Với mức thu nhập 30 triệu/tháng, nhiều cặp vợ chồng vẫn chật vật xoay sở giữa hàng loạt khoản chi tiêu. Trong khi cùng với số tiền đó, có những gia đình vừa đảm bảo được chất lượng cuộc sống, vừa có quỹ tiết kiệm và mua được bảo hiểm hàng tháng. Vậy họ đã làm thế nào? Bí quyết không nằm ở việc “thắt lưng, buộc bụng” quá mức mà là áp dụng những mẹo tiết kiệm thông minh, tối ưu từng khoản chi. Nếu bạn đang muốn quản lý tài chính hiệu quả hãy bỏ túi ngay những mẹo hữu ích trong bài viết dưới đây.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Từng “cháy túi” mỗi tháng, cặp vợ chồng này đã tiết kiệm 12 triệu/tháng nhờ thay đổi cách chi tiêu
Huỳnh (sinh năm 1995, làm xuất nhập khẩu) và vợ (sinh năm 2000, làm giáo viên kiêm bán hàng online) đã kết hôn được 1 năm và đang sống tại Hà Nội với tổng mức thu nhập khoảng 30 triệu/tháng. Sau nhiều lần “cháy túi”, cặp đôi đã rút ra nhiều bài học quý giá về quản lý tài chính, từ chỗ chi tiêu không kiểm soát đến việc để dành được 12 triệu/tháng mà vẫn duy trì chất lượng cuộc sống tốt.
Ban đầu, vì không quá chú trọng đến tài chính cùng suy nghĩ đã có nhà ở Thủ đô nên 2 vợ chồng thường xuyên quẹt thẻ tín dụng vô tội vạ, chi tiêu tùy hứng mà không có kế hoạch tiết kiệm. Những thói quen như chỉ mua thực phẩm ở siêu thị dưới chung cư thay vì chợ dân sinh cũng khiến họ tiêu tốn nhiều tiền hơn mà không hay biết.
Mọi chuyện chỉ thay đổi khi cặp đôi ngồi lại thẳng thắn trao đổi về cách chi tiêu. Họ quyết định thiết lập nguyên tắc tài chính rõ ràng: chỉ tiêu một nửa thu nhập, còn lại dành cho tiết kiệm và đầu tư. Cụ thể, mỗi tháng:
- 12 triệu đồng được trích ngay sau khi nhận lương để gửi tiết kiệm, dùng cho kế hoạch sinh con và dự phòng rủi ro.
- 10 triệu đồng cho chi tiêu cá nhân, bao gồm sở thích, xăng xe, điện thoại và các mối quan hệ.
- 3 triệu đồng dành cho bảo hiểm
- 5 triệu đồng cho tiền ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Bí quyết quản lý tài chính giúp vợ chồng trẻ tiết kiệm 12 triệu/tháng cực đơn giản (Ảnh: Gia đình)
Mặc dù thu nhập 30 triệu/tháng không phải con số quá lớn so với bạn bè xung quanh, nhưng với chiến lược chi tiêu tiết kiệm, họ vẫn có thể đảm bảo tài chính vững vàng cho tương lai mà không phải quá “thắt lưng, buộc bụng”.
"Chúng mình luôn ưu tiên tiết kiệm trước, tránh để tiền rơi vào các khoản chi tiêu không cần thiết. Khi đã có quỹ dự phòng, mình cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều", Huỳnh chia sẻ.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Mẹo chi tiêu hợp lý, thông minh để sống dư giả, có tiền đầu tư
Huỳnh chia sẻ, để có thể tiết kiệm đều đặn 12 triệu/tháng mà vẫn đủ chi phí mua bảo hiểm, 2 vợ chồng đã phải có quyết tâm cao và duy trì kỷ luật tài chính nghiêm ngặt. Một số nguyên tắc quan trọng mà cặp đôi áp dụng gồm:
Ghi chép chi tiêu, kiểm soát tài chính
Họ theo dõi từng khoản thu - chi mỗi tháng, phân tích số liệu vào cuối tháng để quyết định cắt giảm những chi phí không cần thiết. Việc này giúp họ không tiêu tiền một cách vô thức và có kế hoạch tài chính rõ ràng hơn.
