vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Kinh nghiệm đi lễ Mẫu Sòng Kim Giang chi tiết 

Tin tức khác


20/03/2024

Đền Kim Giang không chỉ là một điểm đến tôn giáo mà còn là một biểu tượng văn hóa lịch sử cổ kính của Việt Nam. Với những người yêu thích khám phá và tìm hiểu về di sản văn hóa dân tộc, việc dâng hương lễ bái tại Đền Mẫu Sòng Kim Giang là một trải nghiệm không thể bỏ qua. Dưới đây là một số kinh nghiệm và hướng dẫn chi tiết cho những ai muốn khám phá hành trình tâm linh tại Đền Mẫu Sòng Kim Giang.

MUA BÁNH LỄ NGAY!

1. Đền Kim Giang - Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia 

1.1. Sự tích Đền Kim Giang 

Đền Kim Giang có tên gọi khác là đền Lủ Cầu, nằm trong cụm di tích bao gồm chùa và đình Kim Giang. Nơi đây được biết đến là một trong những ngôi đền thờ Mẫu Sòng (Mẫu Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mẫu Đệ nhất Thượng thiên), vị thần cai quản miền trời -  làm chủ mây mưa, sấm chớp trong tín ngưỡng Đạo Mẫu của người Việt. Chính vì vậy, hàng năm đền thu hút rất nhiều khách thập phương đến dâng hương khấn lễ, cầu cho mọi điều được như ý nguyện. 

Bên cạnh Đền Kim Giang là Đình Kim Giang, thờ vị Thành hoàng làng Mạo Giáp Hoa, người ở Phong Châu sinh ngày 12 tháng 2 năm Quý Mùi. Ông là vị tướng có công đánh giặc. Trên đường dẫn quân về kinh thành Thăng Long qua khu vực trại Cầu, trang Kim Lủ, Ông cho quân sĩ nghỉ ngơi. Thấy cảnh và người đẹp đẽ Ông ban cho dân 300 quan tiền để lập miếu thờ. Sau khi Ông hóa ngày 12 tháng hai, nhân dân trại Cầu cảm mến ân đức, tôn thờ Ông làm vị Thành hoàng làng bảo trợ cho đời sống tinh thần nhân dân trong vùng.

Đền Kim Giang 1
Ban thờ uy linh phía trong đền Kim Giang

Với những giá trị lịch sử và văn hóa ấy, từ năm 1989, Cụm di tích lịch sử Đình - Đền Kim Giang được công nhận và xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia. Lễ hội Đền Kim Giang được nhân dân tổ chức thường niên vào tháng ba âm lịch, là ngày sinh ngày hóa của các vị thần nơi đây, đúng theo thành ngữ: “tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ” (“Cha” ở đây là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, “Mẹ” là Thánh Mẫu Liễu Hạnh).

1.2. Vị trí đền Kim Giang và cách di chuyển 

Đền Kim Giang 2
Cổng đền Kim Giang từ đường Kim Giang đi vào
  • Vị trí: Đền Kim Giang trước đây thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, nay thuộc làng Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đền có địa chỉ ngõ 120 đường Kim Giang, ở phía tây bờ sông Tô Lịch. 
  • Cách di chuyển: Đền có vị trí nằm trong nội thành Hà Nội nên du khách có thể chủ động di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô. Hoặc có thể sử dụng xe bus các các tuyến xe 05; 60B, 104 với điểm dừng ở đầu cầu Lủ. 

2. Kinh nghiệm đi lễ đền Kim Giang 

2.1. Cách chuẩn bị lễ vật

Khi bạn dâng lễ tại đền Kim Giang hay bất cứ đâu, điều quan trọng nhất là sự nhất tâm khi khấn cầu. Du khách có thể lựa chọn chuẩn bị mâm lễ chay hoặc mâm lễ mặn, tuy nhiên với các canh lễ nhỏ thì chuẩn bị lễ chay là đơn giản nhất. 

Mâm lễ chay thường bao gồm hương, hoa tươi, trái cây (nên chọn loại hoa quả theo mùa để đảm bảo tươi ngon nhất), bánh kẹo, oản, nến và giấy vàng mã. Bạn cũng có thể chọn những mâm lễ được trang trí từ các sản phẩm chất lượng, có màu sắc bắt mắt như tháp bánh lễ GPR, phù hợp với không khí lễ hội.

Đối với mâm lễ mặn, bạn có thể chuẩn bị các món như thịt heo/thịt gà luộc, xôi/bánh chưng, giò/chả, và rượu trắng.

Đền Kim Giang 3
Bánh quy GPR với nhiều mẫu mã đa dạng

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn chuẩn bị một mâm lễ chu đáo và thành kính nhất:

  • Chọn đồ lễ tươi ngon và rửa sạch sẽ trước khi dâng hương.
  • Tránh mang đồ lễ mặn có mùi tanh như cá hoặc thịt sống.
  • Bày biện lễ vật gọn gàng và đẹp mắt, thể hiện sự chỉn chu và tôn trọng.

Ngoài ra, nếu không có điều kiện chuẩn bị trước, du khách có thể mua đồ lễ tại các quầy hàng xung quanh đền.

Khi tham gia lễ tại Đền Kim Giang - nơi thờ Mẫu Thượng Thiên, cai quản miền trời, bạn nên chuẩn bị các lễ vật có màu sắc chủ đạo màu đỏ. Ví dụ như hoa hồng đỏ, xôi gấc và bánh GPR hộp màu đỏ với bao bì lịch sự và mức giá phải chăng.

Đền Kim Giang 4
Bánh quy GPR màu đỏ phù hợp với mâm lễ dâng lên Mẫu Liễu Hạnh 

MUA BÁNH LỄ NGAY!

2.2. Cách dâng lễ tại Đền Kim Giang

Quy trình lễ diễn ra từ bên ngoài vào bên trong, bắt đầu từ trung cung (hàng giữa), sau đó tiến vào hậu cung trước khi lễ sang hai bên. Sau đó, bạn di chuyển ra phía ngoài để lễ tại ban Mẫu Cửu và cuối cùng là lễ tại ban thờ của Cô và Cậu.

Bạn lưu ý chỉ thắp hương sau khi lễ vật đã được đặt lên các ban thờ, thắp từ trong ra ngoài. Nếu có cánh sớ tấu trình, sớ sẽ được kẹp giữa hai bàn tay hoặc đặt lên một đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban và trong khi đợi hết một tuần nhang, bạn có thể viếng thăm phong cảnh Đền Kim Giang. Hương đã hết, bạn vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng đem đi hóa. Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hóa tiền vàng, bạn lưu ý hóa tờ văn khấn và tờ sớ (nếu có) trước, sau đó mới hóa đến các loại vàng mã khác. 

Đền Kim Giang 5
Hướng dẫn dâng lễ tại Đền Kim Giang 

3. Hướng dẫn tham quan đền Kim Giang 

Đền Kim Giang được xây dựng trên một khu đất cao, hướng về phía tây nam. Phía trước của đền có một giếng, trước đây là một hồ rộng, được bao quanh bởi kè đá. Giữa giếng mới được xây dựng một thuỷ đình hai tầng, sáu mái, với sáu cột đá và sáu cột gỗ lớn, và mười hai đao hình đầu rồng cong vút. Bố cục mặt bằng của đền được thiết kế theo hình chữ "đinh" bao gồm nhà Tiền tế và Hậu cung.

Nhà Tiền tế có năm gian, mái lợp bằng ngói ta, được xây theo kiểu đầu hồi bít đốc, với tay ngai và bên trong là bốn hàng cột lim to khoẻ, vì thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền. Hậu cung nối liền với nhà Tiền tế, sử dụng bộ vì bốn hàng chân, xây theo kiểu thượng chồng rường, hạ bẩy hiên. Các con rường được chạm nổi với đề tài rồng, núi văn mây, đao mác, và mặt hổ phù; trong khi các đầu bẩy chạm nổi với đề tài hoa lá và văn hình học.

Đền Kim Giang 6
Hình ảnh giếng trời được xây dựng thủy đình phía trên ở đền Kim Giang

Trong đền Kim Giang đến nay vẫn còn lưu giữ bức hoành phi sơn son thếp vàng với 4 chữ lớn “Duy Nhạc giáng thần”. Ngoài ra, có còn các di vật khám, tượng Thánh mẫu, cửa võng kép đề “Thánh cung vạn tuế” và bộ kiệu rước. Những di vật này không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn chứa đựng thông điệp lịch sử sâu sắc, cần được bảo quản và bảo tồn cẩn thận để gìn giữ di tích văn hóa lịch sử của Đền Mẫu Sòng Kim Giang.

Bài viết đã cung cấp chi tiết kinh nghiệm đi lễ tại Đền Kim Giang, nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nếu bạn đang có kế hoạch tham quan đền Kim Giang, hãy tham khảo bánh quy bơ sữa GPR trên Vinshop với đa dạng mẫu mã phù hợp với mâm lễ của bạn nhé.

Tag:

Lễ đền chùaBánh lễĐền thờSắm lễ

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

ShopCash - Giải pháp ứng vốn cấp tốc từ Techcombank dành cho chủ tiệm

Tin tức khác


07/12/2024


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

VinShop ra mắt Combo Voucher Phú Quý lời nhất mùa Tết 2025!

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang