vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Bí quyết kinh doanh

Chân dung thành công

Câu chuyện tạp hoá

Mẹo vặt hay

Thể lệ

Tin tức khác

Feature Image Blog

Tháp Bà Ponagar - Ngôi đền Chăm Pa với kiến trúc độc đáo ở Nha Trang

Tin tức khác


13/03/2024

Nha Trang không chỉ được mệnh danh là “hòn ngọc biển Đông” với bãi biển xinh đẹp, bờ cát trắng trải dài mà còn là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa cùng nhiều di tích tồn tại theo thời gian. Trong đó, Tháp Bà Ponagar là danh thắng bậc nhất, biểu tượng cho du lịch của địa phương này. Vậy quần thể đền thờ này có gì đặc biệt? Cùng VinShop khám phá ngay nhé!

MUA BÁNH LỄ NGAY!

1. Ý nghĩa, lịch sử Tháp Bà Ponagar

Theo các sử sách ghi chép lại, Tháp Bà Ponagar được xây dựng vào khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XIII nhằm thể hiện sự thịnh vượng của vương quốc Chăm Pa cổ. Khu tháp này có nhiều tên gọi khác nhau như tháp Yang Po Inư Nagar hoặc Yang Pô Ana Gar.

Mục đích xây dựng tháp là để thờ Đức bà Thiên Y A Na (Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Hồng, Bà Chúa Tiên, người Chiêm Thành gọi là Poh Yang Ina Nagar - Bà Chúa Nước) - người sáng thế ra trái đất, bảo vệ mọi người khỏi thiên tai, bão lũ và mang đến cuộc sống no đủ, sung túc, bình yên. 

Cho đến nay, Tháp Bà Ponagar vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người Chăm. Khu đền này còn đại diện cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tuyệt đẹp của thời kỳ Hindu, là di sản văn hóa Chăm-pa lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ.

Năm 1979, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Tháp Bà Ponagar là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1979.

Tháp bà Ponagar 1
Tháp Bà Ponagar là địa điểm được nhiều du khách ghé đến khi tới Nha Trang

2. Cách di chuyển đến Tháp Bà Ponagar

2.1. Vị trí

Tháp Bà Ponagar nằm tại số 61, đường 2 Tháng 4, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là quần thể đền thờ nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km về phía Bắc. Được xây dựng trên ngọn đồi Cù Lao cao khoảng 10m, bên dòng sông Cái, thuộc phường Vĩnh Phước.

2.2. Cách di chuyển

Du khách có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau như: xe máy, xe bus, taxi, ô tô,... Chỉ cần đi dọc theo đường Trần Phú về hướng Bắc, đi qua cầu Trần Phú và rẽ vào đường Tháp Bà, chạy đến cuối đường là bạn sẽ thấy ngay quần thể kiến trúc Tháp Bà hiện ra trước mắt.

Tháp bà Ponagar 2
Tháp Bà Ponagar nằm ngay gần trung tâm thành phố Nha Trang nên rất thuận tiện để du khách di chuyển

3. Giá vé tham quan Tháp Bà Ponagar

  • Giá vé: Khoảng 20.000 - 30.000 đồng/khách/lượt (có thể thay đổi tùy từng thời điểm).
  • Giờ mở cửa: Tháp Bà Ponagar mở cửa từ 06:00 – 17:30 nên rất phù hợp để du khách tới tham quan, lễ bái, khám phá kiến trúc, các hoạt động tín ngưỡng của khu di tích này.

