vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Nghi thức cúng ngày ông Công ông Táo chuẩn nhất

Tin tức khác


14/01/2023

Đưa ông Công ông Táo về trời là phong tục tâm linh quan trọng của người Việt trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc và hiểu hết ý nghĩa của nét văn hóa đặc sắc này. Cùng VinShop tìm hiểu rõ hơn ngày ông Công ông Táo là gì và nghi thức cúng chuẩn nhất nhé!

NHẬP HÀNG TẾT NGAY!

1. Nguồn gốc, ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

1.1. Nguồn gốc

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Thần Táo Quân bắt nguồn từ 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng đã được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" (thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc). Đến nay người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

Chuyện kể rằng, 2 vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao chung sống đã lâu nhưng không có con. Cho nên Trọng Cao thường xuyên kiếm cớ dằn vặt vợ. Vào 1 ngày nọ, vì 1 chuyện bé xé ra to, Trọng Cao đánh và đuổi Thị Nhi đi. Cô bỏ nhà đi lang thang và gặp Phạm Lang. 2 người phải lòng nhau và kết thành vợ chồng.

Trọng Cao sau khi nguôi giận thì day dứt, ân hận và đi tìm vợ. Đến khi hết tiền, anh ta phải ăn xin dọc đường, vô tình xin đúng nhà Thị Nhi. Nhận ra chồng cũ, cô mời anh vào nhà và nấu cơm cho ăn. Khi Phạm Lang trở về, sợ chồng nghi oan nên giấu Trọng cao dưới đống rạ sau vườn.

Không may, Phạm Lang đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi lao mình vào cứu chồng cũ ra. Thấy cô nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ nên cũng nhảy vào theo.

Thượng đế tiếc thương cho 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm Định phúc Táo Quân (vua bếp). Phạm Lang được giao làm Thổ công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao làm Thổ địa trông coi việc trong nhà, còn Thị Nhi kiêm việc chợ búa.

ngày ông công ông táo 1
Ngày ông Công ông Táo thể hiện nét văn hóa của người Việt lưu truyền từ đời này qua đời khác

1.2. Ý nghĩa

Nhiệm vụ của Định Phúc Táo Quân là cai quản mọi hoạt động của gia chủ và ngăn cản ma quỷ xâm phạm, giữ cho gia đình luôn bình an.
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời. Táo quân sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế những việc tốt xấu của con người trong năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt rõ ràng. Với mong muốn thần Bếp phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, yên bình, ấm no, đủ đầy người Việt thường làm lễ tiễn đưa Táo quân chầu trời rất long trọng.

Nhiều nơi còn cúng và phóng sinh cá chép, ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng". Điều này thể hiện sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ vươn tới thành công.

ngày ông công ông táo 2
Cúng ngày ông Công ông Táo mang ý nghĩa tâm linh, hướng tới bình an

NHẬP HÀNG TẾT NGAY!

2. Hướng dẫn cách cúng ngày ông Công ông Táo 2023

2.1. Vật phẩm

  • Mũ ông Công 3 cỗ hay 3 chiếc: 2 mũ cho ông Táo có cánh chuồn và 1 mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. (Có thể cúng 1 cỗ mũ có 2 cánh chuồn để tượng trưng)
  • Tiền vàng
  • 1 chiếc áo
  • 1 đôi hia bằng giấy

Màu sắc của mũ, áo và hia dùng để cúng ngày ông Công ông Táo cũng thay đổi theo từng năm, phụ thuộc vào ngũ hành như sau:

  • Năm hành kim sẽ cúng đồ màu vàng
  • Năm hành mộc sẽ cúng đồ màu trắng
  • Năm hành thủy sẽ cúng đồ màu xanh
  • Năm hành hỏa sẽ cúng đồ màu đỏ
  • Năm hành thổ sẽ cúng đồ màu đen

Năm 2023 thuộc hành kim, gia chủ nên chọn đồ cúng màu vàng sẽ mang lại nhiều may mắn hơn.

  • Cá chép: Miền Bắc thường cúng 1 con cá chép sống. Còn Nam Bộ thường dùng cá chép giấy.
  • Gà luộc: Nhiều gia đình có trẻ con thường thêm 1 con gà luộc - loại gà cồ mới tập gáy. Ngụ ý mong đứa trẻ lớn lên thông minh, có sinh khí hiên ngang, nhiều nghị lực như con gà cồ.
  • Tùy văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế mỗi gia đình, ngoài những vật phẩm trên có thể làm mâm cúng mặn hay chay để tiễn ông Táo Quân lên chầu trời.
ngày ông công ông táo 3
Vật phẩm dùng để cúng ngày ông Công ông Táo

2.2. Mâm cúng mặn

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 3 chén rượu
  • Thịt heo luộc
  • Gà luộc hoặc quay
  • Đĩa rau xào
  • Hành muối
  • Xôi gấc
  • Giò heo
  • Canh mọc
  • Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)
  • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,...
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 lọ hoa đào nhỏ

2.3. Mâm cúng chay

Với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có thể gồm:

  • Các món canh thập cẩm rau củ hoặc canh măng chay
  • Nem rau củ
  • Đậu phụ sốt nấm cay Tứ Xuyên
  • Giò, chả chay
  • Chạo nấm
  • Xôi, chè
  • Nộm
  • Xào thập cẩm rau củ

Ngày nay, mâm cỗ cúng ngày ông Công ông Táo đã được tinh giảm hơn nhiều, chỉ cần làm mâm cúng đơn giản với 3 món là được. Để tỏ lòng thành kính, mâm cúng phải đặt ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng.

