zalo-icon
vinshop logo

Vi

arrow down
vinshop logo

Vi

arrow down

Tất cả

Câu chuyện tạp hoá

Giá và sản phẩm

Góc người tiêu dùng

Thể lệ chương trình

Tạp hóa công nghệ

Feature Image Blog

Khám phá chùa Hương: Địa điểm cầu tự tiền tài, phúc lộc không thể bỏ qua cho người làm ăn buôn bán

Góc người tiêu dùng


20/02/2025

Chùa Hương không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là một điểm đến tâm linh linh thiêng ở ngoại thành Thủ đô. Giới doanh nhân và những người làm ăn buôn bán thường tìm đến đây để cầu tài lộc, may mắn và bình an. Hãy cùng khám phá bài viết sau để biết đi chùa Hương cầu gì và lưu ý khi đi chùa Hương!

 

Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!

 

 

Chùa Hương đang thờ cúng ai? Nguồn gốc của lễ hội chùa Hương

 

Chùa Hương tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 62km về phía Tây Nam. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách và tín đồ Phật giáo đến tham quan, lễ bái mỗi năm.

 

 Chùa Hương là quần thể văn hóa tâm linh nổi tiếng nằm ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Ảnh: Chùa Hương)

 

Không ít người thắc mắc chùa Hương cầu gì và thờ ai. Trên thực tế, người dân có thể cầu nguyện mọi thứ, từ bình an, con cái đến tiền tài và phúc lộc, miễn là không trái với đạo lý.

 

Bên cạnh đó, mỗi đền, chùa trong quần thể Chùa Hương thờ những vị thần, Phật khác nhau.

 

  • Động Hương Tích thờ tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh. Tượng được tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793), tượng trưng cho sự từ bi, độ lượng.
  • Đền Trình thờ Thần tướng Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã góp sức đánh giặc ngoại xâm và phò vua Hùng Vương thứ VI, bảo vệ đất nước.
  • Đền Cửa Võng (hay còn gọi là đền Vân Song) thờ bà Chúa Rừng Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mai Thánh Mẫu, vị thần linh thiêng của núi rừng.
  • Chùa Thiên Trù (hay còn gọi là chùa Trò) và chùa Ngoài là những thiền viện lớn. Đồng thời, đây là nơi các nhà tu hành Phật giáo sinh hoạt và tu tập, lưu giữ những tài liệu quan trọng về kinh, luật, luận của đạo Phật.
  • Các công trình khác trong khu vực như Chùa Bắc Đài, đình Quân, chùa Cả và chùa Tuyết Sơn thờ ngũ hổ và các tín ngưỡng về cá thần.

 

 Lối vào khu vực Động Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm (Ảnh: Báo Người Lao Động)

 

Hàng năm, lễ hội Chùa Hương thu hút hàng vạn du khách từ khắp mọi miền đất nước về tham gia khai hội. Lễ hội được tổ chức tại danh thắng Chùa Hương, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch. Trong đó, ngày mùng 6 Âm lịch là thời điểm thu hút đông đảo khách thập phương.

 

Theo truyền thuyết, lễ hội Chùa Hương có nguồn gốc từ những năm 1770 khi Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đến Trần Sơn Nam trong một chuyến tuần du cùng quân đội. Tại đây, ông đã vào động Hương Tích để thắp hương, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và cảm nhận không gian linh thiêng của nơi này.

 

Chúa Trịnh Sâm ca ngợi động Hương Tích là một vị trí đắc địa để người dân đến cầu bình an và những điều tốt lành trong cuộc sống. Chính ông cũng là người góp phần biến động Hương Tích thành một di tích lịch sử quan trọng - nền tảng để phát triển lễ hội Chùa Hương sau này.

 

 Khung cảnh ngày khai hội Chùa Hương 2025 vừa qua (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam - TTXVN)

 

Khám phá các nghi thức, hoạt động tại lễ hội chùa Hương hàng năm

 

Đến nay, lễ hội Chùa Hương vẫn lưu giữ nhiều nghi lễ trang nghiêm cùng những hoạt động mang đậm bản sắc truyền thống.

 

Nghi thức khai sơn - lễ mở cửa rừng

 

Nghi thức khai sơ (lễ mở cửa rừng) diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Trong nghi thức này, lễ vật dâng lên các sinh linh trong rừng bao gồm đèn, hoa, nến, hương, đồ chay và hoa quả.

 

Hai vị tăng ni khoác áo cà sa trang nghiêm sẽ mang đồ lễ chạy đàn đến cung sau đó thực hiện các nghi thức truyền thống. Bên ngoài sảnh, các vị thần cũng được thờ phụng với nhiều nghi thức mang đậm dấu ấn tín ngưỡng Đạo giáo tạo nên không gian linh thiêng, trang trọng.

 

Nhiều nghi thức long trọng được diễn ra trong mùa lễ (Ảnh: Báo Người Lao Động)

 

Nghi thức dâng hương

 

Du khách và người dân địa phương mang theo những lễ vật thành kính do chính tay mình chuẩn bị để dâng lên cửa Phật. Chùa Hương từ lâu đã được biết đến là chốn linh thiêng bậc nhất, nơi hội tụ linh khí đất trời. Chính vì vậy, nghi thức dâng hương trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình chiêm bái.

 

Vậy đi chùa Hương cầu gì? Người dân thường đến đây dâng hương và gửi gắm những ước vọng chân thành về phúc lành, cầu mong bình an cho gia đình cũng như sự thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt, giới buôn bán làm ăn hàng năm cũng về đây dâng lễ, thể hiện lòng thành kính mưu cầu một năm mới làm ăn phát đạt, mua may bán đắt.

 

Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!

 

 

Phần hội của lễ hội chùa Hương

 

Lễ hội Chùa Hương còn hấp dẫn du khách bởi những hoạt động hội sôi động, đậm đà bản sắc văn hóa dân gian. Đã đến đây du khách không thể bỏ qua các hoạt động chèo thuyền, hát chầu văn, hát chèo, leo núi,… Trong đó, trải nghiệm thú vị nhất chính là ngồi thuyền trôi lững lờ giữa dòng suối Yến để thưởng ngoạn cảnh sắc hữu tình của danh thắng Chùa Hương.

 

 Chuyến đi lễ chùa Hương không thể thiếu hoạt động chèo thuyền ngắm cảnh (Ảnh: Sông Hồng Tourist)

 

Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương mới nhất

 

Để có chuyến hành hương suôn sẻ và ý nghĩa, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng về phương tiện di chuyển và chi phí đi chùa Hương.

 

Chi phí đi chùa Hương

 

Lưu ý khi đi chùa Hương, tổng chi phí có thể dao động từ khoảng 270.000 đồng/người đến 530.000 đồng/người. Khoản chi sẽ phụ thuộc vào việc bạn có đi cáp treo hay không, gửi xe máy/ô tô (nếu đi xe riêng), ăn uống, lễ vật, mua sắm,...

 

Cách di chuyển đến chùa Hương

 

Bạn có thể di chuyển đến Chùa Hương bằng ô tô, xe máy hoặc xe buýt theo lộ trình sau:

 

  • Di chuyển bằng ô tô: Nếu đi ô tô, bạn đi hướng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ sau đó tiếp tục theo tuyến đường Đồng Văn và quốc lộ 38 để đến Chùa Hương.
  • Di chuyển bằng xe máy: Lộ trình hợp lý nhất là đi từ đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) qua Hà Đông - Vân Đình - Tế Tiêu. Để tránh nguy cơ lạc đường, bạn nên sử dụng ứng dụng bản đồ hoặc hỏi người dân địa phương.
  • Di chuyển bằng xe buýt: Tại Hà Nội có nhiều tuyến xe buýt đi Chùa Hương như tuyến số 75, 78 và 211. Từ trạm dừng, bạn chỉ cần đi bộ một quãng ngắn là đến chùa.

 

 Bạn nên kiểm tra lộ trình trước để có chuyến đi thuận lợi nhất (Ảnh: Báo Người Lao Động)

 

Giá vé tham quan chùa Hương

 

Từ ngày 01/01/2025, giá vé tham quan và dịch vụ vận chuyển bằng thuyền đò tuyến Hương Tích sẽ được áp dụng mức 230.000 đồng/người lớn và 65.000 đồng/trẻ em. Đối với tuyến Long Vân - Tuyết Sơn, mức giá là 85.000 đồng/người lớn và 50.000 đồng/trẻ em.

Với dịch vụ cáp treo từ chùa Thiên Trù đến động Hương Tích, vé khứ hồi có giá 260.000 đồng/người lớn và 180.000 đồng/trẻ em cùng những đối tượng ưu tiên. Nếu chỉ đi một lượt, giá vé là 180.000 đồng/người lớn và 120.000 đồng/trẻ em cũng như người được ưu tiên.

 

Ngoài ra, giá vé xe điện từ bãi gửi xe đến bến đò được quy định là 20.000 đồng/người/lượt. Về phí trông giữ phương tiện, huyện Mỹ Đức đang đề xuất thành phố Hà Nội thông qua mức thu đối với ô tô chở khách dưới 9 chỗ là 30.000 đồng/lượt, trên 10 chỗ là 50.000 đồng/lượt. Trường hợp gửi xe qua đêm sẽ thu thêm 20.000 đồng/xe. (Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam, ngày 31/01/2025)

 

 Chi phí tham quan chùa Hương đã được điều chỉnh kể từ đầu năm 2025 (Ảnh: Báo Người Lao Động)

 

Các lưu ý khi đi chùa Hương không thể bỏ qua

 

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi đi lễ chùa Hương. Bạn hãy lưu lại để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến chùa!

