Cứ mỗi dịp đầu xuân, người dân và du khách thập phương lại đi đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi lộc vãi để công việc hanh thông, tài lộc dồi dào. Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn về việc sắm lễ sao cho đúng, cần chuẩn bị những gì và dâng lễ thế nào. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ cách sắm lễ đi đền Bà Chúa Kho đầy đủ, đúng phong tục.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Giới thiệu đôi nét về đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh
Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trong khu di tích Cô Mễ, thuộc làng Cổ Mễ, phường Ninh Vũ, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi đền được xây dựng từ thời nhà Lý, vừa là di sản lịch sử quý giá vừa là biểu tượng tâm linh quan trọng trong đời sống người dân chốn Kinh Bắc.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nơi đây vẫn thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái, cầu mong bình an và may mắn trong công việc cũng như cuộc sống. Nhiều người khi đến đến đây thường đặt ra câu hỏi “đi đền Bà Chúa Kho xin gì?”. Thực tế, đền Bà Chúa Kho gắn liền với phong tục “vay vốn âm” - một tín ngưỡng dân gian phản ánh khát vọng phát đạt, thịnh vượng của người Việt.

Đền Bà Chúa Kho nằm trong quần thể di tích Cô Mễ (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Về ý nghĩa của đền Bà Chúa Kho, theo truyền thuyết, Bà Chúa Kho là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, xuất thân từ làng Quả Cảm. Bà là cung phi của vua Lý, có công lớn trong việc khai hoang, lập làng, góp phần làm cho quê hương ngày càng trù phú.
Bà Chúa Kho cũng là người có công trong việc quản lý kho lương thực trong cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076 và đã hy sinh anh dũng vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077). Để ghi nhớ công lao to lớn của bà, vua Lý đã phong bà là Phúc Thần và cho xây dựng đền thờ ngay tại vị trí kho lương thực cũ.
Năm 1989, đền Bà Chúa Kho được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng để có được diện mạo khang trang như ngày nay. Hàng năm, đặc biệt tháng Giêng, đền Bà Chúa Kho lại đón hàng vạn lượt du khách đến chiêm bái và cầu tài lộc, mong công việc làm ăn được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió.

Đền Bà Chúa Kho là di tích lịch sử cấp quốc gia (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Hội Đền Bà Chúa Kho có những nghi thức nào?
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm. Như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội được chia thành hai phần chính: Phần Lễ và phần Hội.
Phần Lễ
Nghi thức lễ tế tại lễ hội đền Bà Chúa Kho luôn được tổ chức trang trọng nhằm mở đầu cho một chuỗi các hoạt động tôn vinh sau đó. Vào buổi sáng ngày 11 tháng Giêng, Ban Quản lý di tích chuẩn bị một mâm lễ gồm xôi, thủ lợn, gà, oản, hoa quả. Tất cả được dâng lên bàn thờ Bà Chúa Kho với lòng thành kính.
Đội tế của địa phương thực hiện các nghi lễ dâng nước, dâng rượu trong không gian tĩnh lặng hòa cùng giai điệu nhạc lưu thủy truyền thống. Tất cả tạo nên một không khí linh thiêng, trang nghiêm. Quá trình này được chứng kiến bởi đông đảo người dân địa phương và du khách.
Sau lễ tế, các đại diện chính quyền và các bậc hương lão sẽ tiếp tục mang lễ vật dâng lên thánh thần, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, đất nước thịnh vượng, nhân dân an vui. Tiếp theo, các đoàn thể và người dân địa phương lần lượt tham gia vào các nghi thức.

Đi đến Bà Chúa Kho xin lộc rơi lộc vãi đã trở thành hoạt động không thể thiếu của người dân vùng Kinh Bắc (Ảnh: VOV)
“Vay vốn” là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong dịp này. Những người làm ăn, buôn bán thường đến đền để vay vốn, cầu nguyện một năm làm ăn thuận lợi, phát đạt. Đến cuối năm, họ sẽ quay lại trả nhằm bày tỏ lòng biết ơn với bậc thánh nhân.
Khi vay vốn, người hành lễ thường chuẩn bị sớ và mâm lễ dâng lên Bà Chúa Kho. Trong sớ ghi rõ số tiền xin vay, mục đích sử dụng và thời gian hoàn trả giống như một hợp đồng vay vốn thực thụ. Thậm chí, có những người còn hứa “vay một trả năm, trả mười” với niềm tin Bà Chúa Kho sẽ phù hộ cho công việc kinh doanh phát triển.

