Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu là xu hướng khởi nghiệp được ưa chuộng tại Việt Nam. Với ưu điểm mô hình có sẵn, thương hiệu đã được nhận diện và hệ thống vận hành chuyên nghiệp, nhà đầu tư có thể tiết kiệm thời gian, rút ngắn giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên muốn kinh doanh nhượng quyền hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần làm là chọn đúng thương hiệu uy tín để khởi nghiệp.
Bài viết này sẽ giúp bạn điểm danh các thương hiệu nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam có độ phủ rộng, ổn định và tiềm năng sinh lời cao.
Highland Coffee - Thương hiệu Việt chiếm thị phần lớn nhất
Highland Coffee được xem là thương hiệu nhượng quyền F&B thành công nhất tại Việt Nam với hơn 700 chi nhánh trên cả nước và chiếm tới 86,32% thị phần doanh thu. Thông tin về nhượng quyền của Highland Coffee cụ thể như sau:
- Chi phí nhượng quyền: 3,5 – 5 tỷ đồng
- Yêu cầu mặt bằng: Diện tích ≥ 150m2, vị trí trung tâm
- Thời gian hoàn vốn: 3 – 4 năm
Với sự linh hoạt trong quy mô đầu tư và sự hỗ trợ tư vấn chuyên sâu từ thương hiệu, Highland Coffee là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn đầu tư bài bản, lâu dài.

Highland Coffee chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt (Ảnh: Maison Office)
Circle K – Mô hình cửa hàng tiện lợi dẫn đầu thị trường
Circle K là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế đầu tiên nhượng quyền tại Việt Nam và hiện chiếm hơn 48% thị phần ngành bán lẻ tiện lợi. Thông tin nhượng quyền của Circle K như sau:
- Chi phí nhượng quyền: Khoảng 618 triệu đồng
- Yêu cầu mặt bằng: Tối thiểu 50m² tại khu dân cư/trường học
- Thời gian hoàn vốn: 5 – 7 năm
Circle K nổi bật với chiến lược kinh doanh O2O (Online to Offline) nhằm tối ưu trải nghiệm mua sắm tiện lợi cho người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ hỗ trợ đại lý tiếp cận và thu hút khách hàng mới một cách dễ dàng.

Circle K nổi bật trong hệ thống cửa hàng tiện lợi (Ảnh: Vietrf)
Gà rán KFC – Thương hiệu gà rán lâu đời
KFC là chuỗi đồ ăn nhanh có mặt sớm nhất tại Việt Nam. Gà rán KFC không chỉ nổi tiếng về chất lượng món ăn mà còn được xem là đối tác nhượng quyền đáng tin cậy nhờ mô hình quản lý bài bản và doanh thu ổn định. Thông tin về nhượng quyền của Gà rán KFC như sau:
- Chi phí nhượng quyền: 1 – 2 tỷ đồng
- Yêu cầu mặt bằng: Diện tích ≥ 150m²
- Thời gian hoàn vốn: 4 – 5 năm
Mỗi cửa hàng KFC đều được hỗ trợ truyền thông bài bản, cập nhật công thức và đưa ra quy chuẩn phục vụ thống nhất. Nhờ vậy, cửa hàng sẽ giữ được chất lượng đồng đều, duy trì lượng khách ổn định và dễ mở rộng quy mô.

KFC sở hữu mô hình quản lý chặt chẽ (Ảnh: CSKH)
Dookki – Mô hình buffet Hàn Quốc hấp dẫn giới trẻ
Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2018, Dookki đã phát triển nhanh chóng với hơn 40 chi nhánh, nhờ mô hình buffet lẩu Tokbokki giá mềm và thực đơn đặc trưng mang hương vị Hàn Quốc. Thông tin về nhượng quyền của Dookki cụ thể như sau:
- Chi phí nhượng quyền: Chưa công bố
- Ưu điểm: Hỗ trợ đào tạo, thiết kế nội thất, chuyển giao công nghệ
Dookki phù hợp với những nhà đầu tư trẻ muốn kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực Hàn Quốc. Mô hình này dễ thu hút khách, đặc biệt là giới trẻ nhưng cũng đòi hỏi mặt bằng rộng và quản lý nhân sự chặt để đảm bảo chất lượng đồng đều.

Dookki là mô hình buffet rất thu hút giới trẻ (Ảnh: MIA)
Mixue – Trào lưu trà sữa, kem phủ sóng mạnh mẽ
Chỉ trong năm 2023, Mixue mở hơn 600 cửa hàng tại Việt Nam. Qua đó, Mixue trở thành một trong những thương hiệu nhượng quyền tăng trưởng nhanh nhất. Thông tin về nhượng quyền của Mixue cụ thể như sau:
- Chi phí nhượng quyền: 1 – 2 tỷ đồng
- Yêu cầu mặt bằng: Diện tích từ 150m²
- Thời gian hoàn vốn: 1 – 2 năm
Mixue hấp dẫn nhờ mức giá rẻ, thương hiệu trẻ trung và hệ thống marketing đồng bộ do có “công ty mẹ” hỗ trợ. Mô hình này dễ thu hút khách ở khu vực đông dân, nhất là học sinh sinh viên. Tuy nhiên, bạn cần chọn mặt bằng phù hợp và quản lý vận hành tốt để tránh lỗ vì giá bán thấp.

