Mở đại lý sữa là phương thức kinh doanh kiếm lời tốt và ổn định. Nếu bạn muốn mở đại lý sữa, hãy cùng VinShop tìm hiểu kinh nghiệm mở cửa hàng sữa hữu ích & các chi phí cần biết qua bài viết sau nhé.
1. Giải đáp: Mở đại lý sữa có lợi không?
Mở đại lý sữa có lời không? Lợi nhuận trên mỗi hộp sữa không cao, chỉ dao động từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng. Tuy nhiên, số lượng bán ra của mặt hàng này lại không hề ít, có thể lấy số lượng để bù vào lợi nhuận. Vì đây là mặt hàng thiết yếu, mỗi tháng phụ huynh phải mua vài lần, thậm chí đổi nhiều loại khác nhau nếu con uống không hợp.
Bạn cần nhập hàng từ nhà sản xuất hay nhà phân phối sữa có mức chiết khấu cao, giá rẻ để có lời trên từng sản phẩm. Bên cạnh đó, một số nhãn hàng cũng bằng lòng chi trả thêm hoa hồng để trưng bày các sản phẩm mới, sản phẩm chủ lực của họ tại vị trí đắc địa trong cửa hàng.
Ngoài ra, tâm lý phụ huynh khi chọn sữa mà thấy cửa hàng có bày bán các loại tã bỉm, đồ chơi, bình sữa… thì muốn tiện thể mua cho con luôn. Hãy nắm bắt tâm lý này để nhập hàng về bán thêm. Nếu kinh doanh khéo léo và có tính toán, bạn vẫn có thể thu được lợi nhuận lớn khi mở đại lý sữa.
2. Điều kiện mở đại lý sữa
Theo quy định trong Luật an toàn thực phẩm, khi mở đại lý phân phối sữa, tùy vào chủng loại mà bạn sẽ phải lấy giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cụ thể như sau:
- Sản phẩm sữa kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Cơ quan cấp và quản lý giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt
- Không cần giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt
- Phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bộ Công Thương quản lý và cấp
- Sữa bổ sung vi chất dinh dưỡng, sữa công thức
- Phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bộ Y tế quản lý và cấp
3. Các khoản chi phí khi mở đại lý sữa
Làm đại lý sữa cần bao nhiêu vốn? Để buôn bán vừa và nhỏ, số vốn mở đại lý sữa tối thiểu ban đầu thường rơi vào khoảng 200 - 500 triệu đồng. Nếu mở đại lý sữa lớn, đại lý cấp 1 thì ít nhất cần bỏ ra số vốn khoảng 1 tỷ.
Nếu vốn ít, kinh doanh đại lý sữa nhỏ, bạn có thể nhập 2 - 4 hộp/mỗi dòng sữa. Sau 1 khoảng thời gian, bạn sẽ nắm được lượng tiêu thụ của mỗi loại sữa, từ đó cân đối phương thức nhập hàng ở các lần tiếp theo cho phù hợp.
Vốn mở cửa hàng sữa bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng: dao động từ 10 - 50 triệu/tháng, tùy khu vực. Bạn cần tính trước khoản tiền cọc khoảng 3 - 6 tháng nữa.
- Quầy thanh toán, kệ trưng bày: khoảng 10 - 20 triệu.
- Phần mềm quản lý bán hàng, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, máy POS cà thẻ thanh toán…: khoảng 5 - 7 triệu.
- Chi phí cơ sở vật chất cho cửa hàng: đèn điện, quạt, tủ mát, tủ đông…
- Tiền điện, nước, internet, rác…
- Chi phí làm giấy phép kinh doanh: thông thường mất khoảng vài trăm, nếu thuê luật sư làm thì từ 2 - 5 triệu.
- Chi phí nhập hàng: từ 100 triệu trở lên, tùy số lượng và nhãn hiệu.
- Vốn lưu động: khoảng 30 triệu để đề phòng các khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Thuế: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội cho nhân viên, thuế thu nhập không thường xuyên cho những hợp đồng nhân công ngoài…
- Chi phí làm bảng hiệu, biển quảng cáo, tổ chức các hoạt động marketing cho cửa hàng…
4. Thủ tục mở đại lý sữa
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu).