Mâm cúng chay - mặn có thể thay đổi và tùy chỉnh theo từng gia đình
Mâm cúng chay - mặn có thể thay đổi và tùy chỉnh theo từng gia đình

2.4. Văn khấn 

Theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Văn khấn cổ truyền cúng ông Công ông Táo như sau:
“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!”

Ngoài bài văn khấn chuẩn theo sách, gia chủ có thể dùng bài khấn tùy vào vùng miền của mình.

NHẬP HÀNG TẾT NGAY!

3. Thời điểm phù hợp để đưa ông Công ông Táo về trời

Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ bắt đầu vào giờ Ngọ (11 giờ - 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Đây được coi là giờ linh thiêng, phù hợp nhất để cúng bái.

Theo dương lịch, ngày 23 tháng Chạp năm nay sẽ rơi vào thứ bảy (14/01). Dù là cuối tuần nhưng nhiều người vẫn phải đi làm. Do đó không nhất thiết phải cúng đúng vào trưa 23 tháng Chạp mà bạn có thể bắt đầu cúng từ ngày 21.

Các khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo trong năm 2023 gồm:

  • Ngày 21 tháng Chạp: cúng giờ Mão (5 - 7h), giờ Ngọ (11 - 13h), giờ Thân (15 - 17h), giờ Dậu (17 - 19h). Trong đó, giờ Ngọ là giờ Tốc Hỷ - khung giờ tốt nhất trong ngày nên gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, niềm vui, bệnh tật và xui xẻo đều sẽ được hóa giải.
  • Ngày 23 tháng Chạp: cúng vào giờ Thìn (7 - 9h) và giờ Tỵ (9 - 11h). Trong đó, giờ Thìn là giờ Tốc Hỷ mang lại nhiều may mắn cho gia đình.
  • Ngoài ra, giờ Ngọ (11 - 13h) cũng là khung giờ tốt để cúng ông Công ông Táo. Đây là thời điểm mà các Thần Bếp quy tụ để chuẩn bị về trời nên rất linh thiêng. Tốt nhất bạn nên cúng trước 12h trưa.


Sau khi bày lễ, thắp hương, đọc văn khấn xong, bạn đợi hương tàn rồi thắp thêm 1 tuần hương nữa. Lễ tạ rồi hóa vàng, mang cá chép đi thả để chở ông Táo lên chầu Trời.

mâm ông công ông táo 5
Nên chọn giờ Tốc Hỷ mang lại may mắn khi cúng ông Công ông Táo

4. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

  • Dọn dẹp nhà cửa, nhất là khu vực nấu nướng trước khi cúng
  • Cá chép để dâng cúng là cá chép đỏ, khỏe mạnh
  • Kiêng dâng cúng các món làm từ chim, vịt, ngỗng, trâu, dê, chó,...
  • Trước khi đọc văn khấn, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc kín đáo và lịch sự để thể hiện sự tôn kính với các quan thần.
  • Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo cáo những việc tốt đẹp của gia đình trong năm.
  • Không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh ngày rằm tháng Chạp.
  • Không nên cúng sau 12 giờ ngày 23 Chạp. Bởi theo nhiều người lúc này cổng Thiên đình sẽ đóng lại. Táo quân không thể vào báo cáo được nữa.
  • Nếu làm bàn thờ Táo quân riêng thì nên đặt chính giữa tủ bếp, ở những nơi cao ráo. Hướng phù hợp nhất là hướng Nam.
  • Chọn địa điểm phù hợp và nhẹ nhàng thả cá chép. Không đứng trên thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống. Tránh thả ở nguồn nước ô nhiễm, thả cá ồ ạt theo phong trào.
  • Sau lễ cúng tiễn ông Táo lên chầu trời cũng nên có phần cúng rước về. Theo phong tục thường vào ngày 30 tháng Chạp sẽ cúng rước ông Táo về nhà. Những năm không có ngày 30 sẽ cúng vào ngày 29 tháng Chạp. 1 số vùng miền Trung lại làm lễ rước vào mùng 7 tháng Giêng cùng với lễ tạ năm mới.
  • Việc cúng rước ông Táo về nhà nên làm từ 23h00 - 23h45 đêm giao thừa. Lễ vật tương tự như ngày 23 tháng Chạp.
mâm ông công ông táo 6
Những điều lưu ý để cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất

NHẬP HÀNG TẾT NGAY!

Hy vọng, với những thông tin mà VinShop chia sẻ đã giúp bạn có thêm kiến thức về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày ông Công ông Táo. Đồng thời có sự chuẩn bị chu đáo, tươm tất nhất cho ngày lễ quan trọng này!
Với các chủ tạp hóa, đừng quên tải app VinShop để nhập hàng số lượng lớn với nhiều ưu đãi, giúp việc kinh doanh ngày Tết buôn may, bán đắt cả năm nhé!



Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Khám phá Đền Tiên La - Ngôi đền cổ kính gắn liền lịch sử Hai Bà Trưng

Tin tức khác


22/03/2024


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Khám phá Đền Tiên La - Ngôi đền cổ kính gắn liền lịch sử Hai Bà Trưng

Tin tức khác


22/03/2024

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    1800 646 869
    [email protected]
    Info
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang