Việc sang nhượng lại cửa hàng, đặc biệt là tiệm tạp hóa hoặc mặt bằng kinh doanh nhỏ đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Để đảm bảo quyền lợi của các bên sang nhượng và tránh tranh chấp về sau, một mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng rõ ràng, đúng pháp lý là điều không thể thiếu. Nếu bạn đang chuẩn bị chuyển nhượng cửa hàng hay sắp tiếp nhận một mặt bằng kinh doanh mới, đừng bỏ qua mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng chuẩn năm 2025 được gợi ý dưới đây.
Mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng mới nhất năm 2025
Hợp đồng là tài liệu quan trọng giúp các bên giao dịch đảm bảo quyền loại cũng như nghĩa vụ của mình. Một hợp đồng chuẩn không cần quá dài dòng nhưng bắt buộc phải rõ ràng, đầy đủ các yếu tố cơ bản.
Bạn có thể tham khảo các mục cần có trong hợp đồng sang nhượng cửa hàng dưới đây để kiểm tra hợp đồng của mình có hợp lý hay không hoặc dựa vào đó để soạn thảo hợp đồng mới:
- Thông tin bên chuyển nhượng và bên nhận sang nhượng: Họ tên, địa chỉ, số CCCD/CMND, ngày cấp, nơi cấp
- Thông tin cửa hàng sang nhượng: Địa chỉ cụ thể, diện tích, tình trạng mặt bằng, trang thiết bị đi kèm
- Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán: Giá sang nhượng, số tiền đặt cọc (nếu có), cách thức và thời hạn thanh toán
- Thời điểm bàn giao: Thời gian sang nhượng, điều kiện bàn giao, hiện trạng tài sản
- Cam kết và trách nhiệm pháp lý: Bảo đảm quyền sử dụng, quyền thuê, không có tranh chấp hay đang thế chấp
- Điều khoản vi phạm hợp đồng: Trường hợp hủy ngang, bồi thường nếu vi phạm thỏa thuận
- Chữ ký và xác nhận của đôi bên: Kèm theo người làm chứng (nếu có)

Mẫu hợp đồng người sang nhượng cửa hàng có thể tham khảo (Ảnh: Mẫu văn bản)
Nội dung càng chi tiết, rõ ràng thì càng giúp bạn tránh hiểu nhầm và đảm bảo tính pháp lý vững chắc. Đây chính là điều mà bất cứ mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng nào cũng cần đảm bảo.
Khi nào cần sử dụng hợp đồng sang nhượng cửa hàng?
Không chỉ các cửa hàng lớn, ngay cả các tiệm tạp hóa gia đình khi sang tay cũng nên có hợp đồng rõ ràng. Điều này sẽ giúp bảo vệ lợi ích cho cả bên chuyển nhượng và bên nhận, tránh vướng vào các tranh chấp pháp lý không mong muốn sau này. Một số trường hợp nên lập hợp đồng sang nhượng bao gồm:
- Bán lại toàn bộ cửa hàng, bao gồm cả vật dụng, trang thiết bị
- Cho sang nhượng mặt bằng thuê kinh doanh cùng các quyền lợi đang có
- Sang nhượng một phần hoạt động kinh doanh trong cửa hàng (ví dụ: Cho thuê quầy hàng riêng lẻ)

Hợp đồng sang nhượng cần thiết trong mọi trường hợp bán hoặc cho thuê của hàng (Ảnh: CafeF)
Một vài lưu ý trước khi ký hợp đồng sang nhượng
Trước khi đặt bút ký, cả bên bán và bên mua đều nên rà soát kỹ từng điều khoản trong hợp đồng để tránh rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”. Ngoài mẫu hợp đồng còn nhiều yếu tố thực tế cần được kiểm tra kỹ lưỡng, chẳng hạn:
- Xác minh mặt bằng có đang bị tranh chấp, thế chấp hoặc bị thông báo thu hồi hay không
- Kiểm tra hợp đồng thuê nhà với chủ mặt bằng để xem họ có cho phép sang nhượng không
- Kiểm tra chính xác số lượng tài sản, trang thiết bị kèm theo trong biên bản bàn giao
Nếu hợp đồng có giá trị lớn, bạn có thể mời người thứ ba làm chứng hoặc công chứng hợp đồng để đảm bảo việc sang nhượng minh bạch nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng
Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến liên quan đến mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng giúp bạn hiểu rõ hơn trước khi ký kết:
- Sang nhượng cửa hàng có cần công chứng không?
Không bắt buộc, nhưng nếu giá trị lớn hoặc liên quan đến hợp đồng thuê mặt bằng dài hạn nên công chứng để tăng tính pháp lý và hạn chế rủi ro về sau.
- Có thể dùng mẫu hợp đồng viết tay không?
Có thể, miễn là đầy đủ thông tin, có chữ ký rõ ràng của cả hai bên. Tuy nhiên, hợp đồng in sẵn, rõ ràng từng điều khoản sẽ dễ đối chiếu hơn khi có tranh chấp.
- Nếu đang thuê mặt bằng, có được quyền sang nhượng không?
Có, nhưng chỉ khi hợp đồng thuê có điều khoản cho phép sang nhượng hoặc được sự đồng ý của chủ nhà bằng văn bản.
Một giao dịch sang nhượng cửa hàng chỉ trọn vẹn khi cả hai bên cùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc sang nhượng cửa hàng và biết cách chuẩn bị một mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng chuẩn chỉnh, đúng luật để quá trình “đổi chủ” cho cửa hàng diễn ra thuận lợi nhất.
Xem thêm: