Mì gói là món ăn nhanh, tiện, dễ ăn nên thường có mặt trong căn bếp của các gia đình. Nhưng liệu bạn có biết: Mì gói làm từ nguyên liệu gì và ăn mì gói như thế nào mới tốt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thành phần nguyên liệu, hàm lượng dinh dưỡng của mì gói cũng như hướng dẫn chi tiết cho bạn cách sử dụng thực phẩm này hợp lý để không gây hại đến sức khỏe.
Mì gói làm từ nguyên liệu gì?
Mì gói là một loại thực phẩm được chế biến đóng gói sẵn theo mỗi khẩu phần ăn. Hiện nay để nâng cao tính tiện lợi, mì gói thường được các nhà sản xuất đóng gói trong cốc, bát ăn một lần có kèm theo thìa, đũa để dễ dàng sử dụng.
Vậy mì gói làm từ nguyên liệu gì? Câu trả lời là mì gói được làm từ bột mì, muối, dầu cọ kéo thành sợi rồi hấp chín, sau đó sấy khô đóng gói đi kèm gói gia vị. Khi sử dụng mì gói, người dùng chỉ cần ngâm miếng mì khô cùng các nguyên liệu đi kèm trong nước nóng khoảng 2-3 phút là có thể ăn được.
Các thương hiệu mì gói đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ hiện nay vẫn luôn cung cấp nhiều sản phẩm mì với đa dạng hương vị giúp khách hàng thoải mái lựa chọn.

Mì gói được làm từ bột mì, muối và dầu cọ (Ảnh: Chế tạo máy Thiên Phú)
Thành phần dinh dưỡng có trong mì gói
Khi đã biết mì gói làm từ nguyên liệu gì, vấn đề người dùng quan tâm đó là hàm lượng dinh dưỡng có trong mỗi gói mì. Hầu hết các gói mì hiện nay đều hướng tới việc hạ thấp hàm lượng calo và nâng cao chất xơ, protein, natri, chất béo và các nhóm chất khác.
Với một phần mì gói thông tin dinh dưỡng thường bao gồm:
- Calo: 188kcal
- Carbs: 27gr
- Chất béo không bão hòa: 7g
- Chất béo bão hòa: 3 gr
- Chất đạm: 4g
- Chất xơ: 0,9 g
- Natri: 0,861 g
- Thiamine: 43% so với khẩu phần ăn một ngày
- Folate: 12% so với khẩu phần ăn một ngày
- Mangan: 11% so với khẩu phần ăn một ngày
- Sắt: 10% so với khẩu phần ăn một ngày
- Niacin: 9% so với khẩu phần ăn một ngày
- Riboflavin: 7% so với khẩu phần ăn một ngày

Mì gói không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng (Ảnh: CafeBiz)
Ảnh hưởng của mì gói đến sức khỏe người dùng
Nếu đã biết mì gói làm từ nguyên liệu gì thì ắt hẳn bạn cũng biết, việc tiêu thụ mì gói liên tục với số lượng lớn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Hàm lượng chất béo và calo trong mì gói khá cao
Mì gói hầu hết là các loại có chiên qua dầu nên chứa hàm lượng chất béo bão hòa và calo khá cao. Một gói mì trung bình chứa từ 300 - 500 calo, chủ yếu đến từ tinh bột và chất béo. Việc tiêu thụ mì gói liên tục có thể dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát, nguy cơ béo phì và những vấn đề liên quan đến chuyển hóa.
Thêm vào đó, chất béo trans có trong một số loại mì gói hiện nay cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu bạn ăn mì gói thường xuyên mà không kết hợp vận động, lượng calo dư thừa sẽ tích tụ gây ra các vấn đề về rối loạn lipid máu.
Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Mì gói chứa rất ít protein và chất xơ nên dễ khiến cơ thể cảm thấy khó tiêu hóa, dễ táo bón cho người dùng. Bên cạnh đó, một số chất bảo quản và phụ gia thực phẩm trong mì gói có thể gây kích ứng cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với những người vốn có đường ruột nhạy cảm.

Ăn nhiều mì gói có thể gây khó tiêu (Ảnh: Báo Thanh niên)
Hàm lượng natri trong mì gói cao
Mì gói thường có hàm lượng natri rất cao, trung bình một gói mì chứa khoảng 1.200 - 2.000mg natri, chiếm 50 - 90% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày. Lượng natri cao có thể gây ra tăng huyết áp, ảnh hưởng đến chức năng thận và tim mạch.
Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể, gây ra sưng phù và làm tăng áp lực lên hệ thống tuần hoàn. Điều này cực kỳ nguy hiểm với những người có tiền sử suy thận hoặc bệnh tim mạch.
Mì gói không cung cấp đủ dinh dưỡng
Qua nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng của mì gói, có thể thấy, mì gói chứa rất ít vitamin, protein, khoáng chất và chất xơ. Vì vậy mì gói không hoàn toàn cung cấp một bữa ăn cân bằng cho người dùng. Nếu bạn chỉ ăn mì mà không bổ sung những thực phẩm khác, cơ thể dễ bị thiếu hụt các dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, vitamin B, vitamin D, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

1 gói mì đơn thuần không cung cấp đủ chất dinh dưỡng (Ảnh: Busan Food’s)
Hướng dẫn cách ăn mì gói hợp lý để bảo vệ sức khỏe
Dưới đây là những cách ăn mì gói hợp lý để giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe:
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng
Để làm cho bữa ăn từ mì gói trở nên lành mạnh hơn, bạn nên kết hợp mì gói với các thực phẩm bổ dưỡng như:
- Rau xanh: Rau muống, rau cải, bắp cải, giá đỗ, nấm giúp bổ sung vitamin và chất xơ.
- Protein từ động, thực vật: Trứng, thịt bò, thịt gà, đậu hũ hỗ trợ tăng cường lượng protein cần thiết.
- Chất béo lành mạnh: Thêm dầu mè, dầu oliu hoặc bơ để cung cấp chất béo tốt cho cơ thể.
Chế biến mì gói một cách lành mạnh hơn
Bạn có thể áp dụng những bước sau để có một tô mì thơm ngon, lành mạnh:
- Trụng vắt mì qua nước sôi trước khi nấu để loại bỏ một phần dầu thừa trong vắt mì chiên.
- Sử dụng chỉ một phần nhỏ gói gia vị nhằm giảm lượng muối và bột ngọt phải tiêu thụ.
- Thay thế nước súp của mì gói bằng nước hầm xương hoặc nước rau củ giúp tăng giá trị dinh dưỡng.
Chế biến hợp lý để có một tô mì lành mạnh hơn (Ảnh: Viện y dược học dân tộc)
Kiểm soát số lượng tiêu thụ
Bạn không nên ăn mì gói quá 2 - 3 lần/tuần để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Trong trường hợp cần sử dụng mì gói thường xuyên, bạn cần bổ sung thêm những loại thực phẩm tươi sống khác để cân bằng dinh dưỡng.
Để chọn loại mì gói cho sức khỏe, bạn nên ưu tiên các loại sản phẩm có thành phần tự nhiên, ít dầu mỡ và không chứa nhiều chất bảo quản. Hiểu rõ mì gói làm từ nguyên liệu gì sẽ giúp bạn có được lựa chọn phù hợp với chế độ ăn uống của mình.
Việc hiểu rõ mì gói làm từ nguyên liệu gì sẽ giúp bạn chọn lựa được sản phẩm an toàn và phù hợp. Hãy biết cách sử dụng mì gói đúng cách để đảm bảo vừa ăn ngon vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhé!
Xem thêm