4. Những điểm hấp dẫn tại Tháp Bà Ponagar

4.1. Tham quan các tầng của khu di tích

Trong khuôn viên rộng gần 50.000m2, Tháp Bà Ponagar bao gồm 3 khu vực chính được phân thành 3 tầng:

  • Tháp cổng: Khu vực này đặt những chiếc cổng chào rất hoành tráng. Tuy nhiên qua sự tàn phá của thời gian và biến động lịch sử, chúng đã không còn nguyên vẹn. Hiện chỉ còn lại các dấu tích về kiến trúc xưa, bao gồm các bậc đá, chân cột trụ và bậc thang đá dẫn lối lên tầng 2.
  • Khu tiền đình (Mandapa): Đây là một nơi tĩnh tâm, nơi du khách có thể đến hành hương, chuẩn bị lễ vật trước khi dâng lễ, tĩnh tâm và thư giãn. Khu vực này bảo tồn 22 trụ hình bát giác có chiều cao khác nhau: 10 cột trụ lớn được chia ra 2 hàng, chiều cao 3m, đường kính 1m, bao quanh là 12 cột nhỏ hơn đặt trên bệ với chiều cao 1m. Tham quan xong du khách men theo lối cầu thang để lên tầng 3.
  • Khu đền tháp: Tại đây có 3 ngôi tháp nằm thẳng hàng với nhau (Tháp Trung tâm, Tháp Đông Nam và Tháp Nam - tháp nhỏ nhất). Ngoài ra, còn có Tháp Tây Bắc (không nằm cùng hàng với 3 ngôi tháp còn lại). Khu đền tháp nằm cao nhất nên du khách lên tới đây ngoài lễ bái còn có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tráng lệ và kỳ vĩ.
Tháp bà Ponagar 3
Tháp bà Ponagar có 3 khu vực chính để du khách tham quan

4.2. Khám phá kiến trúc độc đáo của vương quốc Chăm cổ xưa

Tháp bà Ponagar là công trình kiến trúc nổi bật của người Chăm Pa từ thời xa xưa. Các tòa tháp được xây dựng bằng cách xếp chồng những viên gạch rất khít mạch mà không có sự sử dụng chất kết dính nào. 

Dù qua hàng thế kỷ, ngọn tháp vẫn có thể đứng vững. Điều này tạo ra một nét độc đáo và bí ẩn mà cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải được. Đây chính là điểm thu hút những du khách yêu thích sự tò mò và muốn khám phá di tích khảo cổ tại địa phương này.

Bên cạnh đó, lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về phía Đông, mặt bên ngoài có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên tháp lớn. Trên thân tòa tháp trang trí nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Đức Bà Poh Yang Ina Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ và các loài thú (nai, ngỗng vàng, sư tử).

Ngoài 3 khu vực chính, du khách cũng có thể ngắm nhìn các bia ký cổ Chăm-pa tại Tháp Bà Ponagar. Những bia ký này có giá trị lớn trong việc nghiên cứu văn hóa và lịch sử của vương quốc Chăm cổ xưa.

4.3. Tham gia lễ hội văn hóa đặc sắc

Hàng năm, vào ngày lễ vía Bà (từ 21 - 23/3 âm lịch), khu di tích Tháp Bà Ponagar lại đón hàng vạn du khách tới hành hương. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa thú vị của văn hóa dân tộc Chăm như: Lễ thay y Thánh Mẫu, lễ dâng hương tại Mẫu, thả hoa đăng trên dòng sông Cái, lễ hoàn kinh, lễ tế cổ truyền, múa Chăm, múa dâng cúng Mẫu, biểu diễn tuồng, múa lân, múa bóng, hát Văn,…

Qua đó, thể hiện sự biết ơn, tỏ lòng thành kính với Đức bà Thiên Y A Na, vừa cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, vừa giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hóa Chăm. Đồng thời, thể hiện nét giao thoa văn hóa của người Kinh và người Chăm được trao truyền qua bao thế hệ.

