zalo-icon
vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Tết đi chùa ngày nào đẹp nhất? 5 ngôi chùa linh thiêng ngay gần Hà Nội du xuân đầu năm

Tin tức khác


18/01/2025

Đầu năm đi chùa không chỉ là một phong tục đẹp mà còn giúp chúng ta tĩnh tâm, gửi gắm những nguyện ước tốt lành. Hãy cùng khám phá ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm và giải đáp thắc mắc tại sao đi chùa đầu năm lại trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt. Đồng thời, tìm hiểu Tết đi chùa ngày nào là đẹp nhất và đâu là những ngôi chùa linh thiêng gần Hà Nội mà bạn nên ghé thăm? 

 

Tại sao đi chùa đầu năm lại là một nét đẹp văn hóa của người Việt?

 

Đầu năm đi chùa là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt được hình thành từ lâu, phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh và những giá trị đạo đức của dân tộc. Không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà còn là dịp để trân trọng những giá trị cội nguồn. 

 

Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau. Có người cầu mong sức khỏe, bình an và may mắn cho gia đình, người lại mong cầu tài lộc, công danh, sự nghiệp hay tình duyên. Thậm chí, không ít gia đình đưa con em đến đây để xin chữ, xin câu đối cầu mong học hành thành đạt, thi cử thuận lợi hoặc đem về nhà treo ở nơi trang trọng nhất.

 

Nét đẹp lễ chùa đầu năm vẫn được người dân lưu giữ (Ảnh: Tiki)

 

Bên cạnh đó, cũng có những người tìm đến chốn linh thiêng để tìm kiếm những giây phút bình yên, tạm quên đi những lo toan vất vả trong cuộc sống mưu sinh. Giữa không gian thanh tịnh, trang nghiêm, mùi hương trầm thoảng bay cùng sắc màu rực rỡ của đèn và hoa sẽ khiến tâm hồn người trở nên nhẹ nhàng, thư thái.

 

Hơn thế nữa, khi bước vào cửa Phật, cửa Thánh, hòa mình vào dòng người hành lễ, mỗi chúng ta đều cảm nhận được sự giao hòa giữa đất trời, cảm giác như là sự khởi đầu của mùa xuân đầy hy vọng và sự đổi mới.

 

Đầu xuân Tết đi chùa ngày nào đẹp nhất?

 

Việc chọn ngày đẹp để đi chùa vào đầu năm mới không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn mang lại sự may mắn, an lành trong suốt năm. Vậy Tết đi chùa ngày nào là đẹp nhất? Mỗi thời điểm đều có ý nghĩa riêng, phù hợp với từng nhu cầu lễ bái.

 

  • Ngày mùng 1 Tết: Đây được xem là ngày thiêng liêng nhất trong năm, thích hợp đi chùa cầu nguyện. Lòng thành kính và những lời chúc phúc giúp bạn khởi đầu một năm mới tràn đầy năng lượng, niềm vui, bình an và thuận lợi.
  • Ngày mùng 2 và mùng 3 Tết: Sau ngày mùng 1 dành cho nghi lễ gia đình, ngày mùng 2 và mùng 3 là thời điểm lý tưởng để đến chùa. Không khí ở chùa những ngày này đã bớt đông đúc hơn, phù hợp cho việc chiêm bái, vãn cảnh. Ngoài ra, ngày mùng 2 và mùng 3 là ngày lễ đón Hỷ Thần mang lại tài lộc, may mắn và hạnh phúc trọn vẹn.
  • Ngày mùng 4 Tết: Đi chùa vào ngày này để những điều ước nguyện được linh ứng và sớm thành hiện thực. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để các bạn trẻ cầu duyên.
  • Ngày mùng 6 Tết: Dân gian quan niệm đây là ngày bình an và thường được chọn để bắt đầu các chuyến đi xa đầu tiên trong năm như du lịch cùng gia đình hoặc viếng thăm các ngôi chùa để cầu phước.
  • Ngày mùng 10 Tết: Ngày vía Thần tài, đi chùa để cầu tài lộc, làm ăn phát đạt.
  • Ngày Rằm tháng Giêng: Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ lớn nhất của Phật giáo. Đây là dịp quan trọng để dâng hương cầu phúc, cầu an và thỉnh nguyện sự thuận lợi cho cả năm. Đi chùa vào ngày này cũng mang ý nghĩa viên mãn, trọn vẹn.

 

Lựa chọn thời điểm phù hợp đi lễ chùa đầu năm (Ảnh: Báo Thanh niên)

 

Đi chùa vào những ngày trên đây không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp bản thân hòa mình vào không gian thanh tịnh, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm và giá trị hướng thiện trong văn hóa dân tộc.