Qua nhiều thế hệ, lễ hội Đền Bà Chúa Kho vẫn giữ nguyên giá trị thiêng liêng (Ảnh: Báo Lao Động)
Sau phần lễ tế, nghi thức rước lễ từ đình Quả Cảm về đền Bà Chúa Kho sẽ được tổ chức trang trọng nhằm tái hiện hành trình của Bà Chúa Kho. Đoàn rước được trang trí lộng lẫy với kiệu thờ uy nghiêm kèm theo các đội múa lân, đội nhạc lễ. Tất cả đều khoác trên mình trang phục truyền thống đặc trưng của vùng Kinh Bắc.
Phần Hội
Phần Hội đem đến một không gian văn hóa đặc sắc với những hoạt động truyền thống phong phú. Du khách và người dân sẽ tham gia vào các tiết mục như hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, múa rối nước hay những trò chơi dân gian như đập niêu, chọi gà, kéo co, đấu vật,…
Hướng dẫn chi tiết cách sắm lễ đi đền Bà Chúa Kho
Để giúp bạn có một buổi dâng hương ý nghĩa, bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị lễ vật khi đến đền Bà Chúa Kho.
Cách dâng lễ khi đi đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi lộc vãi
Lễ vật dâng lên Bà Chúa Kho đặc biệt chú trọng vào kim ngân tiền vàng. Lý giải về điều này dựa trên quan niệm dân gian, Bà Chúa Kho là người cai quản kho lương, kho tiền nên việc dâng lễ bằng những vật phẩm mang tính biểu tượng về tài lộc mới để thể hiện đúng tinh thần tín ngưỡng.
Đền Bà Chúa Kho có ba ban thờ chính: Công Đồng, Tam Tòa Thánh Mẫu và Sơn Trang.
Lễ vật dâng lên ban Công Đồng
Các vật phẩm dâng lên ban Công Đồng gồm:
- Lễ cơ bản: Hương vòng, hoa tươi, hoa quả, oản, nến, bật lửa, cau trầu, bánh kẹo, tiền lẻ.
- Lễ kim ngân tiền vàng: Cành vàng lá ngọc, thỏi vàng bạc, tiền vàng các quan, tiền xu mã, cầu vàng Tứ Phủ.
- Lễ mặn: Gà luộc, xôi, rượu hoặc bia, chè, thuốc, 5 quả trứng, gạo, muối.

Nhiều người dâng lễ vật “khủng” khi đi đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi lộc vãi (Ảnh: Dân trí)
Lễ vật dâng lên ban Tam Tòa Thánh Mẫu - Bà Chúa Kho
Đây là ban thờ chính của đền, nơi người dân thường dâng lễ để xin tài lộc, làm ăn hanh thông.
- Lễ cơ bản: Hương vòng, hoa tươi, hoa quả, oản, nến, bật lửa, cau trầu, bánh kẹo, tiền lẻ.
- Lễ kim ngân tiền vàng: Hộp trầu vàng, thỏi vàng bạc, cây lộc, tiền xu, trang sức, nón bà.
- Lễ dâng thêm: Rượu, trang sức, nước hoa – những vật phẩm tượng trưng cho sự phú quý, đủ đầy.
Lễ vật dâng lên ban Sơn Trang - Chúa Thượng Ngàn
Ban Sơn Trang là nơi thờ Chúa Thượng Ngàn, cai quản rừng núi và thiên nhiên. Lễ vật thường có:
- Lễ cơ bản: Hương vòng, hoa tươi, hoa quả, oản, nến, bật lửa, cau trầu, bánh kẹo, tiền lẻ.
- Lễ kim ngân tiền vàng: Hộp trầu, thỏi vàng bạc, cành lộc, buộc tiền, tiền âm.
- Lễ dâng thêm: Các sản vật núi rừng và sông nước như tôm, cá, ốc; đồ rừng như măng, chanh, ớt hoặc các món dân dã.