Mixue nhanh chóng phủ sóng khắp thị trường Việt (Ảnh: Guidebold)
Pizza 4P’s – Mô hình cao cấp, khách hàng trung thành
Không quảng bá rầm rộ nhưng Pizza 4P’s lại có lượng khách hàng trung thành lớn nhờ chất lượng sản phẩm và trải nghiệm phục vụ. Thông tin về nhượng quyền của Pizza 4P’ như sau:
- Chi phí nhượng quyền: Không công bố
- Yêu cầu mặt bằng: 150m² tại mặt phố
- Thời gian hoàn vốn: 1 – 2 năm
Đây là thương hiệu phù hợp cho nhà đầu tư muốn nhượng quyền mô hình F&B cao cấp, hướng tới nhóm khách hàng trung lưu hay các gia đình. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi mặt bằng đẹp, tiêu chuẩn vận hành khắt khe và vốn đầu tư lớn so với mặt bằng chung.

Pizza 4P’s là thương hiệu nhượng quyền cao cấp (Ảnh: Dcorp Vietnam)
King BBQ – Đồ nướng Hàn Quốc với chiến lược bài bản
Với hơn 60 chi nhánh toàn quốc, King BBQ thuộc tập đoàn GoldSun Food là thương hiệu đồ nướng nổi bật trong ngành F&B. Thông tin về nhượng quyền của King BBQ như sau:
- Chi phí nhượng quyền: 500 triệu – 1 tỷ đồng
- Mặt bằng yêu cầu: 100m² tại trung tâm thương mại
- Hoàn vốn: 4 – 5 năm
King BBQ có lợi thế nhờ thuộc hệ sinh thái ẩm thực lớn tại Việt Nam và thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho từng chi nhánh. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo mặt bằng rộng rãi, vị trí đông khách để mô hình buffet nướng hoạt động hiệu quả, tránh lỗ vốn.

King BBQ sở hữu hệ sinh thái ẩm thực lớn (Ảnh: Aeon Mall Long Biên)
Konni39 – Siêu thị mini hàng Nhật tăng trưởng nhanh
Chuyên cung cấp hàng tiêu dùng Nhật chính hãng, Konni39 đã mở hơn 160 cửa hàng trên toàn quốc. Thông tin về nhượng quyền của Konni39 như sau:
- Chi phí nhượng quyền: Từ 60 triệu đồng
- Mặt bằng: Không yêu cầu diện tích cố định
- Hoàn vốn: 2 – 4 năm
Với mức đầu tư thấp và nguồn hàng ổn định, Konni39 phù hợp cho những ai muốn khởi nghiệp nhẹ nhàng, ít rủi ro.

Konni39 là siêu thị hàng Nhật khá nổi tiếng (Ảnh: Konni39)
FAQ – Câu hỏi thường gặp về các thương hiệu nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam
-
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà người được nhượng quyền được phép sử dụng thương hiệu, quy trình, mô hình kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ của bên nhượng quyền để mở cửa hàng và vận hành theo tiêu chuẩn nhất định.
-
Có cần kinh nghiệm trước khi đầu tư nhượng quyền không?
Không bắt buộc. Tùy vào thương hiệu, một số đơn vị như KFC, Dookki hay Mixue sẽ hỗ trợ đào tạo và chuyển giao toàn bộ quy trình để người mới bắt đầu vẫn có thể vận hành tốt.
-
Chi phí nhượng quyền có cố định không?
Không. Mỗi thương hiệu có mức phí khác nhau, có thể bao gồm phí nhượng quyền ban đầu, phí duy trì, chi phí đầu tư ban đầu (xây dựng, máy móc, nguyên liệu...) và chi phí vận hành định kỳ.
Các thương hiệu nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam đều mang đến cơ hội kinh doanh rõ ràng, vận hành đồng bộ và mô hình đã kiểm chứng. Tuy nhiên, lựa chọn thương hiệu cần dựa vào ngân sách, vị trí, năng lực quản lý và tệp khách hàng bạn hướng tới. Khi đầu tư đúng hướng, hình thức nhượng quyền không chỉ giúp bạn rút ngắn con đường khởi nghiệp mà còn tối ưu hóa lợi nhuận trong dài hạn.
Xem thêm:
Kem đánh răng Colgate sản xuất ở đâu? Toàn cảnh từ thương hiệu đến nhà máy