Chùa Ngọc Hoàng là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh, thu hút không chỉ người dân mà còn du khách từ khắp nơi đến cầu tài lộc, cầu con cái và bình an. Vậy chùa Ngọc Hoàng ở đâu và làm thế nào để cầu tài lộc hiệu quả tại nơi đây? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về địa chỉ chùa Ngọc Hoàng, lịch sử của ngôi chùa và những kinh nghiệm cầu tài lộc chuẩn tâm linh mà bạn không thể bỏ qua.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Chùa Ngọc Hoàng ở đầu? Khám phá lịch sử địa điểm tâm linh đặc biệt này
Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?
Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Phước Hải Tự tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng bậc nhất Sài Gòn, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan cầu tài lộc, ngoài ra còn cầu duyên, cầu con hay đơn giản cầu bình an.
Dù không nằm ngay trung tâm thành phố nhưng đường đến chùa khá thuận tiện. Chùa mở cửa từ 7h đến 18h hằng ngày, riêng vào các ngày mùng 1 và rằm, thời gian mở rộng từ 5h đến 19h để phục vụ nhu cầu lễ bái của phật tử.

Chùa Ngọc Hoàng – Địa điểm tâm linh linh thiêng tại TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: Vinpearl)
Lịch sử chùa Ngọc Hoàng
Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XX bởi ông Lưu Minh (tự Lưu Đạo Nguyên), một người gốc Hoa. Ban đầu, nơi đây là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và cũng từng là địa điểm bí mật để tổ chức các cuộc họp nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh.
Đến năm 1982, chùa được Hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản và chính thức trở thành một phần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, điện Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải Tự.
Với bề dày lịch sử và vẻ đẹp tâm linh độc đáo, chùa Ngọc Hoàng ngày nay không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là điểm du lịch nổi bật của TP. Hồ Chí Minh. Người dân và du khách thường tìm đến đây để cầu nguyện cho tình duyên, con cái và cuộc sống bình an.

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào đầu thế kỷ XX mang đậm dấu ấn Đạo giáo, trở thành điểm hành hương linh thiêng (Nguồn: Vinpearl)
Chùa Ngọc Hoàng thờ những ai?
Chùa Ngọc Hoàng được chia thành ba khu vực chính: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Về tín ngưỡng, ngôi chùa mang đậm dấu ấn Đạo giáo với tâm điểm thờ phụng Ngọc Hoàng Đại Đế. Tượng Ngọc Hoàng cùng với Huyền Thiên Bắc Đế và các vị thiên binh, thiên tướng được đặt trang trọng tại Chánh điện.
Ngoài ra, chùa còn là nơi thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ, những vị thần được tin rằng cai quản việc sinh nở. Chính vì thế, nơi đây được nhiều người tìm đến để cầu con cái. Bên cạnh đó, trong các gian điện, chùa còn thờ nhiều vị thần linh khác theo tín ngưỡng của người Hoa.
Khi viếng chùa, du khách có thể thành tâm cầu bình an cho gia đình, cầu con cái hoặc cầu tình duyên với tượng Thánh Mẫu và ông Tơ, bà Nguyệt. Đây là lý do chùa Ngọc Hoàng luôn thu hút đông đảo người dân và du khách đến chiêm bái mỗi ngày.

Chùa Ngọc Hoàng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Kim Hoa Thánh Mẫu, Thần Tài và nhiều vị thần linh theo tín ngưỡng người Hoa (Nguồn: Vinpearl)
Kinh nghiệm đi chùa ngọc hoàng cầu tài lộc không thể bỏ qua
Cách di chuyển đến chùa Ngọc Hoàng
Bạn có thể đến chùa Ngọc Hoàng bằng nhiều phương tiện khác nhau, tùy vào điểm xuất phát và nhu cầu di chuyển:
- Xe buýt: Các tuyến xe số 18, 93, 150 có điểm dừng gần chùa trên các tuyến đường như Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu hoặc khu vực gần Đài Truyền hình TP.HCM. Từ đó, bạn có thể đi bộ hoặc sử dụng xe ôm, taxi để đến chùa.
- Xe máy, ô tô cá nhân: Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn chỉ cần tra cứu địa chỉ trên bản đồ và di chuyển theo hướng dẫn. Tuy nhiên cần lưu ý tìm chỗ gửi xe phù hợp.
- Taxi/xe ôm công nghệ: Để có chuyến đi nhanh chóng và thuận tiện, bạn có thể đặt taxi hoặc xe ôm công nghệ như Grab, Be để đến thẳng chùa.
- Di chuyển từ các tỉnh khác: Nếu bạn đến từ các tỉnh thành khác có thể lựa chọn đi máy bay hoặc xe khách vào TP.HCM. Khi đến trung tâm thành phố hãy bắt taxi hoặc xe ôm đến chùa. Lưu ý, đường Mai Thị Lựu khá nhỏ, xe cỡ lớn có thể gặp khó khăn khi di chuyển vào khu vực này.