Lễ vật có thể tùy biến theo điều kiện kinh tế của mỗi người (Ảnh: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh)
Bên cạnh ba ban thờ chính, đền Bà Chúa Kho còn có nhiều cung ban nhỏ khác. Khi dâng lễ tại những ban này, bạn chỉ cần chuẩn bị một ít tiền lẻ để đặt lễ và khấn nôm theo tâm nguyện của mình. Chú ý hãy tìm hiểu kỹ từng ban thờ để biết đi đền Bà Chúa Kho xin gì cho phù hợp.
Cách hạ lễ khi đi đền Bà Chúa Kho
Khi hạ lễ, bạn cần lưu tâm những việc sau để tránh phạm phải điều xấu:
- Chờ hương tàn: Sau khi dâng lễ, bạn không nên vội vã hạ lễ ngay mà cần chờ hương cháy hết một tuần nhang.
- Thắp nhang và vái lạy trước khi hạ lễ:Bạn hãy thắp thêm một nén nhang mới, kính cẩn vái ba vái trước mỗi ban thờ, từ ban ngoài đến ban chính.
- Hạ sớ và hóa vàng: Sau khi vái lạy, bạn có thể hạ sớ và mang đi hóa vàng. Khi hóa sớ hãy thành tâm khấn nguyện và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến đồng thời cảm tạ sự chứng giám của Bà Chúa Kho.
- Để nguyên lễ vật ở ban Cô và ban Cậu: Lễ vật dâng tại ban thờ Cô và thờ Cậu cần để nguyên, không thu dọn như các ban khác. Đây là nguyên tắc quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

Sau khi vái lạy, bạn có thể hạ sớ và mang đi hóa vàng (Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam)
Bên cạnh đó, sau khi xin được lộc tại đền, việc đặt lộc đúng chỗ cũng giúp gia chủ đón nhận may mắn:
- Cành lộc đặt lên bàn thờ Gia Tiên để cầu phúc, bình an cho gia đình.
- Kim ngân, tiền vàng đặt trên bàn thờ Thần Tài để kích hoạt tài lộc giúp công việc hanh thông.
- Tuyệt đối không đặt lộc lên bàn thờ Phật. Nếu nhà chỉ có một ban thờ (Gia Tiên hoặc Thần Tài), bạn có thể đặt toàn bộ lộc ở đó.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Trình tự làm lễ tại các cung ban tại Đền bà Chúa Kho
Theo quan niệm dân gian, trình tự hành lễ nên bắt đầu từ ngoài vào trong, từ các ban phụ đến các ban chính nhằm thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc thánh thần.
- Thắp hương ngoài sân đền:Trước khi bước vào đền chính, bạn nên thắp nhang tại lư hương lớn giữa sân đền. Đây là bước đầu tiên để kính cáo với thần linh về sự hiện diện của mình. Số nén hương thường là số lẻ: 1, 3, 5 hoặc 9.
- Lễ tại gian Tiền Tế:Đây là nơi trình bày lý do đến đền, bày tỏ tâm nguyện và xin phép được dâng lễ. Khi hành lễ tại đây, bạn có thể khấn nôm, đọc sớ hoặc đơn giản là cúi đầu thành tâm.
- Ban Công Đồng:Đây là nơi cầu xin về công danh, sự nghiệp, mong có quý nhân phù trợ và công việc thuận lợi.
- Ban Tam Tòa Thánh Mẫu: Đây là ban thờ chính của đền, nằm phía sau Ban Công Đồng và cũng là nơi linh thiêng nhất. Khi khấn, bạn hãy bày tỏ lòng biết ơn và cầu xin tài lộc.
- Cung Cấm:Cung Cấm nằm ở phía sau Ban Tam Tòa Thánh Mẫu. Chỉ những người có lễ lớn hoặc lời khấn nguyện sâu sắc mới được phép vào dâng lễ.
- Ban Sơn Trang: Đi theo lối nhỏ bên phải đền, bạn sẽ thấy Ban Sơn Trang - nơi thờ Chúa Thượng Ngàn. Đây là nơi cầu xin về buôn bán, kinh doanh, mong công việc thuận lợi, tài lộc dồi dào.
- Ban Cô, ban Cậu: Nơi gia đình cầu xin sức khỏe, sự nhanh nhẹn, thông minh và bình an cho các bé nhỏ.
Sau khi hoàn tất lễ tại các ban chính, bạn có thể dâng lễ và cầu nguyện tại các ban nhỏ trong đền như: Ban Sơn Thần, Miếu Ông Cóc, Mẫu Cửu, Mẫu Địa, Ban Thần Tài - Thổ Địa,…