 

Gợi ý 5 ngôi chùa linh thiêng thích hợp du xuân đầu năm

 

Tại sao đi chùa đầu năm lại là hoạt động phổ biến? Không chỉ để cầu an, cầu phúc mà nhiều người còn đến đây để tâm hồn an lạc, thanh tịnh hơn. Dưới đây là 5 ngôi chùa linh thiêng gần Hà Nội để chiêm bái và gửi gắm nguyện ước:

 

Chùa Yên Tử - Quảng Ninh

 

Chùa Yên Tử nằm ở thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh. Ngôi chùa này không chỉ nổi tiếng về độ linh thiêng mà còn sở hữu khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ như chốn bồng lai tiên cảnh.

 

Chùa sở hữu kiến trúc đậm chất Phật Giáo với cổng Tam quan 2 tầng mái, mái chùa được lợp ngói vảy uốn cong hình đầu dao. Từng chi tiết trong ngôi chùa được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo rất uy nghiêm.

 

Đầu năm, người dân thường hành hương lên Yên Tử để tưởng nhớ vua Trần Nhân Tông và cầu nguyện sức khỏe, bình an. Ngoài ra, lễ hội chùa Yên Tử được tổ chức hàng năm từ mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm Lịch với phần nghi lễ long trọng và cuộc hành hương của các Phật tử từ chân núi lên tới chùa Đồng. 

 

Chùa Hương - Hà Tây, Hà Nội

 

Chùa Hương (chùa Hương Tích) nằm bên bờ sông Đáy, huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội 55km. Không chỉ là nơi gửi gắm những mong ước tốt đẹp, chùa Hương còn mang đến cho bạn cảm giác thanh tịnh và bình yên trong không gian cổ kính, trang nghiêm. Đặc biệt, trải nghiệm ngồi thuyền trôi nhẹ trên dòng Suối Yến để tâm hồn hòa vào vẻ đẹp mênh mông của non nước sẽ khiến lòng bạn trở nên thư thái và nhẹ nhàng hơn.

 

Lễ hội chùa Hương thường được tổ chức từ ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất khu vực miền Bắc, nơi giao thoa của 3 tôn giáo chính: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Lễ hội thu hút hàng triệu lượt khách thập phương về hành hương, chiêm bái, cầu an, cầu duyên và mong một năm mới an khang, thịnh vượng. 

 

Không gian yên bình đưa ta về với thiên nhiên và miền đất Phật linh thiêng (Ảnh: Crystal Bay)

 

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự - Hà Nam

 

Với không gian yên bình, thanh tịnh, được che phủ bởi rừng thông xanh mướt, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là nơi lý tưởng để tìm lại sự an nhiên đầu năm. Khuôn viên chùa rộng lớn, nổi bật nhất là lớp sỏi trắng với những phiến đá tạo thành đường đi khiến mỗi bước chân như được lướt trên mặt nước. 

 

Trong khuôn viên chùa có tòa Tam Bảo với bức tượng Đức Địa Tạng đặt ở trung tâm rất uy nghiêm nhưng cũng hiền từ. Bên cạnh đó, tại đây còn có nhiều tòa kiến trúc khác như điện Đức Ông, tòa điện Phật Quan Thế Âm, điện Đức Thánh Đạo Hiền,… phù hợp để mọi người tới lễ đầu năm.

 

Đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh

 

Những người kinh doanh, buôn bán không ai là không biết tới đền Bà Chúa Kho nằm ở lưng chừng núi Kho, Cổ Mễ, Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây nổi tiếng là nơi cầu tài lộc và khi tới đền bạn có thể thực hiện nghi thức "vay vốn đầu năm - trả lễ cuối năm” để mong một năm làm ăn phát đạt, thuận lợi.

 

Chùa Trấn Quốc - Hà Nội

 

Đây là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, được ví như “viên ngọc” giữa Hồ Tây, bao quanh là làn nước xanh biếc, tựa bức tranh thủy mặc. Chùa có diện tích hơn 3000m2, gồm nhiều công trình tâm linh độc đáo như nhà tổ, thượng điện, vườn tháp cổ, Bảo Tháp lục độ đài sen cao 15m gồm 11 tầng.

 

Từ đêm giao thừa cho đến mùng 4 Tết chùa mở cửa đón du khách thập phương đến chiêm bái, tham quan.

 

Chùa Trấn Quốc có lịch sử gần 1500 năm (Ảnh: Vinpearl)

 

Kinh nghiệm khi đi lễ chùa đầu năm để may mắn, tài lộc

 

Dưới đây là một số kinh nghiệm cần thiết để chuyến đi chùa đầu năm của bạn thêm trọn vẹn.

 

Trang phục

 

  • Trang phục cần kín đáo, lịch sự, ưu tiên quần áo có màu sắc nhã nhặn như trắng, xám, nâu, đồ lam,...
  • Tránh mặc đồ hở hang, ngắn trên đầu gối, hoặc màu sắc quá sặc sỡ, gây mất sự trang nghiêm tại nơi linh thiêng.