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
- Với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập, cần có biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên UBND quận, huyện đặt địa điểm kinh doanh
Bước 3: Chờ lấy giấy phép đăng ký kinh doanh
Trong vòng 5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ (nộp đủ lệ phí, tên hộ kinh doanh phù hợp quy định, ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm) thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản về nội dung cần sửa đổi.
Bước 4: Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:
- Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu).
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Thuyết minh trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm và chủ cửa hàng về an toàn thực phẩm.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm và chủ cửa hàng.
5. Kinh nghiệm mở đại lý sữa
Nhập sữa từ nguồn nào?
Nguồn nhập hàng là vấn đề quan trọng cần nói tới khi chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa.
Có 2 nguồn nhập hàng chính là từ nhà sản xuất và nhà phân phối. Thường thì nếu bạn mới buôn bán, vốn ít, quy mô nhỏ thì sẽ nhập hàng từ nhà phân phối. Nếu vốn nhiều, quy mô buôn bán lớn thì sẽ nhập trực tiếp từ nhà sản xuất. Mỗi nguồn nhập hàng đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng, cụ thể như sau:
| Nhập hàng từ nhà sản xuất, công ty | Nhập hàng từ nhà phân phối, đại lý cấp 1 |
Chất lượng hàng hóa | Có thể hoàn toàn yên tâm, không sợ bị trộn lẫn hàng nhái, hàng kém chất lượng | Nguồn hàng ở đây thường khó kiểm soát hơn, cần cân nhắc kỹ về uy tín của nhà phân phối |
Chỉ tiêu nhập hàng, doanh số | Cần đáp ứng đủ chỉ tiêu | Không bị hạn chế bởi chỉ tiêu |
Thời gian trả thưởng, chiết khấu | Cuối tháng | Chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng |
Mức chiết khấu | Cao | Thấp hơn |
Độ phong phú của nguồn hàng | Kém phong phú | Rất đa dạng về thương hiệu, chủng loại |
Hỗ trợ cơ sở vật chất | Thường được hỗ trợ mái hiên, bảng hiệu, quầy kệ, tủ lạnh, tủ đông… | Không được hỗ trợ |
Có 2 nguồn nhập hàng chính là từ nhà sản xuất và nhà phân phối
Nên bán loại sữa nào?
Bạn nên bán các loại sữa phổ biến, được nhiều người ưa chuộng như sữa Meiji, Enfagrow A+, Friso Gold, Dielac của Vinamilk, Abbott, Aptamil, Physiolac của Pháp, Nan của Nestle, Morinaga của Nhật Bản… Các loại sữa này đều đến từ những thương hiệu uy tín, được kiểm định an toàn với sức khỏe trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, lựa chọn loại sữa có chiết khấu cao để bán cũng là 1 yếu tố quan trọng. Cách mở đại lý sữa tốt nhất là chọn loại sữa vừa bán chạy vừa chiết khấu cao thì bạn sẽ thu được lời nhiều.
Bạn nên nhập đa dạng dòng sữa, không nên tập trung ở 1 phân khúc nhất định. Đồng ý với câu tiền nào của đó, dưỡng chất của các loại sữa đắt tiền sẽ nhiều hơn các loại sữa bình dân. Nhưng không phải bé nào cũng hợp với loại sữa đắt. Có khi uống sữa bình dân, bé lại ngon miệng, hấp thu tốt hơn, phát triển hơn.
Nên bán kết hợp các sản phẩm mẹ & bé
Nếu bạn kết hợp bán các sản phẩm mẹ & bé thì doanh số sẽ được nâng cao do tâm lý người mua thường thích mua chung các mặt hàng cần thiết ở 1 chỗ, không mất công đi lại.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, bán kết hợp nhiều thứ sẽ khiến cửa hàng của bạn trông như cửa hàng tạp hóa, tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp, thiếu tin cậy. Bạn có thể khắc phục bằng cách chỉ bán 1 số lượng nhỏ các mặt hàng khác có liên quan như váng sữa, phô mai, sữa chua, sữa tươi…
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã đúc kết được những kinh nghiệm mở đại lý sữa hữu ích. Đừng quên, tải ứng dụng VinShop để nhập các loại sữa chính hãng từ nhà sản xuất với giá cực ưu đãi nhé.
>>> Các đại lý nước Viva uy tín <<< |