Du khách có thể đến chùa Ngọc Hoàng bằng xe máy, ô tô, xe buýt hoặc taxi, thuận tiện từ trung tâm TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: Vinpearl)
Xin lộc ở chùa Ngọc Hoàng cần chuẩn bị những lễ vật gì?
Khi đến chùa Ngọc Hoàng để cầu tài lộc, bạn nên chuẩn bị một số lễ vật như hương, hoa tươi, trái cây và bánh kẹo. Bên cạnh đó có thể dâng thêm vàng mã hoặc các vật phẩm mang ý nghĩa may mắn, tượng trưng cho sự thịnh vượng như tiền giấy để cầu mong tài lộc dồi dào trong tương lai.

Lễ vật cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng gồm hương, hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, vàng mã và lễ vật may mắn (Nguồn: Misa Cuk Cuk)
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Hướng dẫn cách cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng
Khi đến chùa Ngọc Hoàng để cầu tài lộc, bạn nên dâng lễ và thực hiện nghi thức cầu nguyện tại gian thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế – vị thần tối cao cai quản công danh, tài lộc. Ngoài ra, có thể đến bàn thờ Thần Tài, vị thần mang lại sự thịnh vượng và may mắn trong tiền bạc.
Sau khi dâng lễ và thắp hương, hãy đứng trước tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, chắp tay và thành tâm khấn nguyện. Bạn có thể cầu mong công việc hanh thông, tài chính vững vàng, kinh doanh thuận lợi và sự nghiệp phát triển. Điều quan trọng là giữ tâm trí tĩnh lặng, tập trung và chân thành trong suốt quá trình cầu nguyện.
Ngoài việc dâng lễ, bạn cũng có thể xin xăm hoặc gieo quẻ tại chùa để nhận những chỉ dẫn tâm linh về tài lộc và công danh. Đây là cách giúp bạn tìm được định hướng tốt hơn cho tương lai tài chính của mình.

Cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng cần thành tâm khấn vái để công việc hanh thông, tài chính vững vàng (Nguồn: Misa Cuk Cuk)
Bài văn khấn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng
Khi cầu tài lộc tại chùa Ngọc Hoàng Thượng Đế, người thực hiện cần khấn nguyện đầy đủ, thành tâm. Dưới đây là mẫu văn khấn cầu tài lộc phổ biến được sử dụng:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…………
Ngụ tại…………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin: Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Bài văn khấn tại chùa Ngọc Hoàng giúp bạn dâng lễ thành tâm, cầu mong may mắn, bình an và tài lộc (Nguồn: Vinwonders)
Các lưu ý khi đi xin lộc ở chùa Ngọc Hoàng
Để có một chuyến tham quan và chiêm bái suôn sẻ tại chùa Ngọc Hoàng, du khách nên lưu ý một số điều sau:
- Trang phục lịch sự: Nên mặc trang phục kín đáo, gọn gàng, tránh quần ngắn, váy ngắn, áo ba lỗ để thể hiện sự tôn kính với không gian tâm linh.
- Giữ trật tự, không chạy nhảy: Nếu đi cùng trẻ nhỏ, cần chú ý trông coi để tránh làm ồn hoặc va chạm vào các đồ tế khí trong chùa.
- Chuẩn bị lễ vật phù hợp: Không dùng lễ mặn khi dâng cúng, chỉ cần hoa tươi, bánh kẹo, hương và trái cây.
- Tuân thủ quy tắc ra vào chùa: Khi vào chùa, đi qua cửa Giả Quan (bên phải) và khi rời đi bằng cửa Không Qua (bên trái). Cửa Trung Quan chỉ dành cho các bậc cao tăng, khoa bảng và Thiên tử.
- Giữ sự tôn nghiêm: Không chạy nhảy, cười đùa lớn tiếng, bình phẩm, hay nằm ngồi tùy tiện trong khu vực thờ tự.
- Không tự ý chạm vào đồ vật: Tuyệt đối không sờ vào tượng Phật hay thay đổi vị trí các vật phẩm trong chùa.
- Hạn chế sử dụng điện thoại: Tắt chuông điện thoại, tránh nói chuyện lớn tiếng để giữ sự trang nghiêm cho không gian chùa.
- Không tùy tiện quay phim, chụp ảnh: Chỉ ghi hình khi có sự cho phép của nhà chùa.
- Cách đứng khấn vái: Khi cầu nguyện nên đứng chếch sang một bên, tránh đứng thẳng trực diện trước bàn thờ.

Giữ trang phục trang nghiêm, tuân thủ quy tắc ra vào chùa(Nguồn: Vinwonders)
Chùa Ngọc Hoàng không chỉ là nơi thờ phụng Ngọc Hoàng Thượng Đế mà còn là điểm đến tâm linh để cầu tài lộc, may mắn cho công việc làm ăn buôn bán. Với những thông tin về văn khấn chùa Ngọc Hoàng và cách xin lộc ở chùa Ngọc Hoàng, hi vọng bạn sẽ có một chuyến hành hương thành công, mang về nhiều may mắn và tài lộc cho công việc và cuộc sống.
Xem thêm
Cầu tài lộc đi chùa nào Hà Nội? Đừng bỏ qua 4 địa điểm tâm linh linh thiêng này
Chùa Ông: Điểm đến 'vay lộc' nổi tiếng tại Sài Gòn những ngày đầu năm mới