Tháp bà Ponagar 4
Tháp Bà Ponagar là nơi thường xuyên tổ chức hoạt động văn hóa lễ hội

5. Kinh nghiệm cần biết khi tham quan Tháp Bà Ponagar

  • Tháng 4 đến tháng 6 thời tiết tại đây rất đẹp, có nắng vàng, không mưa nên phù hợp để du khách tham quan. Tuy nhiên, trời sẽ khá nắng, bạn nhớ mang theo kem chống nắng, các vật dụng, đồ đạc như ô, mũ, khăn, nón để che chắn.
  • Tháng 4 - 6 cũng là thời gian cao điểm du lịch tại Nha Trang nên các dịch vụ như phòng ốc hay di chuyển sẽ tăng giá mạnh. Du khách nên đặt vé và phòng trước 1 - 2 tháng để có mức giá tốt nhất.
  • Tháp Bà Ponagar không có quy định về trang phục nhưng đây là địa điểm văn hóa tâm linh, du khách nên ăn mặc kín đáo, lịch sự để giữ được sự tôn nghiêm, thanh lịch.
  • Không nói tục, chửi bậy hay những lời kiếm nhã, thiếu tôn trọng, xúc phạm về Đức bà Thiên Y A Na.
  • Hạn chế mang đồ uống, thức ăn từ bên ngoài vào tháp, không xả rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung.
  • Nếu du khách muốn thưởng thức các tiết mục biểu diễn như múa Chăm thì hãy ghé thăm vào buổi chiều.
  • Du khách có thể kết hợp ghé thăm thêm nhiều địa điểm hấp dẫn gần đó như: VinWonders, suối khoáng nóng Tháp Bà, Tháp Trầm Hương, Viện Hải dương học Nha Trang,...
  • Đến Nha Trang du khách đừng quên thưởng thức ẩm thực đa dạng nơi đây như: Bún chả cá, nem nướng Ninh Hoà, hải sản, bún sứa, tôm hùm Bình Ba,... hoặc kem, nước dừa bày bán ở khu Tháp Bà Ponagar.
  • Buổi chiều nơi đây thường rất đông, nếu không thích ồn ào, bạn có thể đến Tháp Bà Ponagar vào buổi sáng sớm.
  • Chú ý bảo quản tư trang cá nhân cẩn thận, tránh mất cắp, bỏ quên đồ.
  • Một số vật phẩm dâng lễ để du khách tham khảo như: Hương đăng, trầu cau, rượu, vàng bạc, một phong bì đựng tiền (không bắt buộc), khay để hai roi chầu, bánh quy bơ GPR, trái cây,...
Tháp bà Ponagar 5
Người dân và du khách thành kính dâng lễ Mẫu 
Tháp bà Ponagar 6
Mẫu bánh lễ GPR nhiều màu sắc
Tháp bà Ponagar 7
Tháp bánh lễ sang trọng

MUA BÁNH LỄ NGAY!

Để chuyến đi thêm phần trọn vẹn, ý nghĩa bạn nhớ tham khảo những thông tin hữu ích và kinh nghiệm tham quan Tháp Bà Ponagar mà VinShop vừa chia sẻ. Nếu du khách muốn sử dụng bánh quy bơ cao cấp GPR để đi lễ Tháp Bà Ponagar, đừng quên ghé tiệm tạp hóa VinShop để mua bánh chính hãng với giá tốt nhé!

Các chủ tiệm tạp hóa nếu muốn kinh doanh thêm dòng bánh quy bơ cao cấp GPR chất lượng phục vụ lễ Tết có thể đặt hàng theo 2 cách sau:

  • Mua sỉ: Tải app VinShop nhập hàng bánh lễ tại đây
  • Mua lẻ:Liên hệ hotline 0917 192 588 hoặc fanpage tại đây

Tag:

Lễ đền chùaBánh lễĐền thờSắm lễ

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Du lịch 30/4 1/5 ở đâu? Gợi ý 10 địa điểm chơi lễ vui hết nấc

Tin tức khác


22/04/2024


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Thể Lệ Chương Trình Khuyến Mại Cho Khách Hàng Nhập Sản Phẩm Bánh Quy Bơ GPR Tháng 05/2024

Thể lệ


10/05/2024

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    1800 646 869
    [email protected]
    Info
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang