Theo quan niệm dân gian, có rất nhiều loại thực vật tưởng chừng như cây dại nhưng lại là dược liệu quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một trong số đó chính là cây xuyến chi - loài hoa dại trắng nhỏ, thường mọc bên vệ đường. Nhưng cây xuyến chi chữa được những bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này cùng những công dụng đối với sức khỏe của cây xuyến chi qua bài viết sau.
Cây xuyến chi là cây gì?
Để có trả lời được thắc mắc “cây xuyến chi chữa được những bệnh gì”, trước hết, bạn cần hiểu rõ hơn về đặc điểm và tính chất của loài cây này.
Xuyến chi là loài cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi như bờ ruộng, ven đường hay vườn nhà. Cây cao khoảng 30 - 60cm, hoa nhỏ màu trắng và nhụy vàng tươi. Dù chỉ là một loại hoa dại nhỏ bé nhưng theo Đông y, toàn thân cây xuyến chi, từ rễ đến hoa đều có thể dùng làm thuốc.

Xuyến chi là cây thân thảo, mọc dại nhưng có nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Long Châu)
Về đặc điểm dược tính, cây xuyến chi có vị cay, hơi đắng, tính mát, rất phù hợp để thanh nhiệt, giải độc. Tác dụng chính của xuyến chi là kháng khuẩn, tiêu viêm, cầm máu và giảm đau.
Nhờ đặc tính lành tính, cây xuyến chi rất thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, trẻ nhỏ và những người có cơ địa nhạy cảm.
Cây xuyến chi chữa được những bệnh gì theo dân gian?
Quay lại với câu hỏi “Cây xuyến chi chữa được những bệnh gì?”, dưới đây là các công dụng phổ biến của cây xuyến chi trong y học cổ truyền và dân gian Việt Nam.
Hỗ trợ điều trị viêm họng, ho khan, ho có đờm
Cây xuyến chi từ lâu đã được sử dụng trong dân gian để hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm họng, ho khan và ho có đờm. Người ta thường dùng lá xuyến chi tươi, giã nát cùng một ít muối rồi ngậm trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống.

Cây xuyến chi hỗ trợ làm dịu cổ họng và long đờm hiệu quả (Ảnh: Vinmec)
Cách làm này sẽ giúp làm dịu cổ họng, tiêu viêm và hỗ trợ long đờm rất hiệu quả. Nếu sử dụng ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và mỗi ngày từ 1 - 2 lần, cảm giác đau rát cổ và khó chịu khi ho sẽ giảm đi nhanh chóng.
Cầm máu, làm lành vết thương ngoài da
Không chỉ tác dụng đến sức khỏe từ bên trong, cây xuyến chi còn giúp làm lành các vết thương nhỏ ngoài da. Lá cây tươi giã nát và đắp trực tiếp lên vết trầy xước, mụn nhọt hoặc các vết đứt tay nhẹ sẽ giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Đồng thời, cây còn có khả năng làm dịu các vết sưng đỏ, hỗ trợ vết thương nhanh khô và thúc đẩy hình thành da non giúp vết thương hồi phục nhanh hơn.
Hạ sốt và thanh nhiệt cơ thể
Cây xuyến chi cũng là một trong những thảo dược giúp thanh nhiệt, hạ sốt tự nhiên. Đun cây xuyến chi khô hoặc tươi thành nước uống như trà giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu, đặc biệt hỗ trợ hạ sốt nhẹ cho cả người lớn và trẻ em. Đây là lựa chọn an toàn, lành tính trong những ngày thời tiết oi bức hoặc khi cơ thể mệt mỏi, bứt rứt do nóng trong.
Điều trị mụn trứng cá và viêm da nhẹ
Nước sắc từ cây xuyến chi dùng để rửa mặt hằng ngày có thể làm dịu làn da bị kích ứng, giảm mụn viêm. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát lá tươi và đắp trực tiếp lên vùng da mụn để giảm sưng tấy và thúc đẩy da hồi phục tự nhiên mà không cần dùng đến các sản phẩm hóa chất mạnh.

Cây xuyến chi hỗ trợ giảm mụn trứng cá (Ảnh: Hasaki)
Hướng dẫn sử dụng cây xuyến chi an toàn và hiệu quả
Dù có nhiều công dụng nhưng nếu không dùng đúng cách, xuyến chi vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bên cạnh việc quan tâm cây xuyến chi chữa được những bệnh gì, bạn nên chú ý đến cách sử dụng sao cho an toàn:
- Dùng ngoài da: Luôn rửa sạch lá và giã nát ngay trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn.
- Dùng để uống: Nếu sắc nước uống chỉ nên dùng 15 - 20g cây khô hoặc 30 - 50g cây tươi/lần, không dùng liên tục quá 7 ngày.
- Đối tượng cần lưu ý: Phụ nữ có thai, người đang dùng thuốc Tây nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Một lưu ý nhỏ là các bài thuốc dân gian từ cây xuyến chi chỉ mang tính hỗ trợ, không thay thế được thuốc điều trị chuyên sâu. Nếu bệnh nặng hoặc kéo dài, bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra để có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về cây xuyến chi
- Có nên dùng cây xuyến chi thường xuyên để uống thay nước?
Không nên. Dù cây có tính mát nhưng uống quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu hóa, đặc biệt với người có cơ địa hàn hoặc hệ tiêu hóa yếu.
- Trẻ em có thể dùng cây xuyến chi chữa ho không?
Có thể, nhưng nên dùng với liều lượng nhỏ và dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Ưu tiên sử dụng dạng xông hoặc ngậm thay vì uống trực tiếp.
- Cây xuyến chi có độc không?
Cây xuyến chi lành tính, không độc. Tuy nhiên cần đảm bảo thu hái ở nơi sạch sẽ, tránh khu vực có thuốc trừ sâu hoặc nước bẩn.
Dù chỉ là một loài hoa dại mọc ven đường nhưng nếu biết cách khai thác, cây xuyến chi có thể trở thành “thảo dược” quý trong đời sống hàng ngày. Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp rõ câu hỏi cây xuyến chi chữa được những bệnh gì, đồng thời biết cách sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
Xem thêm: