
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm sốt, phát ban lan rộng hoặc phát ban trên mặt. Trong một số trường hợp khác, ngoài biểu hiện trên da, bạn cũng có thể bị ngứa mắt, hắt hơi, sổ mũi.
Dị ứng với chất giặt xả có thể xảy ra sau lần sử dụng đầu tiên, trong khoảng thời gian vài giờ, hoặc cũng có thể phát sinh triệu chứng ngay cả sau nhiều lần sử dụng. Nếu gần đây bạn chuyển sang dùng chất giặt xả khác và bị phát ban trên da, rất có thể sản phẩm mới đang gây kích ứng da.
3. Cách khắc phục dị ứng nước giặt quần áo
Chọn nước giặt và nước xả vải phù hợp
- Sử dụng dung dịch giặt xả dịu nhẹ, không mùi, có chiết xuất thiên nhiên, không chứa các thành phần gây dị ứng như chất ổn định, chất hoạt động bề mặt, chất bảo quản, chất tạo hương, chất tạo màu, enzyme, EDTA và phốt phát…
- Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm được dán nhãn “không gây dị ứng” hoặc loại được sản xuất dành riêng cho da nhạy cảm, da trẻ em.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra đánh giá chuyên môn về chất gây dị ứng cho bạn.
- Chọn bột giặt dạng lỏng thay vì dạng bột vì chất lỏng có xu hướng để lại ít cặn hơn sau khi giặt.
Lưu ý khi giặt, xả
- Không giặt quá nhiều quần áo cùng 1 lúc hoặc dùng quá nhiều nước giặt xả vì sẽ khiến dung dịch giặt xả không hòa tan và không được xả sạch hoàn toàn, còn bám lại trên quần áo.
- Bạn có thể chia nhỏ thành nhiều lần giặt.
- Sau khi giặt xong thì nên ngâm quần áo đã giặt trong nước một lúc, nếu cần cũng có thể ngâm trong nước sôi để phá hủy bột giặt còn sót lại, ngăn ngừa dị ứng.
- Nên đeo găng tay bảo hộ nếu giặt tay.
- Xả nhiều lần hơn để cho cặn bột giặt không tích tụ trên quần áo.
- Sử dụng nước nóng khi giặt có thể giúp tiêu diệt các chất gây dị ứng.
- Không ngâm, giặt quần áo quá lâu vì sẽ làm vải ngấm sâu các hóa chất tẩy rửa.
Giảm hoặc thay thế nước giặt bằng những phương pháp giặt tẩy khác thuần tự nhiên
- Những người bị dị ứng với nước xả vải và nước giặt nên sử dụng một lượng dung dịch giặt ít hơn khuyến cáo thông thường.
- Bạn cũng có thể tìm cách thay thế nước giặt bằng những phương pháp giặt tẩy khác như dùng muối, chanh, baking soda, giấm, bột cream of tartar…
Một số lưu ý khác giúp tránh dị ứng nước giặt quần áo
- Nên phơi quần áo ngay sau khi giặt xong, tránh ủ chúng trong máy giặt vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây nên dị ứng.
- Nên phơi quần áo ngoài nắng.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, tránh các trang phục bó sát cơ thể.
- Thường xuyên vệ sinh máy giặt và khay đựng nước giặt để tránh bám bẩn, tích tụ vi khuẩn và cặn xà phòng.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục dị ứng nước giặt quần áo hiệu quả, giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đừng quên nhập nước giặt xả trên VinShop với giá siêu rẻ cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn hoặc mua nước giặt trên app VinID với giá siêu rẻ nhé!