 

Dâng lễ vật cúng

 

Dâng hương là một nghi thức không thể thiếu đối với du khách thập phương khi đến Chùa Hương. Dù đi lễ hay tham quan, du khách đều mang theo chút lễ chay đơn giản như hoa quả để dâng lên Phật và chư vị Hiền Thánh trong Phật điện.

 

Theo quan niệm dân gian, “vô vật bất linh” tức cúng bái mà không có lễ vật thì không linh thiêng. Tuy nhiên theo giáo lý nhà Phật, sự linh ứng không nằm ở giá trị của lễ vật mà phụ thuộc vào tấm lòng thành kính của người dâng lễ.

 

Phật giáo dạy rằng “Vạn vật duy tâm tạo”. Mọi sự trên đời đều do tâm mà thành. Khi tâm thanh tịnh, vạn vật cũng trở nên thanh tịnh. Vì thế, chỉ khi có lòng thành và sự hướng thiện, lễ vật dâng cúng mới thực sự ý nghĩa và những điều cầu mong mới trở nên linh nghiệm.

 

Người dân mang lễ vật đơn giản đến chùa (Ảnh: Dân Sinh - Dân trí)

 

Đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ

 

Thông thường khi vào chùa, người ta sẽ dâng lễ trước tiên tại ban thờ Đức Chúa (Đức Ông) vì Ngài là vị cai quản mọi công việc trong chùa. Việc thắp hương tại ban thờ này là nhằm mục đích xin phép trước khi tiếp tục làm lễ tại chính điện.

 

Sau đó, người hành lễ sẽ đặt lễ lên hương án trong chính điện, thắp đèn, nhang và thỉnh ba hồi chuông. Nếu trong chùa đã có chuông thỉnh sẵn chỉ cần thêm một nén nhang. Thậm chí vào những ngày đông người, bạn có thể bỏ qua việc thỉnh chuông.

 

Nghi thức tiếp theo chính là dâng hương và bái Phật, Bồ Tát. Sau khi xong phần lễ chính điện, bạn tiếp tục thắp hương tại các ban thờ khác trong chùa và cuối cùng là dâng lễ tại nhà thờ tổ (nhà hậu).

 

Một điều quan trọng cần nhớ khi hành lễ ở chính điện là nghi thức lạy Phật. Bạn có thể lạy 3, 5 hoặc 9 lạy tùy vào phong tục và tín ngưỡng của địa phương mình. Nếu muốn nghi thức đơn giản hơn, chỉ cần lạy 3 lạy và đọc bài văn khấn.

 

 Khi hành lễ, bạn có thể vái 3,5 hoặc 9 lạy (Ảnh: Dân trí)

 

Hi vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết rõ đi chùa Hương cầu gì cũng như những lưu ý quan trọng để có chuyến hành hương suôn sẻ. Đừng quên chuẩn bị chu đáo và giữ tâm thế thành kính nhất khi đến chốn linh thiêng này!

 

Xem thêm 

Đi lễ Đền Trần cần chuẩn bị gì? Chi tiết bài văn khấn Đền Trần tại Nam Định

Kinh nghiệm đi lễ Đền Hùng đầu năm để giới kinh doanh sớm đạt tâm nguyện “lộc phát vượng tài”?

Tag:

Phong thủy năm 2025Đi chùa buôn bán

Bài viết mới nhất



Bài viết cùng chuyên mục

Feature Image Blog

Đi lễ Đền Trần cần chuẩn bị gì? Chi tiết bài văn khấn Đền Trần, Nam Định

Góc người tiêu dùng


21/02/2025


banner_ads

cate_icon

Bài viết liên quan

Đi lễ Đền Trần cần chuẩn bị gì? Chi tiết bài văn khấn Đền Trần, Nam Định

vinshop logo

Đa dạng nguồn hàng giá tốt cho chủ tiệm tạp hóa

Công ty Cổ phần One Mount Distribution
    Location
    Tầng 3, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Location
    1800 646 869
    Location
    GCN ĐKKD số 0109153068 cấp lần đầu ngày 08/04/2020 tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
    Location
    Giấy phép mạng xã hội số 414/GP-BTTTT. Cấp ngày 01/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Hưng
Facebook
Zalo
Community
Về chúng tôi
Đăng ký bộ công thương

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Copyright © 2023 by One Mount Distribution. All rights reserved.

Arrow white

Quay lại đầu trang