Người người thắp hương trước gian Tiền tế (Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam)
Chi phí sắm lễ tại các cung ban tại Đền bà Chúa Kho
Dưới đây là mức chi phí tham khảo khi sắm lễ đi đền Bà Chúa Kho:
Ban thờ |
Ý nghĩa |
Chi phí dự kiến (VND/mâm lễ) |
Ban Công Đồng – Hội Đồng Các Quan |
Cầu công danh, sự nghiệp, thăng tiến |
200.000 – 500.000 |
Ban Chính – Bà Chúa Kho |
Cầu tài lộc, bình an, vay vốn, trả lễ |
200.000 – 500.000 |
Ban Sơn Trang – Chúa Thượng Ngàn |
Cầu buôn bán thuận lợi, phát đạt |
200.000 – 500.000 |
Cung Cấm |
Lễ đặc biệt cho những lời nguyện lớn |
300.000 – 500.000 |
Ban Thần Tài |
Cầu tài lộc, kinh doanh phát đạt |
200.000 – 500.000 |
Ban Cô, Ban Cậu |
Cầu sức khỏe, trí tuệ cho trẻ nhỏ |
150.000 – 300.000 |
Dâng biếu kho Bà Chúa Kho |
Hóa vàng gửi vào kho âm của Bà Chúa Kho |
500.000 – 1.000.000 |
Chi phí sắm lễ tại đền Bà Chúa Kho có thể thay đổi tùy vào nhu cầu và điều kiện của từng người. Quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của tín chủ khi dâng lễ.
Một số lưu ý quan trọng khi đi đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi lộc vãi
Đền Bà Chúa Kho không chỉ là nơi linh thiêng để cầu tài, cầu lộc mà còn là chốn tĩnh tâm của nhiều người. Do đó khi đến đền, ngoài việc chuẩn bị lễ vật chu đáo, bạn cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Trước khi đến đền, bạn nên chủ động tìm hiểu đi đền bà Chúa Kho xin gì để có những lời nguyện cầu phù hợp nhất.
- Sau khi hạ lễ, bạn có thể mang đồ lễ về ở hầu hết các ban thờ. Riêng ban thờ Cô, thờ Cậu, tuyệt đối không được dọn lễ.
- Lựa chọn trang phục gọn gàng, lịch sự, tránh những bộ đồ hở hang, phản cảm.
- Trên đường đi đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi lộc vãi có nhiều gian hàng bán lễ vật. Vì vậy, bạn hãy hỏi giá kỹ trước khi mua để tránh bị “mua hớ”.
- Đi lại nhẹ nhàng, tránh chen lấn, xô đẩy, đặc biệt là vào những ngày lễ đông đúc.
- Đền Bà Chúa Kho là nơi linh thiêng, vì vậy cần giữ lời ăn tiếng nói cẩn trọng. Nói khẽ, cười nhẹ, không nói chuyện ồn ào làm ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của đền.

Du khách cần cẩn trọng lời ăn tiếng nói khi đi lại trong đền (Ảnh: Dân trí)
Hi vọng rằng với những hướng dẫn trên, bạn sẽ có một chuyến đi đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi lộc vãi suôn sẻ. Sự thành tâm luôn quan trọng hơn mâm cao cỗ đầy, do đó bạn hãy dâng lễ với tấm lòng chân thành nhất!
Xem thêm
Có bắt buộc phải trả lễ đền Bà Chúa Kho không? Trả nợ Bà Chúa Kho bao nhiêu cho đúng?
Tạ lễ, trả nợ Bà Chúa Kho là gì? Cách sắm lễ để tạ lễ, trả nợ tại đền Bà Chúa Kho