 

Thời gian đi lễ chùa

 

Tùy theo mục đích, bạn có thể đi chùa vào ngày mùng 1 Tết để cầu an hoặc trong những ngày mùng 2, mùng 3 để tránh đông đúc. Nếu muốn cầu phúc trọn vẹn, bạn cũng có thể chọn ngày Rằm tháng Giêng hay các ngày lễ lớn trong Phật giáo.

 

Một số lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm:

  • Không đi chùa vào cung giờ Dậu (17h – 19h) vì thường đây là khung giờ đang cúng thí thực, cúng cô hồn của nhà chùa.
  • Tránh đi vào đúng Ngọ 12 giờ hoặc đêm muộn.

 

Các quy tắc trước khi vào chùa

 

  • Trước khi vào chùa không nên quan hệ vợ chồng, nếu có thì phải chờ ít nhất 6 tiếng để thể hiện sự tôn kính.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên đến chùa.
  • Khi bước vào cổng chùa, hãy đi qua cổng phụ thay vì cổng chính (dành cho bậc thánh).
  • Đi đứng nhẹ nhàng, nói chuyện nhỏ tiếng, tránh làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh.
  • Nếu mang theo túi xách hay đội mũ áo hãy để chúng trong cốp xe hoặc dưới chiếu trước khi bước vào Tam bảo bái Phật.

 

Sắm lễ đi chùa

 

  • Lễ vật đơn giản nhưng đầy đủ, bao gồm hương, hoa, quả, bánh kẹo hoặc đồ chay. Tránh dâng lễ mặn như thịt, cá hay mua vàng mã hoặc sử dụng tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa.
  • Không đặt tiền lẻ lên ban thờ, mà nên bỏ vào hòm công đức đúng quy định.

 

Mâm lễ đi lễ chùa đầu năm đơn giản, đẹp mắt, thể hiện lòng thành (Ảnh: Sưu tầm)

 

TẢI ỨNG DỤNG VINSHOP NGAY!

 

Một số lưu ý quan trọng khi đi lễ chùa đầu năm 

 

Để chuyến lễ chùa đầu năm thật ý nghĩa và tránh những điều không nên, hãy lưu ý một số điểm sau:

  • Đi lễ chùa không chỉ để cầu nguyện mà còn là dịp tìm sự thanh thản, do đó cần giữ lòng trong sáng, không toan tính.
  • Khi dâng lễ hoặc cầu nguyện, tránh chen lấn, cười đùa, lớn tiếng, gây mất trật tự. Điều này không chỉ làm mất đi ý nghĩa của việc đi lễ mà còn ảnh hưởng đến không gian chung và những người xung quanh.
  • Không tự ý chạm vào tượng Phật, bệ thờ, các hiện vật thiêng liêng và một số khu vực trong chùa cấm chụp ảnh. Hãy tuân thủ quy định để thể hiện sự tôn trọng với nơi thờ tự.
  • Lối ra, vào, và vị trí dâng hương thường được quy định rõ ràng. Hãy chú ý để không làm ảnh hưởng đến người khác.
  • Chỉ cần thắp một vài nén hương để giữ không gian sạch sẽ và tránh gây ô nhiễm môi trường.
  • Nhiều chùa tổ chức các buổi giảng pháp vào dịp đầu năm. Bạn có thể tham gia để hiểu thêm về ý nghĩa của Phật pháp và giá trị tâm linh.

 

Tuân thủ quy định tại nơi thờ tự để chuyến du xuân lễ chùa suôn sẻ (Ảnh: Sưu tầm)


Việc đầu năm đi chùa là một truyền thống tâm linh sâu sắc của người Việt, thể hiện lòng thành kính và mong muốn một năm mới an lành, hạnh phúc. Dù bạn chọn Tết đi chùa ngày nào hay đến đâu chiêm bái thì mỗi chuyến đi đều mang lại những trải nghiệm đặc biệt. Bởi ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm không chỉ là cầu phúc, cầu an mà còn là dịp để tìm về sự thanh tịnh, hướng thiện, hòa mình vào không gian linh thiêng và yên bình.

 

Xem thêm: 

3 ngày tết cúng cơm mấy lần? Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết Nguyên Đán 2025

Ngày đẹp để khai xuân mở hàng đầu năm 2025 là ngày nào? Nghi thức mở hàng đầu năm mới

Tag:

Góc người tiêu dùngPhong thủy năm 2025

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

3 ngày tết cúng cơm mấy lần? Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết Nguyên Đán 2025

Tin tức khác


18/01/2025


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Tết đi chùa ngày nào đẹp nhất? 5 ngôi chùa linh thiêng ngay gần Hà Nội du xuân đầu năm

Tin tức khác


18/01/2025

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location
    1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
Facebook
Zalo
Community
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang