Hiện nay, chi tiêu bằng tiền mặt giảm đi đáng kể và thay thế vào đó là các phương thức thanh toán hiện đại trên nền tảng công nghệ số. Trong đó, thanh toán POS đang được nhiều chủ cửa hàng áp dụng vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Trong bài viết này, VinShop sẽ giải thích thanh toán POS là gì và chia sẻ kinh nghiệm chọn mua máy POS phù hợp với mô hình kinh doanh tạp hóa của bạn.
1. Giải đáp: Thanh toán POS là gì?
POS (Point of Sale) là thuật ngữ chỉ điểm bán hàng, nơi khách hàng đến mua sắm, sử dụng dịch vụ rồi tiến hành thanh toán, cửa hàng ghi nhận doanh thu. Trước đây, máy POS chỉ có nghĩa là máy chấp nhận thanh toán thẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các phần mềm quản lý bán hàng, máy POS còn được hiểu là máy bán hàng dùng để chạy các phần mềm tính tiền, in hoá đơn.
Vậy nên, thanh toán POS chính là việc dùng thẻ ngân hàng (ATM có dải từ hoặc thẻ có gắn thẻ chip EMV như Visa/MasterCard/JCB/Unionpay/American Express) quẹt qua máy POS để thanh toán hóa đơn mà không cần dùng đến tiền mặt.
2. Lợi ích khi thanh toán POS trong kinh doanh tạp hóa
2.1 Đối với cửa hàng tạp hóa
- Đa dạng phương thức thanh toán: Cửa hàng có nhiều phương thức thanh toán hơn, thu hút thêm nhiều khách hàng mới và tăng trải nghiệm cho khách hàng cũ.
- Tiện lợi: Do không cần dùng tiền mặt nên giao dịch diễn ra nhanh chóng hơn. Nhân viên thu ngân không cần lo phải đi đổi tiền lẻ hay trả nhầm tiền, nhận phải tiền rách, tiền giả.
- Dễ dàng quản lý doanh thu: Số tiền khách hàng thanh toán sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản mà chủ tiệm mở tại ngân hàng nên không lo thất thoát, quản lý doanh thu hiệu quả hơn.
- Tạo sự chuyên nghiệp: Thanh toán POS giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của cửa hàng, tạo sự chuyên nghiệp và hiện đại trong hoạt động kinh doanh.
2.2 Đối với khách hàng
- Dễ sử dụng: Máy POS cà thẻ chấp nhận thanh toán mọi loại thẻ nội địa và quốc tế trong liên minh Napas nên rất dễ sử dụng. Khách hàng chỉ cần đưa thẻ của mình vào máy POS và làm theo hướng dẫn để hoàn tất thanh toán.
- Không cần dùng tiền mặt: Thanh toán POS giúp khách hàng không cần mang theo nhiều tiền mặt, tránh rủi ro mất mát và giúp tiết kiệm thời gian.
3. Các loại máy POS trên thị trường
3.1 Máy POS cầm tay
Máy POS cầm tay/di động có thiết kế nhỏ gọn, cầm vừa lòng bàn tay. Thiết bị có cả loại màn hình cảm ứng hoặc màn hình điện tử kèm phím cơ. Ngoài ra, nó còn tích hợp tính năng in hóa đơn và phần mềm quản lý bán hàng. Đặc điểm của máy POS cầm tay là sử dụng pin cùng sim kết nối internet để hoạt động và truyền dữ liệu. Loại máy này thường được sử dụng phổ biến ở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm, thời trang, phụ kiện,…
Ưu điểm
- Di động, linh hoạt và dễ dàng mang theo để thanh toán tại bất kỳ vị trí nào trong cửa hàng.
- Dễ sử dụng, độ bền cao, tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị.
- Phù hợp với kinh doanh tạp hóa vừa và nhỏ.
- Tạo hình ảnh chuyên nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Nhược điểm
- Dung lượng pin giới hạn, cần sạc thường xuyên.
- Sử dụng sim kết nối mạng nên đôi khi kết nối chậm hoặc lỗi kết nối.
3.2 Máy POS để bàn
Loại máy này có kích thước lớn tích hợp cùng các loại thiết bị khác như máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn, máy thanh toán bằng thẻ tín dụng, ngăn kéo đựng tiền,… Một bộ máy POS kiểu này thường đặt cố định ở quầy thu ngân.
Ưu điểm
- Xử lý thông tin nhanh hơn và có nhiều tính năng phong phú hơn so với máy POS cầm tay.
- Thích hợp cho điểm kinh doanh có quy mô lớn, nhu cầu xử lý giao dịch cao.
Nhược điểm
- Cố định tại vị trí cụ thể, không linh hoạt như máy POS cầm tay.
- Chi phí tương đối cao.
4. Tiêu chí cần biết khi chọn mua máy POS
Thiết kế
Lựa chọn máy POS với thiết kế phù hợp với không gian và nhu cầu kinh doanh của cửa hàng. Với máy POS để bàn thì nên ưu tiên mua những bộ vừa phải, không chiếm nhiều diện tích trên bàn thu ngân. Ngoài ra, nên mua những loại máy tính tiền có màn hình cảm ứng tích hợp thêm máy in nhiệt.
Cấu hình
Lựa chọn máy POS có cấu hình cao, tốc độ xử lý tác vụ nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu giao dịch khi đông khách, dịp lễ Tết, cuối tuần. Cấu hình máy POS tính tiền cảm ứng tối ưu cho tiệm tạp hóa thường là 1GB RAM + 8GB ROM, tốc độ xử lý 1.3ghz.
Khả năng kết nối
Đảm bảo máy POS có khả năng kết nối với các thiết bị khác như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch và hệ thống quản lý kho để tối ưu hoá quá trình bán hàng.
Thực tế, đầu tư máy POS sẽ tốn kém 1 khoản phí nhất định. Trung bình, 1 máy POS quẹt thẻ có giá 1.400.000 - 7.600.000 đồng/thiết bị, máy tính tiền khoảng 4.500.000 - 13.000.000 đồng/máy, chưa tính máy in hóa đơn, máy quét mã vạch và phần mềm quản lý bán hàng.
Ngoài ra, chủ tiệm cần chi trả phí thêm các khoản phí khác như:
- Phí chiết khấu đơn vị chấp nhận thẻ với dịch vụ thanh toán thẻ. Mức biểu phí như sau: Thẻ ghi nợ nội địa khoảng 0.5%, thẻ Visa, Master, UnionPay 1.5 - 2.5%.
- Phí quản lý dịch vụ, phí khấu hao thiết bị, phí tái thiết thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ,... (tùy quy định từng nhà cung cấp).
Chưa kể, thanh toán POS vẫn còn nhiều hạn chế cho cả chủ cửa hàng lẫn khách hàng. Chẳng hạn như lỗi kết nối, khách bị mất thẻ, rò rỉ thông tin,... Để tối ưu chi phí và hạn chế rủi ro, nhiều chủ tiệm tạp hóa đã áp dụng thanh toán quét mã QR cửa hàng. Hình thức này có nhiều ưu điểm vượt trội như: không cần phải tốn phí mua máy quẹt thẻ, không lo lộ thông tin tài khoản cá nhân, giao dịch thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng với độ bảo mật cao.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp chủ tiệm tạp hóa hiểu thanh toán POS là gì cũng như lợi ích và hạn chế của hình thức này. Nếu chủ tiệm tạp hóa đang muốn đăng ký mã QR cửa hàng hãy liên hệ ngay với VinShop để nhận được ưu đãi cực hấp dẫn nhé!