Ăn uống khoa học, tiết kiệm
Thay vì ăn ngoài, hai vợ chồng ưu tiên tự nấu ăn tại nhà. Vợ chồng Huỳnh đi chợ 3 lần/tuần, chọn thực phẩm tươi sống chứ không săn đồ rẻ kém chất lượng, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo sức khỏe.
Tách riêng tiền tiết kiệm ngay khi nhận lương
Ngay đầu tháng, họ lập tức chuyển 12 triệu vào tài khoản tiết kiệm trước khi chi tiêu. Nếu có tháng nào bị thiếu hụt, họ vay mượn người thân và bù lại ngay khi nhận lương tháng sau. Bằng cách này, việc tiết kiệm sẽ trở thành thói quen và lượng tài sản tích lũy được sẽ ngày càng nhiều.

Nhờ chi tiêu tiết kiệm cặp đôi đã dự phòng được 12 triệu/tháng mà vẫn sống thoải mái (Ảnh: FE Credit)
Hạn chế chi tiêu không cần thiết
Khi nhận thấy bản thân có xu hướng quẹt thẻ tín dụng quá đà, họ chủ động khóa thẻ để tránh nợ nần và hạn chế thói quen chi tiêu không kiểm soát.
Ngoài ra, thay vì cho vay tiền bừa bãi, dành thời gian và tiền bạc cho những mối quan hệ xã hội vô nghĩa, tiệc tùng, ăn uống, mua quà để làm hài lòng người khác thì tốt hơn hết, bạn nên tập trung vào việc cải thiện bản thân và dành thời gian đọc sách, học hỏi để mình trở nên có giá trị hơn.
Huỳnh cho rằng, việc tiết kiệm không chỉ là để có một khoản tiền dự phòng mà còn giúp vợ chồng có định hướng tài chính bền vững. Anh cũng khuyên rằng, các cặp vợ chồng trẻ mới cưới nên ngồi xuống trao đổi thẳng thắn về vấn đề tài chính. Từ đó cùng nhau đặt ra các mục tiêu cụ thể để quản lý chi tiêu một cách hiệu quả.
Một số bí quyết chi tiêu tiết kiệm khác
- Sử dụng phần mềm quản lý chi tiêu: Các phần mềm quản lý chi tiêu trong gia đình hiện nay được tích hợp sẵn trên điện thoại cá nhân và có nhiều tính năng như: Tạo báo cáo thu chi hàng tháng cụ thể, phân chia tài chính theo các mục đích chi tiêu, giúp tối ưu nguồn thu nhập hiệu quả. Không những thế, tính năng nhắc nhở hạn mức chi tiêu cũng giúp bạn “tỉnh táo” hơn khi đưa ra quyết định mua sắm.
- Đầu tư thông minh: Thay vì để tiền "ngủ yên" trong tài khoản, bạn hãy chủ động quản lý và đầu tư để nó sinh lời hiệu quả. Việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với khả năng tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro sẽ giúp bạn tối ưu hóa dòng tiền và tạo dựng nền tảng tài chính vững chắc. Một số loại hình đầu tư mà bạn có thể tham khảo như: Gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đầu tư vào quỹ mở, chứng khoán, bất động sản, kinh doanh nhỏ hay học hỏi thêm những kỹ năng mới,...

Có nhiều ứng dụng thông minh giúp bạn quản lý chi tiêu chính xác, hiệu quả (Ảnh: Momo)
Quản lý chi tiêu trong gia đình sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nếu bạn “nằm lòng” những mẹo tiết kiệm trên đây. Ngoài ra, đừng quên sử dụng dòng tiền khoa học, kết hợp với giải pháp đầu tư hiệu quả để nhanh chóng đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, giúp tổ ấm thân yêu có cuộc sống thịnh vượng và tương lai vững chắc!
Xem thêm
9 mẹo chi tiêu thông minh để không bị chưa cuối tháng đã hết sạch tiền
Ghi chép chi tiêu chi tiết vẫn thâm hụt, chị em tham khảo ngay 5 bí quyết giúp tiết kiệm thành công