Có thể nói, nước mắm là sản phẩm kinh doanh mang lại nguồn thu tương đối ổn bởi nhu cầu là vô hạn và độ cạnh tranh không quá cao. Vậy làm thế nào để mở đại lý nước mắm một cách hiệu quả nhất? Trong bài viết này, VinShop sẽ chia sẻ với bạn về bí quyết mở đại lý nước mắm mang lại nguồn thu tốt nhất.
1. Cách trở thành đại lý nước mắm
1.1. Chuẩn bị vốn
Để trở thành đại lý nước mắm, bạn cần chú ý đến lượng vốn kinh doanh. Lượng vốn này sẽ bao gồm chi phí nhập hàng, mở đại lý và duy trì hoạt động của đại lý.
Về chi phí nhập hàng, sẽ không có quá nhiều sự chênh lệch về chi phí giữa các nhà cung cấp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến số lượng hàng nhập ở mức hợp lý để cân đối chi phí ban đầu.
Theo đó, quy trình nhập hàng và thử nghiệm làm đại lý nước mắm sẽ được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khảo sát thị trường, bạn nên nhập thử đa dạng mẫu nước mắm để xem xét nhu cầu và sự đón nhận của thị trường.
- Giai đoạn 2: Lựa chọn mẫu nước mắm được yêu thích và bán chạy nhất để kinh doanh “chủ lực”.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn tối ưu nguồn hàng, số lượng và kinh phí.
Vốn để mở đại lý nước mắm sẽ khoảng 2-3 tấn hàng tương đương với xấp xỉ 20 triệu đồng trong giai đoạn 1 và 2. Qua giai đoạn này, bạn có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của đại lý và đưa ra kế hoạch nhập hàng hợp lý hơn, giúp đảm bảo doanh thu cửa hàng luôn tốt nhất.
Ngoài chuẩn bị vốn nhập hàng, bạn cần chú ý các chi phí cố định như: chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện nước, chi phí dịch vụ liên quan… Ngoài ra, bạn nên có vốn dự phòng để đảm bảo cửa hàng hoạt động tốt khi chưa có nhiều doanh thu trong thời gian đầu.
1.2. Chuẩn bị thủ tục pháp lý và bán hàng
Bước 1: Xin giấy phép kinh doanh
Để mở đại lý nước mắm, chủ kinh doanh đại lý cần thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ theo quy định của pháp luật như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ gia đình.
- Bản sao CMT/ CCCD/ Hộ chiếu của chủ đại lý kinh doanh nước mắm hoặc các thành viên cùng góp vốn.
- Biên bản cuộc họp về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với các cửa hàng đại lý nước mắm được thành lập bởi nhóm cá nhân thành lập.
Ngoài ra, đối với đăng ký mở đại lý nước mắm, chủ kinh doanh còn cần đảm bảo các thông tin:
- Họ tên chủ hộ kinh doanh, mở đại lý nước mắm.
- Địa chỉ chính xác mở đại lý nước mắm.
- Ngành/ nghề kinh doanh.
- Số vốn mở đại lý kinh doanh nước mắm.
Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày cấp, địa chỉ cư trú, chữ ký của các cá nhân tham gia mở đại lý kinh doanh nước mắm.
Bước 2: Ký hợp đồng với đơn vị sản xuất nước mắm
Nguồn hàng để mở đại lý nước mắm đến từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Vì vậy, bạn nên ưu tiên lựa chọn các đơn vị có chính sách hỗ trợ đại lý tốt. Dĩ nhiên, yếu tố chất lượng vẫn luôn cần đặt lên hàng đầu.
Lựa chọn đơn vị sản xuất nước mắm hoặc nhà phân phối uy tín cũng giúp đại lý của bạn được hướng dẫn và hỗ trợ tư vấn chi tiết. Bạn nên chú ý về các loại giấy tờ làm đại lý và giấy tờ chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Bước 3: Nhận sản phẩm, sắp xếp và bố trí
Việc mở một đại lý đòi hỏi mặt bằng kinh doanh, trưng bày sản phẩm tương đối rộng, đảm bảo khả năng chứa số lượng nước mắm lớn. Sau đó, bạn cần chú ý sắp xếp các thùng nước mắm gọn gàng, theo loại sản phẩm. Ưu tiên sắp xếp những loại nước mắm được ưa chuộng ở nơi thoáng đãng, dễ nhìn.
Khi kinh doanh đại lý nước mắm, bạn có thể cần chuẩn bị xe đẩy để dùng cho các trường hợp bán cho nhà bán lẻ với số lượng lớn, giúp tiết kiệm sức lực.
Bước 4: Khai trương, bán sản phẩm
Bạn cần chú ý lên kế hoạch khai trương để thu hút người mua hàng và giúp đại lý nước mắm của bạn được biết đến nhiều hơn. Để đạt được điều này, bạn nên treo băng rôn, khẩu hiệu kèm theo các chương trình khuyến mãi khi khai trương.
2. Kinh nghiệm làm đại lý nước mắm
2.1. Khảo sát thị trường
Mở đại lý nước mắm là loại hình kinh doanh không quá khắt khe trong việc đánh giá thị trường bởi nhu cầu là rất lớn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường sẽ được dùng để đánh giá nhu cầu của người dân về các sản phẩm liên quan.
Đặc biệt, bạn cũng có thể biết được thói quen mua hàng, loại nước mắm thường dùng và khả năng tiêu dùng để lựa chọn những thương hiệu phù hợp. Đây là cơ sở để đại lý nước mắm của bạn đảm bảo được nguồn thu ổn định cho mình.
2.2. Chọn hãng nước mắm
Đối với quá trình mở, nguồn hàng sẽ từ nhà phân phối, nhà sản xuất. Do đó, bạn có thể lựa chọn trực tiếp những thương hiệu nước mắm uy tín và có chính sách tốt. Một nhà cung cấp uy tín sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm, nguồn hàng ổn định và giá tốt để đảm bảo hoạt động kinh doanh.
2.3. Tận dụng các kênh bán hàng
Ngoài bán trực tiếp tại đại lý nước mắm, bạn có thể tận dụng các kênh bán hàng online như Facebook, Zalo, Website… để tăng sự thu hút từ khách hàng.
3. Giải đáp: Nên làm đại lý nước mắm cấp 1, cấp 2 hay bán lẻ?
Đại lý cấp 1 đòi hỏi yêu cầu về nguồn vốn, mặt bằng và lượng khách hàng lớn. Những yêu cầu này sẽ giảm theo các cấp. Do đó, bạn nên căn cứ vào mức vốn và ý định kinh doanh để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Nếu mới bắt đầu kinh doanh và chưa hiểu nhiều về thị trường, bạn nên lựa chọn hình thức bán lẻ kết hợp với bán các sản phẩm khác (mở tiệm tạp hóa) để thu hút khách hàng. Nếu ở khu vực đông dân cư, có mặt bằng phù hợp, bạn có thể trở thành đại lý kinh doanh nước mắm quy mô lớn hơn.
Trên đây là những yếu tố quan trọng về mở đại lý nước mắm mà chủ kinh doanh có thể tham khảo. VinShop hy vọng rằng, những chia sẻ trên có thể giúp chủ kinh doanh chuẩn bị hành trang kinh doanh vững chắc nhất. Đừng quên tải app VinShop để nhập nước mắm với giá ưu đãi nhé.
>>> Kinh nghiệm làm đại lý nước giặt <<< |